Các bƣớc dạy học theo nhóm

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động học tập theo nhóm chương cảm ứng điện từ (vật lí 11) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 26 - 32)

1) Nhập đề và giao nhiệm vụ

Giai đoạn này đƣợc thực hiện trong toàn lớp, bao gồm những hoạt động chính sau:

Giới thiệu chủ đề chung của giờ học: thông thƣờng GV thực hiện việc giới thiệu chủ đề, nhiệm vụ chung cũng nhƣ những chỉ dẫn cần thiết, thông qua tình huống có vấn đề, thuyết trình, đàm thoại hay làm mẫu. Đôi khi việc này cũng đƣợc giao cho HS trình bày với điều kiện là đã có sự thống nhất và chuẩn bị từ trƣớc cùng GV.

Xác định nhiệm vụ của các nhóm: xác định và giải thích nhiệm vụ cụ thể của các nhóm, xác định rõ những mục tiêu cụ thể cần đạt đuợc. Thông thƣờng, nhiệm vụ của các nhóm là giống nhau, nhƣng cũng có thể khác nhau.

Thành lập các nhóm làm việc: có rất nhiều phƣơng án thành lập nhóm khác nhau. Tuỳ theo mục tiêu dạy học để quyết định cách thành lập nhóm.

2) Làm việc nhóm

Trong giai đoạn này các nhóm tự lực thực hiện nhiệm vụ đuợc giao đƣợc nêu trong phiếu học tập, trong đó có những hoạt động chính là:

Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm: cần sắp xếp bàn ghế phù hợp với công việc nhóm, sao cho các thành viên có thể đối diện nhau để thảo luận. Cần làm nhanh để không tốn thời gian và giữ trật tự.

Lập kế hoạch làm việc: - Chuẩn bị tài liệu học tập; - Đọc sơ qua tài liệu ;

- Làm rõ xem tất cả mọi ngƣời có hiểu các yêu cầu của nhiệm vụ hay không ; - Phân công công việc trong nhóm ;

- Lập kế hoạch thời gian.

Thoả thuận về quy tắc làm việc:

- Mỗi thành viên đều có phần nhiệm vụ của mình; - Từng ngƣời ghi lại kết quả làm việc;

- Mỗi ngƣời ngƣời lắng nghe những ngƣời khác; - Không ai đƣợc ngắt lời ngƣời khác.

Tiến hành giải quyết nhiệm vụ: - Đọc kỹ tài liệu;

- Cá nhân thực hiện công việc đã phân công;

- Thảo luận trong nhóm về việc giải quyết nhiệm vụ; - Sắp xếp kết quả công việc.

Chuẩn bị báo cáo kết quả trƣớc lớp:

- Phân công các nhiệm vụ trình bày trong nhóm; - Làm các hình ảnh minh họa;

- Quy định tiến trình bài trình bày của nhóm.

3) Trình bày và đánh giá kết quả

Đại diện các nhóm trình bày kết quả trƣớc toàn lớp: thông thƣờng trình bày miệng hoặc trình miệng với báo cáo viết kèm theo. Có thể trình bày có minh hoạ thông qua biểu diễn hoặc trình bày mẫu kết quả làm việc nhóm.

Kết quả trình bày của các nhóm đƣợc đánh giá và rút ra những kết luận cho việc học tập tiếp theo.

1.3.5.Vai trò của GV và HS trong dạy học nhóm

1.3.5.1. Vai trò của giáo viên

Trong quá trình dạy học hiện nay, đặc biệt trong điều kiện dạy học theo nhóm, ngƣời giáo viên đóng vai trò ngƣời cố vấn, ngƣời cổ vũ, động viên hoạt động của nhóm, ngƣời hƣớng dẫn các nhóm học tập làm việc theo các qui tắc dân chủ, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau. Hoạt động của ngƣời giáo viên làm sao tạo cho học sinh có những cơ hội lĩnh hội tài liệu học tập, mở mang trí tuệ cho nhau, rèn luyện kỹ năng làm việc cùng nhau. Do đó ngƣời giáo viên phải thực hiện kế hoạch giảng dạy khác với hình thức dạy học toàn lớp. Trong dạy học theo nhóm, vai trò của giáo viên có một số thay đổi cơ bản nhƣ sau :

- Chuẩn bị bài dạy: Để tổ chức dạy học theo nhóm, giáo viên cần lập kế hoạch bài học một cách kỹ càng, chu đáo nhƣ sau:

+ Cách chia nhóm, chọn kiểu nhóm, số lƣợng thành viên nhóm.

