Sự phân bố theo chiều thẳng đứng các cơ quan của thực vật trong quần xã

Một phần của tài liệu Giáo trình quần xã học thực vật phần 1 PGS TS hoàng chung (Trang 61 - 62)

từng loài riêng biệt trong quần xã có thể phân bố các cơ quan của mình trong tất cả các môi trường hay chỉ trong một môi trường nào đó. Ví dụ, thực vật bì sinh chỉ sử dụng môi trường không khí trong quần xã, thực vật nổi có thể hai hay một môi trường...

Các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong xác định cấu trúc quần xã là mạnh phần sinh thái dạng sống của các loài trong quần xã, số lượng và trạng thái sơn của các cá thể, đặc biệt là bọn thực vật có mạch (gỗ, bụi, thảo...), sau đó là rìu, địa y. Trong một số trường hợp cần lưu ý cả bọn bì sinh, dây leo... Trước tiên, cấu trúc phụ thuộc chiều cao và độ khép tán của phần trên mặt đất, sau đó là đặc điểm bộ là của nó.

Dấu hiệu quan trọng của cấu trúc là độ khép tán của thực bì và đặc điểm phân bố theo chiều thẳng đứng của diện tích lá, sự phận chia thành các tầng, mức độ đồng nhất về phân bố nằm ngang (thể khảm). Cũng có người dùng khái niệm cấu trúc hình thái và cấu trúc không gian, điều này hoàn toàn không nên, vì không có cấu trúc hình thái nào mà lại không có không gian trong đó.

3.3.1. Sự phân bố theo chiều thẳng đứng các cơ quan của thực vật trong quần xã

Để làm sáng tỏ đặc điểm của cấu trúc thẳng đứng của quần xã cần phải xác định khối lượng môi trường được các loài sử dụng là bao nhiêu, đặc điểm phân bố của các cơ quan theo từng tầng của môi trường (khối lượng, thể tích, bề mặt tiếp xúc với môi trường). Cấu trúc phần trên mặt đất của quần xã được nghiên cứu khá đầy đủ.

Khối lượng môi trường được sử dụng ở đây được xác định bởi chiều cao phân bố của phần trên mặt đất - đó là dấu hiệu đặc trưng trong cấu trúc của từng quần xã, đao động từ 1 cm của quần xã hoang mạc Trung Á, quần xã địa y đến 70 - 80 m trong rừng bờ biển Thái Bình Dương thuộc Mỹ. Nó có thể phân bố rất đồng đều trong phạm vi toàn quần xã hoặc phức tạp tạo thành nhiều đám khác nhau. Các quần xã thuộc thảo sử dụng môi trường có sự bản động theo thời gian, nó tăng dần lên từ đầu thời kỳ sinh dưỡng, đến đạt tối đa là trạng thái ra hoa, sau đó lại giảm dần xuống và thay đổi theo từng năm một. Nếu cắt hay chăn thả thì biến động mùa về khối lượng môi trường sử dụng của thảm cỏ còn phức tạp hơn nhiều. Phân bố thẳng đứng của khối lượng và diện tích bề mặt lá (một mặt) của thực vật trong đồng cỏ được biểu thị trong bảng 2.

Một phần của tài liệu Giáo trình quần xã học thực vật phần 1 PGS TS hoàng chung (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)