Phân tích xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất sắn trên đất dốc tại xã bạch đằng huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 36)

Việc xử lý kết quả điều tra cần đƣợc tiến hành bằng các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết nhƣ: phân tích tƣ liệu, tổng hợp tƣ liệu, phƣơng pháp thống kê, so sánh và đối chiếu…

Những thông tin thu thập thông qua tiếp xúc, nói chuyện với chủ hộ và các thành viên trong hộ cần đƣợc chọn lọc và phân tích sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu.

Những thông tin liên quan đến năng suất, sản lƣợng để tính toán thu nhập, chi phí, hiệu quả cần đƣợc tổng hợp, phân tích, xử lý trên máy tính thông qua bảng tính Excel, phần mềm PivotTable… Từ đó ta có cơ sở đƣa ra những khuyến cáo thích hợp cho ngƣời nông dân.

Một số công thức tính hiệu quả kinh tế:

Công thức: Hệ thống các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế

Giá trị sản xuất (GO)

Là toàn bộ giá trị tính bằng tiền thu đƣợc của các loại sản phẩm trên một đơn vị diện tích trong một chu kỳ sản xuất.

Công thức tính: GO = Qi Pi

Trong đó: - Qi là khối lƣợng sản phẩm loại i - Pilà giá trị cả sản phẩm loại i

Chi phí trung gian (IC)

Là khoản chi phí vật chất thƣờng xuyên và dịch vụ đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm nhƣ: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ lao động.

Công thức tính: IC = Ci

Giá trị tăng thêm (VA)

Là phần tăng thêm của ngƣời lao động khi sản xuất một đơn vị diện tích trong năm. Công thức tính: VA = GO – IC

Thu nhập hỗn hợp (MI)

Là phần thu nhập thuần túy của ngƣời sản xuất bao gồm cả công lao động và lợi nhuận thu đƣợc do sản xuất thu đƣợc trong một chu kỳ sản xuất trên quy mô diện tích.

Công thức tính: MI = VA – (A+T) Trong đó:

- A là giá trị khấu hao tài sản cố định. - T là thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Lợi nhuận (Pr)

Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp sau khi thanh toán toàn bộ số tiền công lao động trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Công thức tính: Pr = MI – P  L

Trong đó:

- P là giá trị thuê một ngày công lao động.

- L là số lao động sử dụng trong một chu kỳ sản xuất.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ

- Chỉ tiêu GO/IC: Phản ánh giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian. - Chỉ tiêu MI/IC: Phản ánh thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí trung gian. - Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí trung gian VA/IC: Chỉ tiêu này phản ánh với mức độ đầu tƣ một đồng trung gian thì tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu.

- Năng suất lao động GO/CLĐ: Phản ánh giá trị sản xuất đƣợc tạo ra do một lao động trong 1 năm. Chỉ tiêu này cho thấy một lao động trong 1 năm sử dụng bao nhiêu đồng giá trị để tạo ra thu nhập.

- Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất VA/GO: Chỉ tiêu này phản ánh nếu bỏ ra một đồng chi phí thì sẽ thu đƣợc giá trị gia tăng là bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này của hộ càng cao thì chứng tỏ thu nhập của hộ càng cao.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm địa bàn xã Bạch Đằng - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng.

4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Xã Bạch Đằng nằm ở phía Nam của huyện Hoà An, cách Thành phố Cao Bằng 20km, có Quốc lộ 3 chạy qua. Có địa giới hành chính đƣợc xác định nhƣ sau:

+ Phía Bắc giáp xã Hƣng Đạo, phƣờng Đề Thám thành phố Cao Bằng. + Phía Nam giáp xã Minh Khai huyện Thạch An.

+ Phía Đông giáp xã Lê Chung huyện Hòa An, xã Canh Tân huyện Thạch An. + Phía Tây giáp xã Bình Dƣơng huyện Hòa An, xã Thịnh Vƣợng huyện Nguyên Bình.

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là: 6.006,74 ha.

Địa hình, địa mạo

Xã Bạch Đằng là xã miền núi nên địa hình ở đây chủ yếu là đồi, núi cao xen kẽ là những thung lũng có thể sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, đa số đồi núi là đất lâm nghiệp.

Địa hình miền núi phức tạp gây khó khăn không nhỏ đến khả năng sử dụng đất cho mục đích sản xuất nông lâm nghiệp nhƣ hạn hán, úng lụt cục bộ, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, cải tạo đồng ruộng…khó khăn trong việc bố trí các công trình quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Khí hậu

Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trƣng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô.