+ Nhiệm vụ của các nhóm sẽ nhƣ thế nào? Các nhóm giải quyết cùng nhiệm vụ hay mỗi nhóm một nhiệm vụ khác nhau, hay một số nhóm làm cùng một nhiệm vụ, còn một số nhóm khác thì nhiệm vụ khác nhau.

+ Thời gian cho nhóm hoạt động : một tiết, một tuần hay một tháng. + Thời gian cho nhóm trình bày : 10 phút, 30 phút hay 1 tiết.

+ Khả năng giải quyết nhiệm vụ của nhóm : nhiệm vụ phải vừa tầm với nhóm, dễ mà không dễ để nhóm không nản khi thấy nhiệm vụ quá khó, điều này sẽ dẫn đến việc nhiệm vụ học tập sẽ không hoàn thành.

+ Các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết các tình huống đó. + Chuẩn bị các câu hỏi dẫn dắt tình huống dẫn HS làm việc theo nhóm. + Chuẩn bị chu đáo đồ dùng và thiết bị dạy học.

- Chuẩn bị trƣớc khi lên lớp:

+ Xác định cụ thể mục tiêu.

+ Đọc kỹ tài liệu, am hiểu chủ đề, nhiệm vụ học tập giao cho HS. + Lập kế hoạch hoạt động của thầy và trò.

+ Thiết kế các bài tập, các vấn đề, các tình huống cho học sinh giải quyết.

- Nhiệm vụ của HS và sự chỉ dẫn của GV cho HS đƣợc thể hiện qua

phiếu học tập.

- Làm việc chung :

+ Phân chia nhóm.

+ Giao nhiệm vụ học tập cho nhóm.

+ Cung cấp cho học sinh các tài liệu thông tin cần thiết. + Không nên đƣa ra quá nhiều vấn đề.

+ Tạo ra bầu không khí học tập thoải mái, thân thiện, cởi mở. Ví dụ: Khuyến khích sự chia sẽ ý kiến qua việc sử dụng các câu hỏi:

+ Chúng ta thử làm theo cách này xem sao. + Có lẽ chúng ta nên...

+ Tôi chƣa hiểu rõ vấn đề này, các bạn có thể giải thích đƣợc không? + Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này?

- Tạo sự phụ thuộc giữa các thành viên trong nhóm: Giáo viên nên giao nhiệm vụ chung cho cả nhóm và kết quảđạt đƣợc là của cả nhóm và bất kỳ thành viên nào cũng có thể bị chỉđịnh lên trình bày về nhiệm vụ học tập đã giao.

- Khi nhóm hoạt động: Trong quá trình học sinh làm việc theo nhóm, GV có một số vai trò sau:

+ Bên cạnh sử chỉ đạo qua phiếu học tập, GV còn quan sát, theo dõi và kịp thời giúp đỡ các nhóm giải quyết vấn đề, trực tiếp giải thích thắc mắc của mỗi nhóm. Không nên tiết kiệm giải thích những lỗ hổng kiến thức của HS nhƣng cũng không nên vội trả lời câu hỏi của học sinh mà giáo viên hãy khéo léo chuyển sang cho các thành viên khác của lớp. Điều này sẽ giúp các em có cơ hội thảo luận, giải thích cũng nhƣ lấy lại mặt bằng kiến thức đó.

+ Cần đi đến các nhóm để theo dõi hoạt động nhằm phát hiện ra các nhóm làm việc không hiệu quả để kịp thời uốn nắn và điều chỉnh.

+ Gợi mở, khen ngợi, động viên khuyến khích nhằm tạo không khí phấn khởi, giúp học sinh tự tin trong học tập.

