Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất sắn trên đất dốc tại xã bạch đằng huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 29 - 30)

 Một số kết quả nghiên cứu về cây sắn tại Việt Nam

- Tình hình sản xuất sắn trong nƣớc

Ở Việt Nam, sắn là cây lƣơng thực quan trọng đứng thứ ba sau lúa và cây ngô. Cây sắn hiện nay đã chuyển đổi vai trò từ cây lƣơng thực, thực phẩm thành cây công nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao. Sản xuất sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ dân nghèo do sắn dễ trồng, ít tốn kén đất, ít vốn đầu tƣ, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế hộ.

Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn trong nƣớc qua các năm.

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng (triệu tấn) 2010 498.000 17,2602 8.595.600 2011 558.173 17,7327 9.897.913 2012 550.810 17,6931 9.745.546 2013 544.300 17,8991 9.472.500 (Nguồn: FAO 2014)

Giai đoạn từ năm 2010 – 2013 tốc độ tăng trƣởng diện tích bình quân hàng năm là 6% và tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng bình quân hàng năm đạt 10%. Năng suất của sắn Việt Nam hiện nay đứng khoảng thứ 10 trong số các quốc gia năng suất cao. Tuy nhiên, năng suất 17,6 tấn/ha chỉ là tƣơng đƣơng 50% so với năng suất sắn tại Ấn Độ, thấp hơn năng suất sắn tại Campuchia khoảng 18%, thấp hơn Indonesia 15% và thấp hơn Thái Lan là 9%. Nhƣ vậy nếu nhƣ diện tích sắn của Việt Nam khó có khả năng gia tăng trong những năm tới do sự cạnh tranh của các loại cây khác cũng nhƣ do quy hoạch sử dụng đất thì chúng ta vẫn còn triển vọng tăng trƣởng sản lƣợng nhờ gia tăng năng suất nếu đầu tƣ đúng hƣớng về công tác chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác sắn bền vững.

Việt Nam hiện đã trở thành điển hình của châu Á trong việc ứng dụng công nghệ chọn tạo giống sắn lai, sắn cao sản (Kawano, 2001; Reinhardt Howeler, 2004).

Những nguyên nhân chính để có những thành tựu này là:

- Giống sắn cao sản mới có năng suất tinh bột cao gấp đôi so với các giống sắn địa phƣơng đã thực sự mang lại năng suất và lợi nhuận cao cho ngƣời trồng sắn.

- Toàn quốc hiện nay có 8 nhà máy chế biết tinh bột sắn và sản xuất cồn với tổng công suất ƣớc khoảng 7 triệu tấn củ tƣơi/năm, và 6 nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol) đang đƣợc triển khai, tạo thuận lợi cho sản xuất sắn. Các nhà máy có địa điểm xây dựng trải rộng trên toàn quốc, thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu và giảm chi phí vận chuyển. Ngoài ra, còn có trên 4000 cơ sở chế biến sắn lát, tinh bột sắn thủ công có công suất dƣới 10 tấn củ tƣơi/ngày nằm rải rác ở hầu nhƣ hết các tỉnh trồng sắn, chủ yếu ở các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai.

- Sản phẩm sắn cao sản Việt Nam có nhu cầu cao đối với thị trƣờng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm gần 10 triệu sắn củ tƣơi, trong đó khoảng 70% dành cho xuất khẩu và 30% cho tiêu thụ trong nƣớc. Việt Nam hiện trở thành nƣớc xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan.

 Cây sắn cao sản dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tƣ, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Nông dân Việt Nam tích cực áp dụng giống và tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất sắn [13].

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất sắn trên đất dốc tại xã bạch đằng huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)