Mùa mƣa: bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 hàng năm. Lƣợng mƣa

trung bình mùa mƣa là 200 - 250 mm. Nhiệt độ trung bình mùa mƣa là 20oC – 28oC

Mùa khô: kéo dài từ tháng 10 năm trƣớc tới tháng 3 năm sau. Các tháng giá rét thƣờng kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2. Lƣợng mƣa trung bình mùa khô là 20 –

40 mm; thấp nhất: 10 – 20 mm. Nhiệt độ trung bình mùa khô 8oC – 15oC và độ ẩm

trung bình hàng tháng là 70% – 80% .

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm dao động từ 1.500mm đến 2.000 mm.

Thủy văn

Nguồn nƣớc mặt gồm có sông Hiến, hồ Khuổi Lái, hệ thống suối, ao, hồ nhỏ tổng diện tích khoảng 101,83 ha và các sông suối nhỏ cung cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã, diện tích nuôi trồng thủy sản 1,45 ha.

Đất đai:

Xã Bạch Đằng có Tổng diện tự nhiên là 6.006,74 ha. Cơ cấu sử dụng đất đƣợc thể hiện nhƣ sau:

- Đất nông nghiệp 5.561,8 ha, chiếm 92,60 % tổng diện tích đất tự nhiên - Đất phi nông nghiệp 409,04 ha, chiếm 6,81% tổng diện tích đất tự nhiên - Đất chƣa sử dụng 13,98 ha, chiếm 0,23% tổng diện tích đất tự nhiên

Hiện trạng sử dụng đất của xã Bạch Đằng năm 2014 với tổng diện tích tự nhiên là 6006,74 ha, đất sản xuất nông nghiệp chiếm lớn nhất chiếm với tỷ trọng lớn là 92,59% gồm đất sản xuất nông nghiệp 7,44%, đất lâm nghiệp chiếm 84,78%, đất nuôi trồng thủy hải sản chiếm 0,0024% và đất nông nghiệp khác chiếm 0,35%. Trong đó đất trồng cây hàng năm sử dụng tốt và đem lại hiệu quả hàng năm cho ngƣời nông dân. Đất chƣa sử dụng chiếm tỷ lệ ít nhất 0,23%. Đất phi nông nghiệp chiếm 7,17% chủ yếu dùng vào mục đích xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, công trình xã hội, đất trụ sở cơ quan. Ta thấy đất trong lâm nghiệp vẫn chiếm khá lớn cụ thể trong đất rừng phòng hộ chiếm 5092,37 ha chiếm 84,78% so với đất tự nhiên, với điều kiện địa hình nhƣ xã Bạch Đằng đây là điều kiện tốt để thực hiện các chƣơng trình trồng rừng chống xói mòn, rửa trôi đất trên đầu nguồn, hạn chế lũ quét vào mùa mƣa giảm thiệt hại cho cây trồng.

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Bạch Đằng năm 2014

STT Loại đất Năm 2014

DT (ha) CC (%)

Tổng diện tích tự nhiên 6006,74 100

I Đất nông nghiệp 5561,72 92,59

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 446,78 7,44

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 278,46 4,63

1.1.1.1 Đất trồng lúa 176,64 2,94

1.1.1.2 Đất có dùng vào chăn nuôi 0,04 0,0006

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 101,78 1,69

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 168,32 2,80

1.2 Đất lâm nghiệp 5092,37 84,78

1.2.1 Đất rừng sản xuất 267,92 4,46

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 4824,45 80,31

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1,45 0,0024

1.4 Đất nông nghiệp khác 21,12 0,351

II Đất phi nông nghiệp 431,04 7,17

III Đất chƣa sử dụng 13,98 0,23

(Nguồn: UBND xã Bạch Đằng)

Rừng:

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2014. Diện tích đất lâm nghiệp của xã có 5092,37 ha, chiếm 84,78% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng phòng hộ. Bên cạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ phát triển vốn rừng, ngƣời dân còn tập trung chăm sóc và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng. Thảm thực vật rừng chủ yếu ở Bạch Đằng: với đặc điểm khí hậu thổ nhƣỡng địa phƣơng phù hợp trồng cây công nghiệp nhƣ thông, lát, keo...

Tình trạng đốt nƣơng làm rẫy và khai thác lâm sản trái phép vẫn tái diễn, việc thực hiện quy hoạch rừng và giao rừng cho hộ dân cũng là vấn đề khó khăn về địa bàn quản lý, về kinh phí hỗ trợ… nên chất lƣợng rừng thấp, chƣa đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn và chƣa đóng góp nhiều vào tăng trƣởng kinh tế của xã.

