Định hƣớng phát triển của cây sắn cao sản

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất sắn trên đất dốc tại xã bạch đằng huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 60)

4.6.1. Tạo điều kiện phát triển kinh tế trong nhân dân tại địa phương

Sản phẩm từ sắn đã tạo ra nguồn thu nhập khá ổn định cho nhân dân, cải thiện

4.6.2. Tạo điều kiện trong phát triển kinh tế trong nhân dân

Sản xuất sắn đã tạo nguồn thu nhập khá ổn định cho nhân, cải thiện cơ bản đại bộ phận nhân dân, nâng cao từng bƣớc mức sống dân cƣ nông thôn.

Có thu nhập ổn định, nhân dân đã tạo dựng đƣợc cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống và sinh hoạt, mở mang phát triển văn hóa xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Tác động cùng các ngành dịch vụ khác phát triển, tạo ra ý thức nhân dân về quản lý, tu bổ, khai thác có hiệu quả, góp phần thiết thực, hiệu quả trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

4.7. Đề xuất môt số giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thu của sắn cao sản tại địa bàn nghiên cứu. của sắn cao sản tại địa bàn nghiên cứu.

4.7.1. Tuyên truyền về lợi ích và xu hướng phát triển cây sắn trong sản xuất hàng hóa

Sắn là cây trồng truyền thống của ngƣời dân địa bàn xã, đƣợc trồng với quy mô nhỏ lẻ, chƣa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời dân và vấn còn ở quy mô nhỏ hạn chế. Hiện nay trong nền kinh tế thị trƣờng dựa trên sự phát triển của các nghành công nghiệp chế biến thực phẩm, các sản phẩm từ sắn cao sản nhƣ bột sắn, sắn lát khô, bột sắn nghiền là nguồn nguyên liệu chủ yếu. Trồng sắn cao sản theo quy mô công nghiệp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời nông dân. Tuy nhiên do sự tiếp cận của ngƣời dân đặc biệtt là các hộ trồng sắn ở các vùng khó khăn còn thiếu, ngƣời dân chƣa tiếp cận đƣợc với sự phát triển của các ngành công nghiệp nên trong quá trình sản xuất chƣa thực sự có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý.

4.7.2. Giải pháp về vốn

Vốn đƣợc huy động từ nhiều nguồn khác nhau, thực hiện chính sách huy động vốn từ nhiều nguồn vốn hợp pháp khác nhau cùng với nguồn hỗ trợ của Nhà nƣớc để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng (cải tạo đồng ruộng, hệ thống thủy lợi, giao thông, công trình phúc lợi xã hội, ….) cho vùng nguyên liệu tập trung, tăng năng suất, chất lƣợng và giảm chi phí vận chuyển.

Nguồn vốn đƣợc ngân sách nhà nƣớc, hỗ trợ dùng để nhập khẩu và nhân giống mới, đầu tƣ hồ chứa nƣớc, các công trình thủy lợi đầu mối và giao thông trong vùng nguyên liệu tập trung. Ủy ban nhân dân tỉnh có kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách

địa phƣơng để đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đầu tƣ nhà máy chế biến nông sản, các cơ sở chế biến và quy hoạch vùng nguyên liệu.

Khuyến khích các nhà máy, cơ sở chế biến hỗ trợ nông dân đầu tƣ cho cây trồng, cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch, bảo quản và bao tiêu sản phẩm … Để nâng cao nâng suất lao động và giải quyết tình trạng thiế lao động, đồng thời nâng cao thu nhập cho ngƣời nông dân từng bƣớc cải thiên cuộc sống.

Chính quyền địa phƣơng cần có những hỗ trợ giúp ngƣời dân tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay với lãi suất ƣu đãi để ngƣời dân có vốn mở rộng sản xuất và đẩy mạnh cơ giới hóa trong quá trình canh tác nông nghiệp.

4.7.3. Giải pháp thị trường

Vấn đề về thị trƣờng đƣợc nông dân coi trọng đăc biệt, nhất là đối với những hộ sản xuất hàng hóa, bởi nó quyết định trực tiếp tới quy mô sản xuất của hộ có nên mở rộng thêm diện tích đầu tƣ vào sản xuất hay không?..

