Mối quan hệ qua lại của sự chuyển hoá.

Một phần của tài liệu Giáo trình quần xã học thực vật phần 1 PGS TS hoàng chung (Trang 30 - 31)

Bất kỳ cá thể thực vật nào trong quá trình hoạt động sống đều làm cho môi trường sống bị thay đổi. Sự thay đổi này thể hiện trong quá trình hút nước và các yếu tố dinh dưỡng khoáng cũng như hấp thụ ánh sáng. Nó sẽ đưa vào môi trường sống các chất bài tiết là sản phẩm của hoạt động sống. Sự phân huỷ ở trên bề mặt và trong đất các phần chết và cùng với các cơ thể khác, sẽ tạo ra môi trường mới (khí hậu và dết đặc thù). Vì vậy, Sukhatrép đã gọi mối quan hệ chuyển hoá đó là sự tác động của loài này trên loài khác thông qua “cạnh tranh vì môi trường sống"; các chất thải do hoạt động sống và các phần chết của thực vật đã tham gia vào kiến tạo môi trường mới.

Khi nghiên cứu sự chuyển hoá của các mối quan hệ, cần hiểu rằng giữa các loài tạo thành quần xã đã có quá trình thích ứng để cùng tồn tại từ lâu đời. Các loài đã tự đào thải nhau bằng chọn lọc tự nhiên. Đồng thời cũng xảy ra sự chọn lọc của các loài thực vật để cùng tồn tại được trong quần xã. Như vậy, các loài thực vật trong quần xã cùng một lúc phải tự thoả mãn năng lượng cho hoạt động sống của mình, đồng thời phải ổn

định được vị trí trong quần xã, thích ứng được với tác động của động vật. Quá trình cùng tồn tại và tiến hoá càng dài thì quần xã càng cổ và tinh đối kháng trong các mối quan hệ tác động qua lại giữa các loài càng tỏ ra không thật khốc liệt (càng yếu ớt).

Khả năng cùng tồn tại của nhiều loài trong một quần xã được xác định bởi sự đa dạng về đặc tính sinh thái và sinh học của nó, cùng với anh không đồng nhất về không gian và thời gian của sinh thái cảnh. Tính không đồng nhất của môi trường đã tác động khác nhau trên sinh thái cảnh của từng loài riêng biệt, vì vậy từng loài, đúng hơn là từng quần thể, sẽ có những đặc trưng riêng trong tạo ra môi trường sinh vật. Ta cũng biết rằng, không có một loài nào là dùng hết các yếu tố tài nguyên của môi trường.

Như chúng ta đã biết, mỗi loài sống trong quần xã đều được đặc trưng bởi hốc sinh thái (ổ, tổ sinh thái), nghĩa là mỗi loài có ổ sinh thái riêng. Vì vậy, trong một quần xã có nhiều loài, thì có nhiều ổ sinh thái riêng cho từng loài. Gauze đã làm thí nghiệm đơn giản với 2 loài sống cùng một môi trường đồng nhất (Paramecium caudatum và P. aurelia) và nhận thấy số lượng cá thể của một loài 1 nào đó tăng lên, còn loài thứ 2 mất dần đi. Điều này được giải thích bằng nguyên 1 tắc cạnh tranh loại trừ lẫn nhau của các loài. Đến năm 1964, Kharper đã thí nghiệm với 2 loài thực vật khác và cũng thấy rằng, một loài trong đó sẽ hoàn thành chu kỳ sống và tàn lụi rất sớm, loài kia kéo dài hơn. Điều này cho thấy nếu cùng tồn tại trong một điều kiện thì sẽ có sự xen kẽ thời gian hoàn thành chu kỳ sống của loài. Đó cũng chính là sự thích ứng trong sinh thái học cá thể của từng loài trong cộng đồng. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết là sự phân chia ranh giới rõ ràng về ổ sinh thái của từng loài trong quần xã là không có. nó thường đan xen vào nhau, thậm chí trùng lặp nhau ở mức độ nhất định.

Sự phân chia ổ sinh thái của thực vật là dựa trên sự phân tầng của các cơ quan trên và dưới đất của nó vào thời điểm mà nó sử dụng môi trường tối đa nhất về khoảng không và cường độ.

Người ta thấy ở một số tầng, vào thời điểm nào đó, có sự phân bố phần cơ quan hoạt động của nhiều loài hay hầu hết các loài trong quần xã đó. Như vậy là ổ sinh thái của một số loài trong một khoảng thời gian nào đó có thể là trùng nhau. Trong điều kiện này, mỗi loài khi đã sử dụng tài nguyên trong không gian và thời gian cho mình, sẽ có thể làm giảm sức cạnh tranh giữa các loài chứ không làm mất đi. Vì thế, có thể nói quần xã là một hệ thống của các mối quan hệ tác động và phân hoá theo các ổ sinh thái, đồng thời cũng với sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã đó. Kết quả là các loài này sẽ cùng tiến hoá và thích nghi theo hướng phân hoá các ổ sinh thái của chúng.

Một phần của tài liệu Giáo trình quần xã học thực vật phần 1 PGS TS hoàng chung (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)