Giám đốc Nguyễn Văn Hùng
3.2.3. Thực hiện tốt quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là những quy định phải thực hiện trong quá trình cấp tín dụng của Chi nhánh đối với khách hàng. Quy trình tín dụng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh.
Với quy trình tín dụng của Chi nhánh hiện nay rất cụ thể và chặt chẽ, phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào cán bộ tín dụng cũng thực hiện đầy đủ các quy trình tín dụng. Nhiều cán bộ tín dụng làm việc theo kinh nghiệm của mình. Vì vậy, dễ dẫn đến rủi ro cho Chi nhánh trong hoạt động tín dụng. Do đó, để đảm bảo chất lượng tín dụng, các cán bộ tín dụng cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy trình tín dụng, và có trách nhiệm hướng dẫn cho khách hàng các thủ tục tín dụng cần tuân thủ, để hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng. Nghĩa là cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt các bước sau:
+Một là: Trước khi cấp tín dụng
Đây là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng của phân tích tín dụng. Nội dung chủ yếu là thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến người vay.
Nội dung phân tích bao gồm việc đánh giá các khoản nợ, phân tích luồng tiền, sử dụng các tỷ lệ như nhóm các tỷ lệ thanh khoản, nhóm các tỷ lệ sinh lời, nhóm các tỷ lệ rủi ro.
+Hai là: Xây dựng và ký kết các hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng là văn bản viết ghi lại thoả thuận giữa người nhận tài trợ và ngân hàng, với nội dung chủ yếu là ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định và lãi suất nhất định. Hợp đồng tín dụng phải bao gồm đầy đủ nội dung là khách hàng, mục đích sử dụng, số lượng tín dụng, lãi suất, phí, thời hạn tín dụng, các loại đảm bảo...
+Ba là: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng
Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết, ngân hàng có trách nhiệm cấp tiền (hoặc thanh toán bằng tiền hàng) cho khách hàng như thoả thuận. Kèm theo việc cấp tín dụng, ngân hàng kiểm soát khách hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân, nếu bên vay vi phạm hợp đồng. Ngân hàng có thể yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp, giảm số tiền vay...
+Bốn là: Thu nợ và đưa ra các phán quyết tín dụng mới. Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi.
Trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, làm ăn yếu kém không còn cách nào cứu vãn, ngân hàng áp dụng phương thức thanh lý, tức là sử dụng các biện pháp có thể được để thu hồi khoản nợ, bao gồm phong toả và bán các tài sản thế chấp, tước đoạt các khoản tiền gửi...
Trường hợp khách hàng có khó khăn về tài chính nhưng vẫn tìm cách khắc phục để trả nợ, Ngân hàng thường áp dụng phương án khai thác, bao gồm gia hạn nợ, giảm lãi hoặc cho vay thêm.