Mặt nước:

Nguồn nƣớc mặt gồm có sông Hiến, hồ Khuổi Lái, hệ thống suối, ao, hồ nhỏ tổng diện tích khoảng 101,83 ha và các sông suối nhỏ cung cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã, diện tích nuôi trồng thủy sản 1,45 ha.

Khoáng sản:

Trên địa bàn xã hiện có mỏ khai thác vật liệu xây dựng: Mỏ cát sỏi khu vực Kéo Thin - Khau Cải (23,41 ha), mỏ sắt Cốc Lùng (3,60 ha).

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Dân số và lao động

Toàn xã có 541 hộ, 2.216 nhân khẩu cƣ trú tại 12 xóm là xóm Đầu Cầu, xóm Nà Luông, xóm Nà Tủ, xóm Bản Sẳng, xóm Bốc Thƣợng I, xóm Bốc Thƣợng II, xóm Khuổi Kép, xóm Nà Roác 1, xóm Nà Roác 2, xóm Nà Roác, xóm Nà Roác 3 và xóm Phiêng Lừa. Trong đó dân tộc Tày chiếm 93%, dân tộc Kinh và dân tộc khác chiếm 7%.

Tổng số lao động:

Toàn xã có 1.840 lao động, trong đó: lao động nông nghiệp là 1.785 ngƣời, lao động phi nông nghiệp là 55 ngƣời

* Đánh giá nguồn nhân lực: xã có nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, nhƣng chủ yếu là lao động thuần nông, đội ngũ lao động chƣa đƣợc qua đào tạo, dạy nghề đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM.

4.1.2.2.Tình hình phát triển ngành nông nghiệp

Ngành trồng trọt:

Bảng 4.2. Một số cây trồng chính của xã năm 2014 STT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng (tấn) 1 Lúa 185 46,5 774,5 2 Ngô 67 41,1 286,5 3 Sắn 31 22,1 685,1 4 Lạc 3,3 0,2 2,6 5 Dứa 30,4 - - (Nguồn: UBND xã Bạch Đằng)

- Cây lƣơng thực: cây lƣơng thực trên địa bàn xã chủ yếu là lúa và ngô với tổng diện tích gieo trồng là 251 ha. Sản lƣợng cây lƣơng thực năm 2014 đạt 1.070 tấn.

- Cây có củ: chủ yếu là cây sắn với tổng diện tích gieo trồng là 31 ha. Sản lƣợng cây có củ năm 2014 đạt 685,1 tấn

- Cây công nghiệp ngắn ngày: chủ yếu là lạc với tổng diện tích gieo trồng là 3,5 ha. Sản lƣợng cây công nghiệp ngắn ngày năm 2013 đạt 8,2 tạ/ha.

Ngành chăn nuôi:

Bảng 4.3. Số lƣợng các vật nuôi của xã trong giai đoạn năm 2012 – 2014

STT Vật nuôi ĐVT Năm 2012 2013 2014 1 Trâu Con 363 361 400 2 Bò Con 62 30 41 3 Lợn Con 1.545 1.651 1.674 4 Gia Cầm Con < 8.000 < 12.000 15.641 (Nguồn: UBND xã Bạch Đằng)

Ngành chăn nuôi trên địa bàn tƣơng đối kém phát triển do ảnh hƣởng của điều kiện thời tiết (giá rét) và tình hình dịch bệnh. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi tận dụng, quy mô nhỏ ngay tại các hộ gia đình, tuy nhiên bên cạnh đó chỉ có 1 đến 2 hộ gia đình chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, chăn nuôi trang trại.

Năm 2013 tổng đàn trâu, bò trên địa bàn xã là 391 con (có xu hƣớng giảm so với năm 2012 vì bà con nhân dân bán để mua máy cày bừa, và do hạn chế về vấn đề thiếu bãi chăn thả, đồng cỏ chăn nuôi); tổng đàn lợn có 1.651 con; tổng đàn gia cầm là trên 12 nghìn con. Đến năm 2014 tổng đàn gia súc là 441 con có xu hƣớng tăng lên so với năm 2013, tổng đàn lợn là 1.674 con không có sự thay đổi lớn về quy mô của chăn nuôi lợn tại xã Bạch Đằng; tổng đàn gia cẩm là 15.641 con tăng lên khá cao so

với năm 2013 ngƣời dân tại xã đã chú trọng hơn việc đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm mở rộng quy mô.

