Sự biến động theo tuổi của các quần xã

Một phần của tài liệu Giáo trình quần xã học thực vật phần 1 PGS TS hoàng chung (Trang 84 - 85)

Sự biến động theo tuổi của quần xă. theo Sukhatrép (1942), đó là "sự biến đổi của quần xã trong mối quan hệ với cá thể phát sinh của loài lập quần". Biến động theo tuổi thể hiện rõ trong rừng, từ lâu đã được các nhà lâm học xem xét và chia ra thành một số giai đoạn của quá trình hình thành rừng trồng, đó là rừng mãi trồng, rừng non, thành thục, rừng thoái hoá phải trồng lại. Sự biến đổi này thường dẫn tới diễn thế thứ sinh, xảy ra trên những vùng rừng bị chặt hạ, tại đó sẽ có hiện tượng phục hồi của loài cây gỗ nào đó - loài có khả năng chiếm ưu thế thời gian dài và nó sẽ là loài lập quần. Trong trường hợp loài cây gỗ tồn tại lâu và có số lượng lớn, tán sẽ khép kín và hình thành rừng rậm. Sự khép tán cao tạo lớp thảm mục dày thường ngăn cản loài khác mọc lên, do đó dẫn đến rừng trồng lâm vào trạng thái chết (bắt đầu đi vào tình trạng này). Sau đó lại có cây gỗ mọc lên, làm tăng khả năng cạnh tranh lẫn nhau. tăng đòi hỏi về tài nguyên môi trường;vì tài nguyên môi trường là có giới hạn nên dẫn tới hiện tượng tự tỉa.của cây gỗ, như vậy rừng non đã chuyển sang rừng thành thục. Rừng trồng ở giai đoạn thành thục thì loài cây gỗ chiếm ưu thế sẽ đóng vai trò chính trong tạo thành môi trường, lúc này dự trữ chất hữu cơ trong quần xã cũng đạt mức tối đa. Nếu rừng trồng không bị đốt hay chặt hạ, nó cũng sẽ lâm vào tình trạng phải được tái tạo. Hơn nữa, cây gỗ sẽ bị chết vì quá già, dễ bị nấm ký sinh hay côn trùng phá, nó không bền vững với gió, khô hạn hay biến động về nhiệt.

Trong thời kỳ cây gỗ tồn tại với sự hình thành khối lượng lớn hạt và sự sống sót của các cây mầm sẽ làm cho cấu trúc quần xã thay đổi (thay đổi mật độ, chiều cao cây gỗ, đường kính thân, tán lá, hệ rễ), từ đó làm thay đổi cả tác động của cây gỗ tầng trên với các loài ở tầng dưới. Kết quả là các tầng sẽ có sự thay đổi về thành phần loài, thay

đổi khả năng xuất hiện và sống sót của các cây non của loài ưu thế, đồng thời, nó làm biến đổi cả trạng thái tuổi và sự tạo thành môi trường của loài đó. Những biến đổi này trước tiên có quan hệ với sự tăng lên về tuổi và giảm dần về số lượng cá thể của loài ưu thế, nghĩa là quan hệ với trạng thái tuổi của quần thể đó. Tóm lại, đó là sự biến đổi xảy ra đo sự tăng lên về tuổi của cây gỗ. Như vậy, trong mọi trường hợp đều cần có sự đa dạng về tuổi của quần thể loài lập quần, có như thế mới có hiện tượng biến động theo chu kỳ của các thế hệ và luôn tạo ra những điều kiện thuận lợi của môi trường giúp cho các cá thể non sông sót cao hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình quần xã học thực vật phần 1 PGS TS hoàng chung (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)