Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất sắn trên đất dốc tại xã bạch đằng huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 32)

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp:

Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp là phƣơng pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn đã đƣợc công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho ngƣời nghiên cứu có

bƣớc đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề thuận lợi khó khăn từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án,…

Trong phạm vi đề tài này, phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có đƣợc các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Bạch Đằng, từ các phòng NN & PTNT, Trạm thống kê, từ cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp… Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Sử dụng phƣơng pháp kế thừa và cập nhật từ các niên gián thống kê, các báo cáo tổng kết, sách báo, tạp chí, truy cập mạng internet, các số liệu trong các phòng ban UBNN xã, và các hộ sản xuất.

Trên cơ sở các số liệu đã thu thập tiến hành phân tích, đánh giá tìm ra xu hƣớng phát triển và đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất sắn nguyên liệu.

3.3.2. Phương pháp điều tra cụ thể

Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, các điểm chọn nghiên cứu phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Mang tính đại diện cho các vùng sinh thái trong xã trên phƣơng diện về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội…

- Có diện tích trồng sắn tƣơng đối lớn (trên 1ha)

Trên cơ sở đó tôi tiến hành chọn tất cả 3 xóm trồng sắn trên địa bàn xã và nằm trong các vùng sinh thái:

Vùng phía bắc là xóm Nà Tủ chủ yếu là vùng núi cao, cách xa trung tâm xã có diện tích tham gia mô hình là ít nhất.

Vùng giữa là xóm Đầu Cầu có diện tích khá là bằng phẳng, nằm gần trung tâm xã và có diện tích tham gia mô hình lớn nhất.

Vùng phía Nam là xóm Nà Luông, có diện tích là đồi núi thấp, nằm gần trung tâm xã và có diện tích tham gia mô hình trung bình.

Bảng 3.1. Diện tích, số hộ tham gia trồng sắn tại 3 xóm nghiên cứu năm 2014

STT Tên xóm Số hộ tham gia

(hộ) Diện tích (ha) 1 Nà Tủ 24 6 2 Đầu Cầu 36 14 3 Nà Luông 30 11 (Nguồn: UBND xã Bạch Đằng)

Chọn mẫu điều tra: theo phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên có điều kiện, xóm Đầu Cầu có 36 hộ tham gia trồng nhiều nhất chọn 18 hộ, xóm Nà Luông có 30 hộ tham gia mô hình trung bình chọn 15 hộ, xóm Nà Tủ có hộ tham gia mô hình ít nhất là 24 hộ chọn 12 hộ để điều tra. Với các hộ tham gia mô hình phải đảm bảo diện tích trồng lớn hơn 0,1 ha/vụ.

+ Xây dựng phiếu điều tra tôi xây dựng thông qua các bƣớc sau: Bƣớc 1: Dự thảo nội dung phiếu điều tra với các nội dung nghiên cứu Bƣớc 2: Tiến hành điều tra thử ở 1 số địa điểm nghiên cứu

Bƣớc 3: Bổ xung, chỉnh sửa và hoàn thiện mẫu phiếu điều tra và đó là mẫu phiếu điều tra chính thức cho các địa điểm nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp dùng để thu thập số liệu sơ cấp bao gồm:

Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi: sử dụng bảng hỏi trực tiếp hộ nông dân, với bộ câu hỏi này số liệu thu thập có thể tổng hợp vào các bảng biểu từ đó đƣa ra những nhận định về liên quan đến nội dung nghiên cứu.

Phƣơng pháp quan sát: Quan sát các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân để rút ra những kết luận liên quan phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp là phƣơng pháp thu thập các thông tin, số liệu chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ tài liệu nào, ngƣời thu thập có đƣợc thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tƣợng nghiên cứu bằng những phƣơng pháp khác nhau nhƣ: tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn…

Ngoài ra, cần sử dụng phƣơng pháp quan sát trực tiếp trong quá trình điều tra bằng bảng hỏi để có đƣợc có thể đối chiếu với những thông tin thu thập đƣợc trong bảng hỏi. Từ đó đƣa ra những đánh giá về quá trình sản xuất và tiêu thụ sắn trên địa bàn xã Bạch Đằng.