Ngành Lâm nghiệp

Tổng diện tích rừng trên địa bàn xã là 4.824,45 ha, trong đó rừng khoanh nuôi là 4.556,53 ha; rừng trồng là 267,92 ha.

4.1.2.3. Tình hình phát triển các ngành thương mại và dịch vụ

Năm 2014, toàn xã có 55 hộ làm kinh doanh, dịch vụ trong đó chủ yếu là bán hàng tạp hóa, bánh kẹo. Còn lại một số là kinh doanh TĂCN, thực phẩm, sửa chữa xe máy và điện.

 Thu nhập

Năm 2014, thu nhập bình quân đầu ngƣời của ngƣời dân trên địa bàn xã đạt 11,4 triệu đồng.

 Tỷ lệ hộ nghèo

Năm 2104 trên địa bàn xã vẫn còn 39 hộ nghèo, chiếm 7,18 %. Trong số các hộ nghèo trên địa bàn thì 100% là sản xuất nông nghiệp trong đó 21% số hộ nghèo là không có đất sản xuất; 1,61% là do không có sức sản xuất (lƣời lao động, ốm đau bệnh tật).

4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng

Phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu hàng đầu đối với mỗi quốc gia hay một vùng kinh tế nào và Bạch Đằng cũng vậy, để làm đƣợc điều đó yếu tố về cơ sở hạ tầng là không thể thiếu, đặc biệt giao thông luôn là vấn đề hàng đầu đƣợc quan tâm.

Giao thông:

Toàn xã có 59,5139 km đƣờng giao thông nông thôn các loại. Bao gồm:

- Đƣờng trục liên xã dài 23,355 km là đƣờ ng cấp phối và đƣờng đất, cần phải đƣợc cứng hóa đạt chuẩn theo yêu cầu chất lƣợng của Bộ GTVT.

- Đƣờng trục thôn xóm dài 15,763 km trong đó 3,406 km đã đƣợc nhựa hóa mặt rộng 3 m (chiếm 24,04%) còn lại 10,759 km đƣờng cấp phối và đƣờng đất. Trong 3,406 km đƣợc nhựa hóa đã bị xuống cấp. .

- Đƣờng ngõ xóm dài 10,491 km trong vẫn là đƣờng đất lầy lội vào mùa mƣa, ngƣời dân đi lại gặp nhiều khó khăn.

- Đƣờng trục chính nội đồng dài 9,321 km trong đó 100% vẫn còn là đƣờng đất.

Thủy lợi:

 Kênh mƣơng

Tổng số kênh mƣơng do xã quản lý có chiều dài là 19,648 km trong đó đã kiên cố hóa đƣợc 9,613 km còn lại là mƣơng đất.

 Trạm bơm

Hiện nay trên địa bàn xã không có các trạm bơm tƣới tiêu. Việc đƣa nƣớc tƣới vào hệ thống kênh mƣơng chủ yếu là dẫn trực tiếp từ các khe suối do đó chƣa đảm bảo đƣợc việc tƣới tiêu chủ động.

Toàn xã chỉ có khu ruộng ở 3 xóm Nà Roác là nƣớc đủ điều tiết cho nhu cầu tƣới tiêu hàng năm vì ở đây gần hồ, đập Khuổi Lái.

 Các công trình thủy lợi

Trên địa bàn xã hiện chƣa có các phai, đập và đai dẫn nƣớc.

Điện

- Trên địa bàn xã có 4 trạm biến áp, với tổng công suất 505 KVA.

- Đƣờng dây cao thế có 16,264 km trong đó 100% đang còn tốt; đƣờng dây trung thế có 8,890 km, đƣờng dây hạ thế có 8,210 km trong đó 50% còn tốt.

Nhìn chung hệ thống điện trên địa bàn xã đã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, tuy nhiên hiện nay vẫn còn 5 xóm chƣa có điện. Cần phải đầu tƣ thêm các trạm biến áp, hệ thống đƣờng dây cao thế và hạ thế để đảm bảo tất cả các hộ đều đƣợc dùng điện.

- Tổng số hộ đƣợc sử dụng điện lƣới thƣờng xuyên, an toàn từ các nguồn trên địa bàn xã là 450 hộ, chiếm 83,17%. Trong đó từ điện lƣới quốc gia là 327 hộ và các hộ còn lại chủ yếu là dùng máy phát điện (thủy điện nhỏ với công xuất 0,3KWA, 0,5

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất sắn trên đất dốc tại xã bạch đằng huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)