Thị trƣờng trong nƣớc: Hiện nay nƣớc ta có trên 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng số công suất khoảng 3,8 triệu tấn củ tƣơi/năm và nhiều cơ sở chế biến sắn thủ công rải rác ở hầu hết các tỉnh trồng sắn. Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm khoảng 800000 – 1.200.000 tấn tinh bột sắn, trong đó có gần 30% tiêu thụ trong nƣớc. Hiện nay nƣớc ta có 3 nhà máy sản xuất ethanol và dự kiến cuối năm 2012 sẽ đƣa vào hoạt động thêm 3 nhà máy, nâng tổng công suất lên trên 550 triệu lít/ năm. Khi các nhà máy đi vào hoạt động thì nhu cầu nguyên liệu cần khoảng 3,5 – 3,7 triệu tấn sắn tƣơi mỗi năm. Sự tiêu thụ trong nƣớc chủ yếu ở dạng củ tƣơi, các địa phƣơng, nhà máy, các cơ sở chế biến sắn tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả về ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản cho ngƣời dân trồng sắn.

Ngoài sản phẩm là củ sắn tƣơi cung cấp cho nhà máy chế biến thì thị trƣờng sắn lát khô chất lƣợng cao cung cấp cho chăn nuôi và sắn khô cho sản xuất cồn ethanol cũng là thị trƣờng đầy tiềm năng và ổn định cho ngƣời dân tại địa phƣơng trồng sắn. Nguyên liệu sắn nếu không đƣợc xuất khẩu, không đƣợc phục vụ các ngành khác thì đến 2025 nếu sản lƣợng sắn của cả nƣớc ta không tăng, thì chỉ riêng sản xuất ethanol đã xem nhƣ tiêu thụ vừa đủ hết sắn. Nhƣ vậy, ta thấy nhu cầu nguyên liệu sắn trong nƣớc ngày càng tăng. Phát triển cây sắn cao sản là một trong

chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phƣơng có tiềm năng về điều kiện tự nhiên và đất đai.

Thị trƣờng xuất khẩu: Theo Bộ Thƣơng mại, hiện nay tình hình xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn đang tiến triển tốt. Trong năm 2013, sản phẩm sắn lát xuất khẩu chiếm khoảng 56,8% còn tinh bột sắn chiếm 42,9 %,các loại khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Diễn biến và xuất khẩu sắn theo hƣớng tăng tỷ trọng sản phẩm tinh, giảm tỷ trọng sản phẩm thô đƣợc cho là một tín hiệu tốt trong bối cảnh giá tinh bột sẵn đang có xu hƣớng tăng mạnh trên thị trƣờng thế giới. Trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu đƣợc 1.677 nghìn tấn sắn và các sản phẩm sắn, thu về 556 triệu đô la mỹ. Để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sắn trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục tìm kiếm thêm thị trƣờng mới ngoài thị trƣờng Trung Quốc nhằm hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào thị trƣờng này trong tình trạng bị ép giá. Nhiều thị trƣờng tiềm năng mà Việt Nam vẫn chƣa khai thác hết nhƣ EU. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần gia tăng hàm lƣợng chế biến trong sản phẩm xuất khẩu thay vì xuất khẩu thô (sắn lát và củ tƣơi) nhƣ hiện nay. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, cần hình thành hiệp hội sắn Việt Nam để liên kết các doanh nghiệp chế biến với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và ngƣời trồng sắn nhằm khắc phục những mặt hạn chế trong khâu chế biến và mở rộng thị trƣờng trên thế giới.

4.7.4. Giải pháp phát triển các nghành công nghiệp chế biến

Quy hoạch phát triển nghành công nghiệp chế biến phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. nông thôn phù hợp với quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc và thế giới, gắn với vùng nguyên liệu để phát triển những mặt hàng có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao. Việc đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các cơ sở chế biến phải đảm bảo yêu cầu về công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến kết hợp với công nghệ thiết bị truyền thông và có quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu và mặt hàng nhằm nâng cao chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của nông sản, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế cùng tham gia để công nghiệp chế biến đƣợc phát triển bền vững có hiệu quả. Đặc biệt là ngành chế biến công nghiệp tinh bột sắn xuất khẩu, đây là nghành nhạy cảm với môi trƣờng, trƣớc khi xây dựng

nhà máy ngoài việc đảm bảo công nghệ sản xuất sản phẩm có chất lƣợng cao thì công nghệ xử lý nƣớc thải cũng phải đƣợc quan tâm nhƣ thế mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công nghiệp này. Ngoài ra, khu vực đặt địa điểm hoạt động của nhà máy cũng cần có quy hoạch tránh xa khu dân cƣ, giao thông tƣơng đối thuận lợi.

Vùng nguyên liệu sắn cao sản cũng góp phần vào sự phát triển của các nhà máy, nên các vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy cũng phải đủ lớn đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động đủ công suất.

4.7.5. Giải pháp về tổ chức sản xuất

Trƣớc tiên cần tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển theo hƣớng khuyến khích các hộ có khả năng về vốn, lao động, và kinh nghiệm sản xuất hàng hóa. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn phát triển sản xuất , xóa đói giảm nghèo vƣơn lên từ cây sắn.

Chính quyền địa phƣơng thực hiện tốt các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế hợp tác giữa các doanh nghiệp và ngƣời dân trồng sắn, từ đó chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng và lao động tại địa phƣơng.

Cách doanh nghiệp chế biến cần có hỗ trợ thích đáng cho ngƣời dân, đảm bảo cho sản phẩm đầu ra của họ. Từ đó hình thành mối quan hệ hợp tác trong quá trình sản xuất sắn.

Khuyến khích tổ chức cá nhân và doah nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào lĩnh vực chế biến nông sản ở nông thôn nhằm góp phần chuển dịch cơ cấu kinh tế cũng nhƣ cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân nông thôn. Nâng cao vai trò và hiệu quả của các hiệp hội sắn để thực hiện tốt việc tiêu thụ, dự báo thị trƣờng, thông tin thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại và khoa hoc công nghệ, đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp, ngƣời nông dân và ngƣời tiêu dùng.

4.7.6. Hình thành vùng nguyên liệu sắn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình thành vùng nguyên liệu sắn cao sản để cung cấp cho nhà máy chế biến tinh bột sắn, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến. phát triển công nghệ sau thu hoạch giúp bà con nông dân có thể bảo quản nông sản trong

thời gian dài giảm tỷ lệ hao hụt nông sản. Đặc biệt là củ sắn tƣơi sau khi thu hoạch về nếu không đƣợc sơ chế, phơi sấy kịp thời sẽ rất dễ bị thối hỏng.

4.7.7. Tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân

Tập trung đầu tƣ nghiên cứu chế tạo các dây chuyền thiết bị quy mô nhỏ và vừa phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu, bảo đảm công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến. Phát triển nhanh cơ khí trong nƣớc, nâng dần tỷ trọng tự sản xuất trong dây chuyền thiết bị đồng bộ về chế biến nông sản có quy mô công suất vừa và nhỏ. Hình thành nghành công nghiệp phụ trợ, sản xuất bao bì phục vụ công nghiệp chế biến nông sản.

Hƣớng dẫn xây dựng mô hình cụ thể để chuyển giao nhanh giống mới, phƣơng pháp canh tác tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cho nông dân.

Xây dựng và ban hành quy trình thâm canh giống cao sản phù hợp với từng vùng sinh thái, tổ chức chuyển giao KHKT nhanh sản xuất, đầu tƣ tự thâm canh, tăng năng suất và chất lƣợng sắn.

Các nhà máy sớm hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất, chất lƣợng theo hƣớng hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế, thân thiện với môi trƣờng.

