Thành phần sinh thái dạng sống của các quần xã thực vật

Một phần của tài liệu Giáo trình quần xã học thực vật phần 1 PGS TS hoàng chung (Trang 42 - 43)

Rất ít quần xã thực vật được hình thành từ một loài hay một số ít loài thực vật có hoa thuộc vào một kiểu dạng sống. Ví dụ, những kiểu rừng xa xưa không có loài nào khác ngoài loài cây gỗ tạo rừng, cũng tương tự như vậy, chúng ta gặp ở loại hình rừng mới trồng (dạng cây con). Những quần xã lươn loài" hay "ít loài" được hình thành trong điều kiện đặc biệt, ở đó kết quả chọn lọc thuộc sinh thái cảnh chỉ cho phép mọc được một hay một ít loài như các khóm cây ưa mặn vùng đất mặn. Nhiều nhà khoa học cho rằng, những khóm cây dạng như trên không thể gọi là quần xã thực vật được, vì nó không thể hiện đầy đủ mối quan hệ giữa các loài với nhau, và với môi trường của quần xã. Đa số dạng như vậy tồn tại không lâu, nó chỉ là một giai đoạn nào đó của quá trình phát triển của lớp phủ thực vật. Ví dụ dạng rừng non của rừng xa xưa mang đặc tính trạng thái mùa.

Trong nhiều trường hợp nghiên cứu, các quần xã thực vật được gọi là đơn loài nhưng thực chất vẫn có các loài thực vật có mạch khác cùng mọc, tuy nhiên, có số lượng cá thể không nhiều và khó nhận ra. Ngoài ra, trong quần xã thực vật còn có rất nhiều loài tảo, rêu, địa y, nấm. Trong thực tế, quần xã "đơn loài” hay "ít loài" dù chỉ là của thực vật có mạch cũng rất ít gặp, hoặc nếu có thì diện tích nó chiếm cũng không lớn.

Đa số các quần xã thực vật là đa loài, vì mỗi loài đều có khả năng chiếm cứ không chỉ một vùng nào đó mà nhiều vùng khác nhau, làm cho các quần xã trở lên phức tạp về thành phần loài. Do vậy, quần xã là một hệ thống được tạo thành bởi nhiều loài có đặc điểm sinh thái và sinh vật học khác nhau. Quần xã thực vật gồm nhiều loài và thuộc nhiều kiểu sinh thái dạng sống khác nhau, đó là một đặc điểm quan trọng của tổ chức quần xã. Ví dụ, quần xã rừng không chỉ có một kiểu sinh thái dạng sống mà gồm

nhiều dạng như cây gỗ, cây bụi, nửa bụi, cây thảo, bì sinh, dây leo, rêu, địa y... và ngay trong một dạng sống có thể có nhiều kiểu sinh thái dạng sống như cây gỗ thường xanh lá kim, lá rộng, rụng lá....

Các kiểu thảm thuộc thảo thường có thành phần sinh thái dạng sống phức tạp nhất (đồng cỏ, thảo nguyên). Chúng khác nhau về cách mọc độ sâu đi vào của hệ rễ, khác về sinh sản sinh dưỡng, khác về hình thức và khả năng cộng sinh, về nhịp điệu biến động mùa, về khả năng nghỉ qua đông... Từ thành phần khác nhau trong quần xã sẽ có phản ứng khác nhau với điều kiện môi u trung như với ánh sáng, nước, dinh dưỡng khoáng...

Tổ hợp thành phần sinh thái dạng sống của quần xã là kết quả của quá trình chọn lọc lâu dài của các loài, đó là khả năng có thể cùng mọc trong điều kiện môi trường sống không đồng nhất và luôn bị biến động, mỗi loài sẽ có hốc sinh thái riêng.

Nhiều trường hợp trong thành phần của quần xã gồm nhiều loài có nguồn gốc từ nhiều kiểu thảm khác nhau, ví dụ trong đồng cỏ có nhiều loài có nguồn gốc từ rừng, từ thảo nguyên, từ bờ sông hay bờ hồ... đều không chỉ liên quan đến khả năng của loài có thể tồn tại trong nhiều kiểu môi trường mà còn có thể do nguồn gốc tồn tại của nó.

Một phần của tài liệu Giáo trình quần xã học thực vật phần 1 PGS TS hoàng chung (Trang 42 - 43)