Nội dung phiếu điều tra

Phiếu điều tra cung cấp các thông tin chủ yếu nhƣ: nhân khẩu, lao động, độ tuổi, trình độ văn hóa, các nguồn lực của nông hộ nhƣ: ruộng đất, tƣ liệu sản xuất, vốn, chi phí sản xuất, thu nhập của ngƣời sản xuất, tình hình thu chi phục vụ sản

xuất, đời sống của ngƣời sản xuất, các thông tin khác liên quan đến sản xuất, các kiến nghị và nhu cầu của ngƣời trồng sắn…

3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp luận

Phƣơng pháp duy vật biện chứng: là phƣơng pháp đánh giá hiện tƣợng kinh tế xã hội trên cơ sở nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó ràng buộc với nhau, chúng có tác động qua lại, ảnh hƣởng lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Qua phƣơng pháp này có thể thấy đƣợc kinh tế - xã hội nông thôn trong mối quan hệ giữa các vùng khác, cũng thấy đƣợc các yếu tố nội tại ở kinh tế - xã hội nông thôn tạo ra một tổng thể hoàn chỉnh.

Phƣơng pháp duy vật lịch sử: Là phƣơng pháp nghiên cứu các sự vật, hiện tƣợng trong thời điểm lịch sử cụ thể. Bởi mỗi sự vật, hiện tƣợng không phải là bất biến mà có sự vận động, hình thành và phát triển khác nhau tại những giai đoạn lịch sử khác nhau. Những lý luận và thực tiến đƣợc xem xét trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể sẽ thấy rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tƣợng theo thời gian quá khứ, hiện tại và cả xu hƣớng trong tƣơng lai.

Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh để xác định xu hƣớng và biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tƣợng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu đƣợc đúng đắn cũng nhƣ giúp cho việc phân tích tài liệu đƣợc khoa học, khách quan, phản ánh những nội dung cần nghiên cứu.

Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, tƣơng đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng về việc phát triển sản xuất, kinh doanh của các tác nhân cùng với những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về sự phát triển cây sắn cao sản của xã Bạch Đằng trong những năm qua.

Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểu mẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn. Từ kết quả tài liệu thu thập đƣợc tôi sử dụng nhiều phƣơng pháp cụ thể nhƣ xác định các chỉ số, so sánh, đối chiếu và cân đối các chỉ tiêu nội dung, các biểu, các hiện tƣợng để làm cơ sở cho phân tích và phát triển mô hình trồng sắn cao sản.

3.3.4. Phân tích xử lý số liệu

Việc xử lý kết quả điều tra cần đƣợc tiến hành bằng các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết nhƣ: phân tích tƣ liệu, tổng hợp tƣ liệu, phƣơng pháp thống kê, so sánh và đối chiếu…

Những thông tin thu thập thông qua tiếp xúc, nói chuyện với chủ hộ và các thành viên trong hộ cần đƣợc chọn lọc và phân tích sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu.

Những thông tin liên quan đến năng suất, sản lƣợng để tính toán thu nhập, chi phí, hiệu quả cần đƣợc tổng hợp, phân tích, xử lý trên máy tính thông qua bảng tính Excel, phần mềm PivotTable… Từ đó ta có cơ sở đƣa ra những khuyến cáo thích hợp cho ngƣời nông dân.

Một số công thức tính hiệu quả kinh tế:

Công thức: Hệ thống các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế

Giá trị sản xuất (GO)

Là toàn bộ giá trị tính bằng tiền thu đƣợc của các loại sản phẩm trên một đơn vị diện tích trong một chu kỳ sản xuất.

