Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 1 Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Habubank Vạn Phúc pot (Trang 28 - 32)

Giám đốc Nguyễn Văn Hùng

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 1 Hoạt động huy động vốn

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động năm 2006-2008 theo kỳ hạn

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) 2007/2006 2008/2007 Tổng nguồn 356,550 699,270 839,167 196 120 Ngắn hạn 253,150 555,220 689,795 219 124 Tỷ trọng 71% 79,4% 82,2% Trung, dài hạn 103,400 144,050 149,372 139 104 Tỷ trọng 29% 20,6% 17,8%

(Nguồn: Tổng hợp từ phòng Kế toán và phòng Phát triển kinh doanh)

Trong công tác huy động vốn, mặc dù luôn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng thương mại trong việc thu hút vốn nhàn rỗi thông qua dịch vụ chăm sóc khách hàng, đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, và các chương trình khuyến mại có giá trị lớn để thu hút khách hàng. Ngoài ra Chi nhánh mới mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2005, nên gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng do thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt chính sách khách hàng với phương châm hoạt động xuyên suốt là “ Giá trị tích luỹ niềm tin” chính vì vậy nguồn vốn huy động của Chi nhánh qua 3 năm tăng liên tục và ổn định .

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2006-2008

356,550 699,270 839,167 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000

năm 2006 năm 2007 năm 2008

Tại thời điểm ngày 31/12/2006 tổng nguồn vốn huy động là 356,550 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 699,270 tỷ đồng, tăng 96% so với năm 2006, về số tuyệt đối là 333,720 tỷ đồng. Đến ngày 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động là 839,167 tỷ đồng, tăng nhẹ 20% so với năm 2007, về số tuyệt đối là 139,879 tỷ đồng. Trong khi chỉ tiêu vốn huy động được giao cho năm 2008 là 983,353 tỷ đồng,Chi nhánh chỉ đạt 85% kế hoạch được giao. Vì thời điểm nửa cuối năm 2008, trên thị trường tài chính tiền tệ rất khan hiếm VN đồng. Nguyên nhân là do lạm phát tăng cao, để giảm lạm phát Ngân hàng trung ương đã thực hiện các biện pháp như tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hút bớt tiền mặt trong lưu thông. Các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, giữa các Ngân hàng có cuộc chạy đua gay gắt trong huy động tiền gửi để tránh rủi ro thanh khoản, có thời điểm trên thị trường lãi suất được đẩy lên đến gần 20%, nên Chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Nguyên nhân nữa là do trong tháng 11 và 12 năm 2008,

khách hàng lớn của Chi nhánh là Tổng HUD đã rút toàn bộ số tiền gửi trị giá gần 100 tỷ đồng.

Về kỳ hạn: nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn: Năm 2006, chiếm 71%, năm 2007, chiếm 79,4%, năm 2008, chiếm 82.2% trong tổng nguồn vốn huy động, và đều tăng mạnh qua các năm. Nguồn vốn trung và dài hạn cũng tăng lên qua các năm, nhưng không lớn so với nguồn ngắn hạn và xét về mặt tỷ trọng thì có xu hướng giảm qua các năm, 29% năm 2006, 20,6% năm 2007 và 17.8% năm 2008. Do đối tượng khách hàng mục tiêu của Chi nhánh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nhưng với tình hình huy động vốn như trên thì sẽ gây ra nhiều khó khăn cho Chi nhánh trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn trung và dài hạn của các khách hàng.

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn 356,550 100 699,270 100 839,167 100

Tiền gửi tiết

kiệm 179,714 50,40 619,212 88,55 695,595 82,89

Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Nguồn khác 166,979 46,84 21,054 3,02 35,012 4,18

(Nguồn: Tổng hợp từ phòng Kế toán và phòng Phát triển kinh doanh)

Xét về cơ cấu huy động vốn:

- Trong tổng vốn huy động từ khách hàng của chi nhánh, huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn. Xu hướng trên thể hiện trạng thái dư tiền trong dân do đời sống kinh tế tăng, thu nhập của dân cư tăng, nên tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư tăng. Năm 2006, do mới đi vào hoạt động, nên Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn, lượng vốn huy động được từ dân cư đạt 179, 714 tỷ đồng, chiếm 54% và không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn, và phải vay từ hội sở. Sang năm 2007, cơ cấu huy động vốn của chi nhánh đã thay đổi nguồn vốn huy động từ dân cư tăng rất mạnh, đạt 619,212 tỷ đồng, tăng 244%, so với năm 2006, chiếm 88,55% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008, nguồn vốn này là 695,595 tỷ đồng, tăng nhẹ 12,3% so với năm 2007, chiếm 82,89%.

-Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế trong năm 2008, đạt 9,857 tỷ đồng, chiếm một tỷ lệ nhỏ là 2,67 %, và năm 2007 đã tăng lên 59 tỷ, chiếm tỷ trọng 8,43%. Đến năm 2008 tăng lên 108,56 tỷ đồng, chiếm tỷ trong 12,93% Như vậy nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng nhưng không lớn và tỷ trọng trong tổng nguồn gửi cũng không cao. Điều đó là do các Doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần quay vòng vốn nên không để nhiều vốn trong Ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn này tăng chứng tỏ Chi nhánh đã tạo được uy tín nhất định trên thị trường.Vốn này có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng vì tuy không ổn định (do không xác định được chính xác thời gian khách hàng rút vốn) nhưng bù lại thì chi phí phải trả cho nguồn này là thấp (do các tổ chức kinh tế chủ yếu gửi tiền theo kỳ gửi không kỳ hạn nên lãi suất Ngân hàng phải trả thấp hơn nhiều so với tiền gửi từ dân cư

chủ yếu gửi có kỳ hạn) Chính vì vậy, chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể thu hút vốn từ các tổ chức kinh tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Habubank Vạn Phúc pot (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)