Chính quyền địa phƣơng cần phối hợp phát triển hệ thống khuyến nông xã, khuyến nông viên cơ sở để đƣa nhanh tiến bộ KHKT vào sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài “Thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát

triển sản xuất sắn trên đất dốc tại xã Bạch Đằng – huyện Hòa An – tỉnh Cao Bằng”. Tôi rút ra một số kết luận sau:

Bạch Đằng là một xã có nguồn tài nguyên đất đai khá là rộng lớn là tiền đề để phát triền cây sắn cao sản, nơi đây có điều kiện tự nhiên và điều kiện thời tiết khí hậu khá là thuận lợi cho sản xuất cây sắn cao sản. Thực tế trong những năm qua việc phát triển sản xuất sắn cao sản ở xã Bạch Đằng đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt, đem lại hiệu quả kinh tế khá ổn định và đang từng bƣớc cải thiện, nâng cao đời sống của ngƣời dân nơi đây. Đời sống tinh thần, vật chất của ngƣời dân trồng sắn cao sản tuy đã đƣợc nâng lên khá đáng kể nhƣng vẫn còn gặp không ít khó khăn, do ảnh hƣởng của trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, đât đai, điều kiện kinh tế hộ,… Là những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất sắn cao sản của hộ nông dân trồng sắn cao sản tại xã Bạch Đằng.

Qua nghiên cứu đánh giá về thực trạng sản xuất và tiêu thụ, so sánh với hiệu quả kinh tế đem lại của cây sắn cao sản cho thấy hiệu quả kinh tế đem lại khá là cao, trung bình lợi nhuận của 1ha sắn cao sản mang lại là hơn 10 triệu đồng cao hơn nhiều lần so với một số cây trồng chính tại địa bàn xã. Ngoài lợi ích kinh tế trƣớc mắt, việc trồng sắn cao sản đã giúp ngƣời dân quen với sản xuất nông nghiệp hàng hóa – một điều vô cùng cần thiết khi nông nghiệp nƣớc ta hội nhập. Nhận thấy đƣợc giá trị của cây sắn cao sản mang lại ngƣời dân trong xã. Xã đang mở rộng diện tích trồng, mở rộng vốn đầu tƣ kết hợp liên kết sản xuất. việc đẩy mạnh sản xuất sắn cao sản và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất sắn cao sản ở xã Bạch Đằng là hƣớng đi đúng đắn để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của cây sắn cao sản tại địa bàn xã Bạch Đằng chính quyền địa phƣơng cần tuyên truyền về lợi ích và xu hƣớng phát

triển cây sắn cao sản trong sản xuất hàng hóa đồng thời giải pháp về vốn và thị trƣờng cũng cần đặc biệt quan tâm. Tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho ngƣời dân để hình thành các vùng nguyên liệu sắn cao sản.

Từ những kết quả đánh giá trên, có thể khẳng định cây sắn cao sản là cây màu chính đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây màu khác tại địa phƣơng. Vì vậy, trong những năm tới chúng ta cần phải đầu tƣ phát triển cây sắn cao sản bằng những giải pháp nêu trên để nó thực sự trở thành cây làm giàu tại địa phƣơng.

5.2. Kiến nghị

Để đóng góp công cuộc phát triển kinh tế xã hội của xã Bạch Đằng tôi có một số kiến nghị sau:

- Đối với nhà nước

Đất nƣớc ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và thế giới. Đã coi trọng ngành nông nghiệp và coi đây là ngành mũi nhọn của đất nƣớc trên con đƣờng hội nhập. Đảng và chính phủ nƣớc ta đã ban hành nhiều luật, nhiều pháp lệnh cho sự phát triển của ngành. Bên canh đó thì Nhà nƣớc còn đƣa ra các pháp định. Các chế tài cụ thể để hƣớng dẫn các doanh nghiệp, các hộ nông dân thực hiên theo. Do đó Đảng và Nhà nƣớc cần: thực thi đồng bộ các chính sách phát triển nông nghiệp để giúp các hộ phát triển kinh tế nhƣ: chính sách ruộng đất, chính sách khuyến nông, chính sách tiêu thụ sản phẩm, chính sách tín dụng,… Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân trong phát triển sản xuất, đặc biệt là ở những vùng khó khăn. Đảng và nhà nƣớc khi đƣa ra các luật, nghị quyết cần đề ra các chế tài hƣớng dẫn các công ty chế biến nông sản và ngƣời thực hiện trách nhiệm

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất sắn trên đất dốc tại xã bạch đằng huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 60)