Mỗi quần xã thực vật đều được đặc trưng bởi ngoại mạo của mình hay bởi đặc tính sinh lý. Điều này được thể hiện trong thành phần, số lượng và sức sống của nó. Phân loại thực vật theo hình dạng bên ngoài đã được bắt đầu từ Aristốt, Theo Phrát và sau đó là hàng loạt các nhà khoa học khác. Humbon (1805) là người đầu tiên đặt cơ sở cho
môn địa lý thực vật, ông đề nghị phân loại thực vật theo hình dạng ngoài và đã xác định 19 dạng thực vật. Trong số đó có các kiểu như hoà thảo, dương xỉ, dây leo... Sau Humbon, kiểu phân loại như vậy đã được hàng loạt các nhà nghiên cứu tiến hành, cùng với thời gian người ta đã dùng không chỉ dấu hiệu bên ngoài mà cả tổ chức cơ thể của thực vật để phân loại. Từ đó đã hình thành nên khái niệm dạng sống thực vật. Người đầu tiên đề cập đến khái niệm này là Warming (1901).
Bảng phân loại dạng sống thực vật được nhiều người công nhận lại là của Raunkiaer (1934). Trong bảng phân loại này, ông đã dùng vị trí chồi so với mặt đất và đặc điểm của nó vào thời kỳ khó khăn nhất cho sự sinh trưởng của thực vật để làm cơ sở phân loại. Gồm các kiểu sau:
- Chồi trên mặt đất (Phanerophytes): Chồi được tạo thành trên một độ cao nào đó (25cm), thuộc nhóm này có cây gỗ, cây bụi.
- Chồi mặt đất (Chamaetophytes): Chồi hình thành ở độ cao cách mặt đất không lớn (dưới 25cm). Thuộc nhóm này có cây nửa bụi, cây bụi nhỏ, những cây dạng gối, rêu sống trên bề mặt đất.
- Cây chồi nửa ẩn (Hémicryptophytes): Chồi được tạo thành nằm sát mặt đất thuộc nhóm này là những cây thảo sống lâu năm.
- Cây chồi ẩn (Cryptophytes): Chồi được hình thành nằm dưới đất, đó là thực vật địa sinh (cây thân hành, thân củ, thân rễ) hoặc cây mọc từ đáy hồ ao.
- Cây một năm (Therophytes): Trong mùa bất lợi tồn tại dạng hạt, thuộc nhóm cây một năm.
Sự hình thành chồi rõ ràng bị chi phối bởi điều kiện khí hậu lạnh mùa đông vùng ôn đới hay khô nóng mùa hè vùng nhiệt đới.
Trên cơ sở 5 kiểu dạng sống cơ bản trên Raunkiaer còn chia ra các nhóm, gồm tất cả 30 nhóm dạng sống.
Trong chừng mực nào đó dạng sống có quan hệ với ngoại mạo của quần xã. Một số dạng sống thực vật chỉ có thể phân biệt bằng cơ quan dưới đất, khi đó giá trị ngoại mạo của chứng sẽ không có. Cũng có những dạng sống có sự khác nhau về ngoại mạo nhưng lại giống nhau về hình dạng bên ngoài.
Phân chia dạng sống của Raunkiaer dựa trên những đặc điểm cơ bản của thực vật nghĩa là dựa trên đặc điểm cấu tạo, phương thức sống của thực vật, đó là kết quả tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường tạo nên. Thuộc vào những đặc điểm này có hình dạng ngoài của thực vật, đặc điểm qua đông, sinh sản... trong đó có cả hệ thống phân loại sinh thái của dạng sống, hệ thống này được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ của thực vật với những nhân tố rất khắt khe của môi trường. Ví dụ, phân chia cây hạn sinh, trung sinh, ẩm sinh, thuỷ sinh hoặc là chia ra thực vật nhiệt đới, thực vật ôn đới, thực vật hàn đới.
Bảng phân loại dạng sống của Xerebriacốp (1962, 1964) mang tính chất sính thái học hiện của Raunkiaer. Trong bảng phân loại này, ông sử dụng cả những dấu hiệu như ra quả nhiều lần hay ra quả một lần trong cả đời sống của cá thể. Bảng phân loại của Xerebriacốp bao gồm cả dạng sống của thực vật có hoa, hạt trần, gồm các dạng sau:
Ngành A: Thực vật thân gỗ trên mặt đất và bì sinh. I. Kiểu 1: Cây gỗ.