+ Phát hiện và khắc phục tình trạng một số học sinh yếu thụđộng và học sinh giỏi thì quá năng động, làm chủ nhóm.

+ Tiếp nhận thông tin phản hồi: Có điều này, giáo viên sẽ kịp thời uốn nắn, bổ sung kiến thức cho học sinh.

+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, trò và trò, trong môi trƣờng học tập an toàn.

- Khi nhóm trình bày nhiệm vụ đƣợc giao: Sau khi thảo luận, làm

việc trong nhóm, các nhóm đã hoàn thành, giải quyết phần nào nhiệm vụ đƣợc giao. GV nên:

+ Tạo điều kiện cho các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm, những việc gì nhóm đã làm đƣợc và những thắc mắc mà nhóm còn kẹt lại.

+ Điều khiển các nhóm cùng trao đổi, giải thích, giúp đỡ nhau.

+ Phát hiện ra những sai lầm thƣờng mắc phải ở các thành viên trong nhóm, cho các học sinh thảo luận, để rút ra kinh nghiệm.

+ Hƣớng dẫn học sinh cách thu lƣợm thông tin, sửa chữa, hoàn thiện nhiệm vụ của mình.

- Khi học sinh trình bày kết quả vai trò của giáo viên là:

+ Yêu cầu bất kỳ thành viên trong nhóm trình bày, cách này buộc tất cả các học sinh từđầu phải tham gia giải quyết vấn đề.

+ Gợi ý, điều khiển, hƣớng dẫn các nhóm ra câu hỏi, thắc mắc về vấn đềđang đƣợc trình bày.

+ Nhận xét và rút ra kết luận cuối cùng. + Đánh giá thành tích của nhóm.

Tóm lại, dạy học theo hình thức nhóm đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo trong việc xây dựng bài tập thảo luận, linh hoạt trong việc tổ chức thảo luận. Thiếu những phẩm chất này, việc dạy học theo hình thức nhóm sẽ khó thực hiện.

1.3.5.2. Vai trò của học sinh

Trong hình thức hoạt động nhóm, có thể nói vai trò của học sinh là chính trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. Học sinh đóng vai trò trung tâm, chủđộng tìm hiểu và xử lý thông tin nhằm hoàn thành nhiệm vụđƣợc giao. Ngoài ra học sinh có thểđiều khiển hoạt động học tập của mình theo ý mình, sắp xếp công việc theo ý mình (có thể là chịu sựđiều chỉnh của giáo viên). Do đó, học sinh có một số vai trò nhƣ sau:

- Đối với thành viên của nhóm:

+ Thu thập tài liệu, thông tin về nhiệm vụ học tập đƣợc giao. + Suy nghĩ độc lập, làm việc tự giác.

+ Vui vẻ thảo luận với các bạn trong nhóm. + Thấy đƣợc trách nhiệm của bản thân.

+ Biết phối hợp hoạt động phân chia công việc một cách hợp lý. + Khách quan và công bằng trong đánh giá.

+ Phê bình thẳng thắng, xây dựng, lắng nghe trình bày và ghi chép ý hay. + Chú ý phần tổng kết của giáo viên.

+ Rèn luyện các kỹ năng: thu thập, xử lý thông tin, phân tích, tổng hợp.

- Là thành viên đóng vai trò trình bày kết quả nhiệm vụ học tập thì phải

có một số kỹ năng nhƣ lập luận, thuyết trình, nói to rõ, chậm, bám sát chủ đề.

- Là thành viên đóng vai trò là trƣởng nhóm thì:

+ Làm rõ các đề nghị, ý kiến. + Duy trì thảo luận vào trọng tâm.

+ Khuyến khích sự bộc lộ tự do và có ý nghĩa. + Giúp nhau giải quyết mâu thuẫn.

+ Giúp nhóm lấy quyết định.

+ Có 1 số kỹ năng nhƣ: giao tiếp với các thành viên trong nhóm.

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động học tập theo nhóm chương cảm ứng điện từ (vật lí 11) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)