Giám đốc Nguyễn Văn Hùng
3.2.1. Đẩy mạnh công tác huy động vốn
Vốn huy động là nguồn chính mà Chi nhánh sử dụng để cho vay. Vì vậy, hoạt động tín dụng thực sự có hiệu quả thì trước hết phải có một nguồn vốn dồi dào, ổn đinh, với quy mô ngày càng mở rộng. Điều này cho phép Chi nhánh có được khả năng mở rộng quy mô tín dụng, và một cơ cấu hợp lý. Đối với Chi nhánh, nguồn vốn huy động trong thời gian qua chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn và tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Chi nhánh chưa huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, mặc dù đó là nguồn vốn dài hạn và ổn định nhất. Điều này làm cho tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, Chi nhánh có thể dùng một phần vốn ngắn hạn để tài trợ cho các món vay dài hạn. Nhưng để đáp ứng được nhu cầu vốn vay trung và dài hạn
ngày một tăng, và đảm bảo tính thanh khoản, Chi nhánh nên tích cực huy động nguồn vốn trung và dài hạn bằng nhiều cách:
+ Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Một mặt Chi nhánh cần tiếp tục duy trì và phát triển các hình thức huy động vốn có. Mặt khác triển khai các hình thức huy động mới, nhằm thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, nhằm tăng nguồn vốn đặc biệt là nguồn trung và dài hạn, để đáp ứng nhu cầu về vốn vay. Đồng thời, tăng cường công tác quảng cáo hình ảnh của Chi nhánh để mọi người có thể tiếp cận và hiểu về các gói sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
+Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt. Lãi suất là yếu tố quan trọng quyết định đến tình hình huy động vốn của Chi nhánh. Đối với mỗi loại hình phải có có một mức lãi suất riêng. Và lãi suất phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo cả lợi ích của Ngân hàng và khách hàng, đồng thời phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường.