Nội dung của chƣơng gồm 3 bài
- Bài 1: Từ thông. Cảm ừng điên từ. (dạy trong 2 tiết)
- Bài 3: Tự cảm. (dạy 1 tiết)
Dựa trên cơ sở là những kiến thức tƣơng ứng đã học ở chƣơng trình lớp 9, SGK đem lại sự nghiên cứu chuyên sâu hơn về hiện tƣợng cảm ứng điện từ và các định luật liên quan đến hiện tƣợng này. Có thể nói sự biến thiên từ thông nhƣ một nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín nhƣng đúng hơn chỉ nên coi sự biến thiên từ thông là dấu hiệu chứng tỏ có sự xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch. HS không chỉ biết dòng điện cảm ứng có chiều thay đổi mà HS còn biết sự thay đổi chiều này phụ thuộc vào sự biến thiên (tăng hay giảm) của từ thông qua mạch và định luật Len xơ giúp phát hiện chiều dòng điện cảm ứng. Do HS đã biết mỗi khi trong một mạch kín có dòng điện thì phải có suất điện động sinh ra dòng điện ấy nên có thể suy luận dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín phải đƣợc gây ra bởi suất điện động gọi là suất điện động cảm ứng. Suất điện động cảm ứng tỉ lệ với độ biến thiên từ thông. Khi từ thông qua tiết diện S của mạch điện kín biến thiên thì trong cuộn dây xuất hiện một dòng điện cảm ứng. Nhƣ vậy suất điện động xuất hiện trong mạch kín có tác dụng nhƣ một nguồn điện. Nếu mạch kín thì trong mạch sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng. Nếu mạch hở thì ở hai đầu cuộn dây sẽ xuất hiện hiệu điện thế giống nhƣ hai cực của một quả pin.
Một ứng dụng đơn giản và liên quan đến thực tế mà HS có thể giải thích trong thực tế mà SGK đƣa ra là dòng Fu-cô. Ngoài ra còn có những ứng dụng quan trọng của hiện tƣợng cảm ứng điện từ là máy phát điện và máy biến thế sẽ đƣợc khảo sát ở chƣơng trình lớp 12 .
Qua hiện tƣợng tự cảm HS đƣợc làm quen khái niệm độ tự cảm là một đại lƣợng đặc trƣng cho các dòng điện biến thiên. Độ tự cảm của một đoạn mạch điện phụ thuộc vào dạng hình học của mạch.