Công thức tính: GO = Qi Pi

Trong đó: - Qi là khối lƣợng sản phẩm loại i - Pilà giá trị cả sản phẩm loại i

Chi phí trung gian (IC)

Là khoản chi phí vật chất thƣờng xuyên và dịch vụ đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm nhƣ: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ lao động.

Công thức tính: IC = Ci

Giá trị tăng thêm (VA)

Là phần tăng thêm của ngƣời lao động khi sản xuất một đơn vị diện tích trong năm. Công thức tính: VA = GO – IC

Thu nhập hỗn hợp (MI)

Là phần thu nhập thuần túy của ngƣời sản xuất bao gồm cả công lao động và lợi nhuận thu đƣợc do sản xuất thu đƣợc trong một chu kỳ sản xuất trên quy mô diện tích.

Công thức tính: MI = VA – (A+T) Trong đó:

- A là giá trị khấu hao tài sản cố định. - T là thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Lợi nhuận (Pr)

Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp sau khi thanh toán toàn bộ số tiền công lao động trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Công thức tính: Pr = MI – P  L

Trong đó:

- P là giá trị thuê một ngày công lao động.

- L là số lao động sử dụng trong một chu kỳ sản xuất.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ

- Chỉ tiêu GO/IC: Phản ánh giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian. - Chỉ tiêu MI/IC: Phản ánh thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí trung gian. - Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí trung gian VA/IC: Chỉ tiêu này phản ánh với mức độ đầu tƣ một đồng trung gian thì tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu.

- Năng suất lao động GO/CLĐ: Phản ánh giá trị sản xuất đƣợc tạo ra do một lao động trong 1 năm. Chỉ tiêu này cho thấy một lao động trong 1 năm sử dụng bao nhiêu đồng giá trị để tạo ra thu nhập.

- Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất VA/GO: Chỉ tiêu này phản ánh nếu bỏ ra một đồng chi phí thì sẽ thu đƣợc giá trị gia tăng là bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này của hộ càng cao thì chứng tỏ thu nhập của hộ càng cao.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm địa bàn xã Bạch Đằng - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng.

4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Xã Bạch Đằng nằm ở phía Nam của huyện Hoà An, cách Thành phố Cao Bằng 20km, có Quốc lộ 3 chạy qua. Có địa giới hành chính đƣợc xác định nhƣ sau:

+ Phía Bắc giáp xã Hƣng Đạo, phƣờng Đề Thám thành phố Cao Bằng. + Phía Nam giáp xã Minh Khai huyện Thạch An.

+ Phía Đông giáp xã Lê Chung huyện Hòa An, xã Canh Tân huyện Thạch An. + Phía Tây giáp xã Bình Dƣơng huyện Hòa An, xã Thịnh Vƣợng huyện Nguyên Bình.

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là: 6.006,74 ha.

Địa hình, địa mạo

Xã Bạch Đằng là xã miền núi nên địa hình ở đây chủ yếu là đồi, núi cao xen kẽ là những thung lũng có thể sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, đa số đồi núi là đất lâm nghiệp.

Địa hình miền núi phức tạp gây khó khăn không nhỏ đến khả năng sử dụng đất cho mục đích sản xuất nông lâm nghiệp nhƣ hạn hán, úng lụt cục bộ, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, cải tạo đồng ruộng…khó khăn trong việc bố trí các công trình quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Khí hậu

Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trƣng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô.

Mùa mƣa: bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 hàng năm. Lƣợng mƣa

trung bình mùa mƣa là 200 - 250 mm. Nhiệt độ trung bình mùa mƣa là 20oC – 28oC

Mùa khô: kéo dài từ tháng 10 năm trƣớc tới tháng 3 năm sau. Các tháng giá rét thƣờng kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2. Lƣợng mƣa trung bình mùa khô là 20 –

40 mm; thấp nhất: 10 – 20 mm. Nhiệt độ trung bình mùa khô 8oC – 15oC và độ ẩm

trung bình hàng tháng là 70% – 80% .

