Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Một phần của tài liệu Chương 3 máy thủy lực thể tích (Trang 67 - 68)

Hình 3.51 là sơ đồ cấu tạo của một bơm chât không vòng nước. Khi rotor quay các cánh gạt khuấy nước và dưới tác dụng của lực ly tâm, nước tạo thành các vòng nước bao quanh rotor với tâm các vòng nước trùng với tâm của vỏ. Các vòng nước tạo thành một hình bán nguyệt bao quanh rotor làm kín bơm. Khi bơm làm việc thì vòng nước phải choán hết toàn bộ mặt cắt AB. Khi cánh gạt quay từ mặt cắt AB đến mặt cắt CD, thể tích chứa không khí giữa rotor và vòng nước tăng dần, áp suất trong đó giảm, không khí bị hút vào bơm qua miệng hút. Từ mặt cắt CD đến mặt cắt AB thể tích chứa không khí giữa rotor và vòng nước giảm dần, không khí bị cánh gạt nén lại với áp suất cao hơn ở khoang hút và không khí bị đẩy qua miệng đẩy vào đường ống đẩy. Trong khi rotor quay, hiện tượng được lặp đi lặp lại

nhiều lần làm áp suất ở miệng hút giảm dần tạo nên độ chân không ngày càng cao trong ống hút. Vòng nước có tác dụng làm kín không cho không khí quay trở lại miệng hút, vì thế nên gọi là bơm chân không vòng nước. Vòng nước có tác dụng như vành trượt và khoảng cách từ trong của vòng nước với mặt rotor quyết định không gian hút xả. Các cánh của bơm chân không vòng nước không thể quay trong vỏ với độ kín tuyệt đối. Thực ra giữa các đầu của vỏ và bánh rotor có khe hở (0.05 ÷ 0.1mm). Do đó có thể rò chất lỏng và khí từ khoang đẩy về khoang hút phá hoại điều kiện làm việc của bơm

Hình 3.51 Sơ đồ cấu tạo của bơm chân không vòng nước 1. Vỏ bơm hình trụ tròn, 2. Rotor, 3. Miệng đẩy thông với

ống đẩy, 4. Cánh gạt, 5. ống đẩy, 6. Miệng hút thông với ống hút

Một phần của tài liệu Chương 3 máy thủy lực thể tích (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w