Một số giải pháp cho quản lý tài nguyên vô tuyến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế đảm bảo chất lượng trong LTE (Trang 77 - 78)

Có một số các giải pháp khác nhau cho vấn đề RRM trong các mạng không dây hiện nay. Chúng ta có thể tạm chia các mô hình giải pháp đó ra làm hai nhóm là nhóm các cơ chế RRM tĩnh (fixed design) và nhóm các thuật toán RRM động (dynamic RRM algorithms). Trong một mô hình RRM tĩnh, các quyết định quản lý tài nguyên đƣợc thực hiện chỉ một lần, thƣờng là Trƣớc khi hệ thống đƣợc triển khai. Một khi quyết định này đƣợc đƣa ra, để thay đổi phạm vi và cách thức hoạt động thì không thể tái cấp phát lại tài nguyên hệ thống mà bắt buộc phải dừng hoạt động của hệ thống và tiếp tục đƣa ra một quyết định khác.

Nếu các mạng không dây là tĩnh và xác định (derterministic) thì các thiết kế và cấp phát tĩnh là đủ để sử dụng. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng và cố hữu của mạng không dây đó là tính di động và phân phối tải nên mọi giả thiết xem xét trong thiết kế và cấp phát tĩnh sẽ thay đổi liên tục trong khi hệ thống hoạt động.

Nói cách khác, tất cả quyết định cấp phát là có xu hƣớng thay đổi trong các mạng vô tuyến thực tế. Do đó ở đây mô hình tĩnh không còn thích hợp nữa, thay vào đó nếu ta thực hiện đáp ứng các thay đổi trên thì có thể cải thiện đáng kểhiệu năng của các mạng vô tuyến. Đối với các thuật toán RRM động sẽ có hai cách tiếp cận cơ bản tới RRM động đó là các thuật toán RRM động tập trung và các thuật toán RRM động phân tán.

- Trong RRM tập trung, quyền quản lý tập trung về một điểm (nhƣ một trạm gốc BS trong mạng), điểm đó sẽ thu thập thông tin từ các nút mạng khác, tính toán

63

thay đổi trong cấp phát tài nguyên và thông báo lại sự thay đổi đó cho toàn thể các nút mạng khác.

- Trong RRM phân tán, mỗi một thành phần mạng (các nút mạng) đều thu thập các thông tin và tự điều chỉnh thay đổi các chiến lƣợc cấp phát tài nguyên. Chú ý rằng các thuật toán RRM động phân tán thƣờng ít xảy ra quá tải hơn các thuật toán RRM động tập trung. Tuy nhiên trong hoạt động của các thuật toán phân tán, khó có thể dự đoán riêng rẽ từng hành động thay đổi độc lập của từng nút mạng, do đó sự thay đổi của nút mạng này có thể gây ảnh hƣởng tới hoạt động của nút mạng khác. Bởi vậy Trƣớc khi áp dụng các thuật toán phân tán vào thực tế thì ngƣời ta thƣờng dùng các phƣơng pháp mô phỏng trên máy tính để phân tính hoạt động của mạng Trƣớc.

Hơn nữa, nếu không đạt đến một trạng thái hội tụ ổn định, băng thông của hệ thống sẽ đƣợc cấp phát không hiệu quả bởi sự quá tải của các bản tin báo hiệu về sự thay đổi diễn ra trong quản lý và cấp phát tài nguyên. Nhìn chung trong các mô hình đa di động, những ngƣời dùng riêng lẻ khó mà biết đƣợc các điều kiện kênh truyền của những ngƣời dùng khác trong những vùng phủ sóng khác. Do đó, các MS trong những vùng phủ sóng khác nhau không thể cùng vận hành hiệu quả với nhau, tất cả đều cố gắng tối đa hóa hiệu năng sử dụng kênh của mình mà không quan tâm đến hoạt động của những ngƣời khác trong một mô hình phân tán. Từ đó cần phải đề xuất một giải pháp để kiểm soát hoạt động của những ngƣời dùng, hay những nhà cung cấp khác nhau để cùng nhau vận hành, điều phối trong sử dụng và cấp phát tài nguyên để đạt đƣợc hiệu suất sử dụng cao nhất, ít nhiễu nhất, ít tốn kém nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế đảm bảo chất lượng trong LTE (Trang 77 - 78)