ĐỘNG CƠ THUỶ LỰC HÌNH SAO

Một phần của tài liệu Chương 3 máy thủy lực thể tích (Trang 36 - 38)

c. Nóng gối đỡ và đầu thanh truyền:

3.2.8. ĐỘNG CƠ THUỶ LỰC HÌNH SAO

Hình 3.30. Động cơ thuỷ lực hình sao

Động cơ thuỷ lực hình sao có kết cấu như (Hình 3.30). Đặc điểm kết cấu của động cơ hình sao là các xi lanh được đúc liền với thân của động cơ. Piston chỉ tham gia chuyển động tịnh tiến trong xi lanh. Piston được nối với trục thông qua tay biên. Đầu to biên là một cung bán nguyệt trượt trên cổ biên và được cố định với trục bằng hai vành thép đặt ở hai bên mép của đầu to biên. Đầu nhỏ biên có dạng hình cầu và được cố định vào piston bằng

một phanh giữ. Trong tâm tay biên có khoan lỗ dẫn dầu bôi trơn từ trên đỉnh piston xuống cổ biên. Cổ biên có dạng hình trụ tròn nhưng đặt lệch tâm so với tâm trục động cơ và có đường kính to hơn cổ trục động cơ. Van phân phối được lai với trục động cơ qua khớp nối chữ thập. Khi trục quay thì van phân phối cũng quay theo. Trong thân van phân phối có hai khoang chứa dầu, một khoang nối với đường dầu cao áp, một khoang được nối với đường dầu thấp áp. Các khoang này cũng lần lượt được nối thông với các xi lanh.

Nguyên lý hoạt động của động cơ là: Khi ta cấp dầu có áp lực cao vào cửa (A) của van phân phối, dầu được đưa vào xi lanh bên dưới, còn xi lanh phía trên của động cơ được nối thông với cửa (B) của van phân phối và cửa (B) được nối với phần thấp áp. Xi lanh phía dưới chứa dầu có áp lực cao nên đẩy piston chuyển động vào tâm. Piston được nối với trục qua cơ cấu trục khuỷu thanh truyền nên khi piston chuyển động vào tâm thì đầu to biên tác động lên trục một lực làm trục quay. Khi này các xi lanh phía trên dầu sẽ được đẩy ra ngoài và piston của các xi lanh này sẽ chuyển động ra xa tâm. Khi trục quay thì van phân phối quay theo và lần lượt các xi lanh kế tiếp được cấp dầu có áp lực cao và quá trình tiếp diễn liên tục làm cho trục quay liên tục.

Đỉnh piston có đường dầu thông xuống tận cổ biên để bôi trơn cho cổ biên khi trục quay. Bạc đầu to biên có bố trí khoang chứa dầu để khi động cơ làm việc thì lớp dầu này tạo nên màng dầu để nâng đầu to biên cho khỏi tiếp xúc trực tiếp với cổ biên. Chính vì vậy mà cổ biên và bạc đầu to biên không bị mài mòn.

Hình 3.31. Sơ đồ điều chỉnh tốc độ động cơ thuỷ lực hình sao Một số loại động cơ để điều chỉnh tốc độ khi tải thay đổi thì người ta bố trí cổ biên rời so với cổ trục và bên trong cổ biên đặt một piston như (Hình 3.31). Khi cấp dầu áp lực cao vào làm cho piston dịch ra đẩy tâm cổ biên ra xa tâm cổ trục làm cho mô mem tăng lên và tốc độ động cơ sẽ chậm lại. Khi không cấp dầu áp lực cao tới piston thì piston tụt vào trong, khoảng cách giữa tâm cổ trục với tâm cổ biên sẽ nhỏ lại nên mô men quay của động

cơ giảm đi nhưng tốc độ quay động cơ thì tăng lên. Động cơ loại này thường sử dụng cho các động cơ tời neo, tời quấn dây hay động cơ nâng hạ hàng của cẩu hàng.

Một phần của tài liệu Chương 3 máy thủy lực thể tích (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w