1. Lớp 1: Cây gỗ hình thành tán với các cành gỗ dài.
1) Lớp phụ 1: Cây gỗ hình thành tán trên mặt đất.
2) Lớp phụ 2: Cây gỗ hình thành tán bán bì sinh (nhiệt đới).
2. Lớp 2: Cây gỗ dạng hoa thị được hình thành trên những chồi rút ngắn với lá dạng hoa thị (nhiệt và á nhiệt đới hay gặp).
3. Lớp 3: Cây gỗ thân mọng nước không có lá (Các loại xương rồng như
Cactaceae)
II. Kiểu 2: Cây bụi III. Kiểu 3: Cây bụi nhỏ
Ngành B: Cây nửa gỗ (cây bán mộc).
IV. Kiểu 4: Cây nửa bụi hay cây nửa bụi nhỏ
Ngành C: Cây thảo trên mặt đất. V. Kiểu 5: Cây thuộc thảo nhiều trụ.
1) Lớp 1: Cây thảo nhiều trụ, lâu năm nhưng thân không mọng (là cây thảo sống lâu năm).
1) Lớp phụ 1: Hệ rễ cái phát triển
2) Lớp phụ 2: Hệ rễ chùm và thân rễ ngắn. 3) Lớp phụ 3: Cây thảo mọc búi dày.
4) Lớp phụ 4: Cây thảo có thân leo hay bò. 5) Lớp phụ 5: Cây thảo thân củ.
6) Lớp phụ 6: Cây thảo thân hành.
7) Lớp phụ 7: Cây thảo có rễ có khả năng hình thành chồi mới. 2. Lớp 2: Cây thảo đa trục với các cành khí sinh mọng nước.
1) Lớp phụ 1: Thân mọng nước. 2) Lớp phụ 2: Lá mọng nước.
3. Lớp 3: Cây thảo đa trục ký sinh hay hoại sinh. 4. Lớp 4: Cây thảo bì sinh đa trục.
5. Lớp 5: Cây leo thuộc thảo đa trục. IV. Kiểu 6: Cây thảo đơn trục
Trong bảng phân loại này không bao gồm những cây thuỷ sinh.
Trong bảng phân loại của Xerebriacốp còn chia ra các đơn vị nhỏ hơn và gọi là nhóm, dưới nhóm, tổ và các dạng đặc thù.
Sử dụng bảng phân loại dạng sống để xem xét đặc điểm quần xã giúp chúng ta xác định được ngoại mạo của nó, đồng thời cũng cho ta hiểu được những đặc điểm môi trường mà quần xã đó tồn tại. Ngoại mạo của quần xã rõ ràng có quan hệ mật thiết với các yếu tố sinh thái của quần xã đó.
Dáng vẻ bên ngoài quần xã biến đổi qua các mùa trong năm, sự biến đổi này người ta gọi là tính chu kỳ mùa hay còn gọi là các trạng thái mùa, đó chính là ngoại mạo qua từng thời kỳ. Tập hợp tất cả các đặc điểm thuộc trạng thái mùa của một loài thường khác với ngoại mạo của các cá thể loài khác qua màu sắc, ngoài ra còn phân biệt qua trạng thái vật hậu của loài.
Biến động của các trạng thái có liên quan chặt chẽ với biến động mùa của cấu trúc và hoạt động sống của quần xã. Chu kỳ mùa trong sự sống của các quần xạ được thể hiện qua sự biến động của các trạng thái, tức là các pha biến động mùa, mỗi pha đều có đặc điểm riêng về ngoại mạo. Để hiểu hơn về biến động mùa của quần xã không nên chỉ đánh giá bên ngoài mà cần nghiên cứu kỹ sự biến động mùa của hệ rễ dưới đất, vi sinh vật đất, sự biến động của các quá trình vật lý hoá học trong đất. Đặc biệt, nghiên cứu sự biến động theo mùa của các loài cây mầm, cây con trong quần xã có ý nghĩa rất lớn.