Kết quả ảnh hưởng của các nhóm loài, quần thể khi cùng mọc trong thực vật quần

Một phần của tài liệu Giáo trình quần xã học thực vật phần 1 PGS TS hoàng chung (Trang 36 - 37)

thực vật quần

Thực vật khi cùng mọc sẽ xuất hiện sự cạnh tranh và kiến tạo môi trường đặc thù cho mình, đồng thời tồn tại quan hệ tác động qua lại với nhau. Điều này biểu hiện trong sự biến đổi trạng thái và dạng sống, biểu thị ở sự chết nhiều của các cây mầm, sự phát triển rất chậm của cây con, cũng như sự phân hoá của các cá thể một thời. Thực vật trong quần xã thường có khả năng chịu bóng lớn hơn cây ngoài quần xã, có hình dạng khác với cây ngoài quần xã, số lượng hoa ít hơn và hạt ít hơn, cây gỗ thường có sự thay đổi hình dạng.

Bằng những thí nghiệm với cây thảo nhiều năm Rabốtnốp (1950) đã xác định rằng, trong điều kiện cạnh tranh kém (trong vườn) thì cây ra hoa sau 2 năm, còn với điều kiện tự nhiên của đồng cỏ, do mật độ cao, độ khép tán lớn, lớp đất cho rễ đâm vào vẫn sâu thì nó chỉ ra hoa sau từ 3 - 5 năm. một số cá thể còn muộn hơn nữa.

Theo Rabốtnốp, trong vườn thí nghiệm ở ngoại ô Matxcơva với cây Seseli libanotis, trong điều kiện vườn thí nghiệm cây ra hoa sau 2 năm, ở ngoài đồng cỏ tự nhiên, điều kiện môi trường tương tự. nhưng một số cá thể ra hoa sau 5 năm, hơn một nửa cá thể ra hoa từ 10 năm trở ra. Thông thường cây mọc trong quần xã giảm sản lượng hạt và thường biểu hiện tính chu kỳ hong hình thành quả. Cây gỗ mọc ngoài chỗ trống thường ra hoa, kết quả hàng năm còn trong rừng bị kéo dài hơn. Các nhà lâm nghiệp Xô Viết đã cho biết rằng, trong rừng các cá thể cùng tuổi của một loài cây gỗ sẽ phân hoá khi tuổi của nó tăng lên: một số sẽ mọc vượt lên, tán của nó lấn át tán của cá thể khác. Căn cứ vào tình trạng đó người ta chia ra thành 5 bậc (lớp), được phân biệt theo tình trạng sức sống (Môrodốp, 1925; Sukhatrép, 1928).

I - Nhóm cây gỗ phát triển mạnh, tán lá trùm lên trên các cá thể khác; II- Những cây trong tầng tán rừng, tán phát triển kém hơn nhóm I;

III- Là những cá thể bổ sung cho độ rậm của tán rừng, nó không đạt được chiều cao như những cây thuộc nhóm II, nó thuộc nhóm bị chèn ép;

IV- Những cây gỗ. tán lá nhỏ, thấp hơnso với 3 tầng trên; V- Nhóm cây bị chèn ép mạnh, bị chết dần.

Hình2. Sự phân bố cây gỗ rừng thông theo lớp (từI-V) của Krapa

(Theo Sukhatrép, 1928)

Những cây gỗ thuộc các lớp trạng thái sống khác nhau, tồn tại trong điều kiện được chiếu sáng khác nhau (bảng 1), cường độ ánh sáng sẽ giảm dần từ lớp I đến lớp V. Đặc biệt thiếu ánh sáng có lẽ từ lớp thứ III đến V. Điều này cũng dẫn đến những biến đổi trong cấu trúc của cơ thể thực vật. Ví dụ, trong rừng thông Bạch Nga, tán cây lớp I đạt được là: chiều dài 7 m, chiều rộng 5 m, hình chiếu tán lá đạt 8,5 m2; công trong rừng đó tán của cây lớp V đạt chiều dài 1,0 m, rộng 0,5 m, hình chiếu lá là 0,6 m2 (Margailic, 1969).

BẢNG 1. SỰ THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ CHIẾU SÁNG (1000 LŨ) TRÊN TÁN CÂY GỖ THEO CÁC LỚP TRẠNG THÁI SỐNG (MARGAILIC, 1969): RỪNG

Một phần của tài liệu Giáo trình quần xã học thực vật phần 1 PGS TS hoàng chung (Trang 36 - 37)