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm dao động từ 1.500mm đến 2.000 mm.

Thủy văn

Nguồn nƣớc mặt gồm có sông Hiến, hồ Khuổi Lái, hệ thống suối, ao, hồ nhỏ tổng diện tích khoảng 101,83 ha và các sông suối nhỏ cung cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã, diện tích nuôi trồng thủy sản 1,45 ha.

Đất đai:

Xã Bạch Đằng có Tổng diện tự nhiên là 6.006,74 ha. Cơ cấu sử dụng đất đƣợc thể hiện nhƣ sau:

- Đất nông nghiệp 5.561,8 ha, chiếm 92,60 % tổng diện tích đất tự nhiên - Đất phi nông nghiệp 409,04 ha, chiếm 6,81% tổng diện tích đất tự nhiên - Đất chƣa sử dụng 13,98 ha, chiếm 0,23% tổng diện tích đất tự nhiên

Hiện trạng sử dụng đất của xã Bạch Đằng năm 2014 với tổng diện tích tự nhiên là 6006,74 ha, đất sản xuất nông nghiệp chiếm lớn nhất chiếm với tỷ trọng lớn là 92,59% gồm đất sản xuất nông nghiệp 7,44%, đất lâm nghiệp chiếm 84,78%, đất nuôi trồng thủy hải sản chiếm 0,0024% và đất nông nghiệp khác chiếm 0,35%. Trong đó đất trồng cây hàng năm sử dụng tốt và đem lại hiệu quả hàng năm cho ngƣời nông dân. Đất chƣa sử dụng chiếm tỷ lệ ít nhất 0,23%. Đất phi nông nghiệp chiếm 7,17% chủ yếu dùng vào mục đích xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, công trình xã hội, đất trụ sở cơ quan. Ta thấy đất trong lâm nghiệp vẫn chiếm khá lớn cụ thể trong đất rừng phòng hộ chiếm 5092,37 ha chiếm 84,78% so với đất tự nhiên, với điều kiện địa hình nhƣ xã Bạch Đằng đây là điều kiện tốt để thực hiện các chƣơng trình trồng rừng chống xói mòn, rửa trôi đất trên đầu nguồn, hạn chế lũ quét vào mùa mƣa giảm thiệt hại cho cây trồng.

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Bạch Đằng năm 2014

STT Loại đất Năm 2014

DT (ha) CC (%)

Tổng diện tích tự nhiên 6006,74 100

I Đất nông nghiệp 5561,72 92,59

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 446,78 7,44

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 278,46 4,63

1.1.1.1 Đất trồng lúa 176,64 2,94

1.1.1.2 Đất có dùng vào chăn nuôi 0,04 0,0006

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 101,78 1,69

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 168,32 2,80

1.2 Đất lâm nghiệp 5092,37 84,78

1.2.1 Đất rừng sản xuất 267,92 4,46

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 4824,45 80,31

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1,45 0,0024

1.4 Đất nông nghiệp khác 21,12 0,351

II Đất phi nông nghiệp 431,04 7,17

III Đất chƣa sử dụng 13,98 0,23

(Nguồn: UBND xã Bạch Đằng)

Rừng:

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2014. Diện tích đất lâm nghiệp của xã có 5092,37 ha, chiếm 84,78% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng phòng hộ. Bên cạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ phát triển vốn rừng, ngƣời dân còn tập trung chăm sóc và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng. Thảm thực vật rừng chủ yếu ở Bạch Đằng: với đặc điểm khí hậu thổ nhƣỡng địa phƣơng phù hợp trồng cây công nghiệp nhƣ thông, lát, keo...

Tình trạng đốt nƣơng làm rẫy và khai thác lâm sản trái phép vẫn tái diễn, việc thực hiện quy hoạch rừng và giao rừng cho hộ dân cũng là vấn đề khó khăn về

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất sắn trên đất dốc tại xã bạch đằng huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)