0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá thực trạng tiêu thụ sắn cao sản tại xã Bạch Đằng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SẮN TRÊN ĐẤT DỐC TẠI XÃ BẠCH ĐẰNG HUYỆN HÒA AN TỈNH CAO BẰNG (Trang 55 -58 )

Qua điều tra phỏng vấn tại các hộ trồng sắn cao sẳn cho thấy mục đích sử dụng sắn chủ yếu để bán, kết hợp dùng để chăn nuôi

. Cho thấy trong 45 hộ đƣợc phỏng vấn cho biết có 43 hộ tại xã Bạch Đằng sản xuất sắn nhằm mục đích để bán chiếm 95,5%, còn 2 hộ sản xuất sắn nhằm mục đích vừa để chăn nuôi chiếm 4,5%.

Về giá cả

Đối với ngƣời nông dân nông thôn, đặc biệt là những ngƣời sống dựa vào nông nghiệp thì giá cả có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ. Ngay từ đầu vụ xã đã thống nhất với các doanh nghiệp công ty chế biến tinh bột sắn Khánh Hạ tiêu thụ sắn cao sản củ tƣơi cho các hộ nông dân, thống nhất về giá chất lƣợng chủng loại thời gian giao hàng và hình thức thanh toán. Giá bán sắn cao sản qua các năm có sự biến đổi không đáng kể. Cụ thể giá sắn cao sản đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây.

Bảng 4.10. Tình hình giá sắn cao sản của xã Bạch Đằng qua 3 năĐm 2012 – 2014 ĐVT: Nghìn đồng/kg Năm Giá bán 2012 1,3 2013 1,35 2014 1,4

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua 3 năm ta thấy giá cả của sắn đã đƣợc tăng lên qua các năm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân yên tâm đầu tƣ vào sản xuất.

4.3.2.1. Thị trường

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất sắn nói riêng thị trƣờng tiêu thụ có vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Thị trƣờng thúc đẩy quá trình trồng và sản xuất sắn cao sản của hộ nông dân đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao thu nhập của ngƣời dân. Thị trƣờng là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, thị trƣờng ổn định

sẽ thu hút đƣợc ngƣời dân tham gia và mở rộng sản xuất theo hƣớng hàng hóa, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn.

Sản phẩm cung ứng cho thị trƣờng là sắn củ tƣơi, chính vì vậy nếu không có đƣợc đầu ra ổn định cùng với một mức giá phù hợp thì ngƣời dân sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, HQKT sẽ giảm sút thậm chí có nhiều hộ gia đình sẽ bị nợ nần thông qua quá trình điều tra phỏng vấn tại địa phƣơng có thể thấy tình hình tiêu thụ sắn cao sản KM94 chủ yếu qua 2 kênh, và cụ thể qua sơ đồ 4.1 nhƣ sau

(2)

(1)

Sơ đồ 4.1 Kênh phân phối tiêu thụ sắn tại xã Bạch Đằng

Thông qua quá trình điều tra phỏng vấn tại địa phƣơng có thể thấy tình hình tiêu thụ sắn cao sản chủ yếu qua 2 kênh, cụ thể hình 4.1 nhƣ sau.

Kênh thứ I: Kênh tiêu thụ trực tiếp một số hộ nông dân đem sản phẩm sắn khô đã qua chế biến để bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng trong chăn nuôi.

Kênh thứ II: Sắn cao sản sau khi đƣợc thu hoạch đạt tiêu chuẩn củ không bị thối hỏng, thu hoạch không lẫn các tạp chất khác sản phẩm sẽ đƣợc doanh nghiệp thu mua với giá là (1.400 đồng/kg) giá đƣợc ổn định trong thời gian thu hoạch

Công ty TNHH

Khánh Hạ

Ngƣời thu gom

Công ty chế biến

Trang trại

chăn nuôi

Nguời dân

trong xã

Ngƣời

chăn nuôi

Ngƣời tiêu dùng

Ngƣời sản xuất

Sắn sau khi thu hoạch sẽ đƣợc vận chuyển đến đia điểm tập kết hoặc những nơi thuận lợi để công ty thu mua. Nguời ký hợp đồng với nhà máy chế biến tinh bột sắn (công ty cổ phần Khánh Hạ) là cán bộ khuyến nông xã Phùng Anh Thƣơng và trƣởng xóm.

Thu nhập của các hộ trồng sắn cao sản tại xã Bạch Đằng 2012 – 2014

Từ khi triển khai mô hình trồng sắn đã đem lại những hiệu quả thiết thực cho ngƣời dân, cải thiện cuộc sống của hộ gia đình, nâng cao mức sống nâng cao thu nhập hiệu quả kình tế cho ngƣời dân, để thấy đƣợc thu nhập của các hộ ta đi xem xét bảng sau:

Bảng 4.11. Tình hình thu nhập của các hộ đƣợc điều tra tại xã Bạch Đằng năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Nhóm hộ Thu nhập của các hộ qua các năm

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nhóm hộ I 10 - 15 10 - 15 10 - 15

Nhóm hộ II 15 - 20 15 - 20 15 - 20

Nhóm hộ III 0 0 30 - 40

(Nguồn: Thu thập từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.11 Thấy thu nhập của các hộ sản xuất sắn cao sản tại xã Bạch Đằng có sự chênh lệch khác nhau giữa các hộ gia đình đó là do mức độ quy mô diện tích của các hộ có phần khác nhau. Các hộ có diện tích sản xuất lớn thu nhập đƣợc từ 30 đến 40 triệu đồng/năm còn hộ sản xuất với quy mô nhỏ (<0.5) ha thì thu nhập chỉ đạt từ 10- 15 triệu đồng trên một năm.

Các hộ sản xuất với diện tích trung bình từ 0,5 ha đến 1 ha thu nhập đƣợc từ 15 đến 20 triệu đồng trên một năm sau khi các hộ đã trừ các chi phí nhƣ tiền phân bón. Có thể thấy rằng các hộ có thu nhập từ 30 đến 40 triệu đồng/năm thƣờng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn với (7%). Các hộ với quy mô ở mức trung bình từ 0.5ha đến 1ha chiếm tỷ lệ là (37,7%). Và chiếm tỷ lệ cao nhất là các hộ với mức quy mô nhỏ hơn là (55,3%).

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SẮN TRÊN ĐẤT DỐC TẠI XÃ BẠCH ĐẰNG HUYỆN HÒA AN TỈNH CAO BẰNG (Trang 55 -58 )

×