c. Nóng gối đỡ và đầu thanh truyền:
3.4.1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ CỦA BƠM BÁNH RĂNG
Hình 3.35. Sơ đồ cấu tạo của bơm bánh răng quay hai chiều 1. Vỏ bơm, 2. Van an toàn, 3. Bánh răng, 4. Van hút, 5. Van đẩy
Bơm bánh răng gồm bánh răng chủ động và bánh răng bị động ăn khớp với nhau và nằm trong vỏ bơm
Răng của các bánh răng được chế tạo với các dạng răng thẳng, nón chữ V hay xoắn ốc. Thông thường người ta chế tạo răng theo dạng thân khai vì tiện cho chế tạo và hiệu chỉnh. Số răng thường có trên mỗi bánh răng là Z = 8-12 1 Cửa hút Cửa đẩy 2 3 4 5
Khi bơm làm việc bánh răng chủ động quay, kéo bánh răng bị động quay theo nhưng chiều ngược lại do hai bánh răng ăn khớp với nhau. Tại khoang hút, khi hai bánh răng ra khớp, thể tích tại khoang đó tăng lên còn áp suất giảm xuống, chất lỏng ở bên ngoài điền vào các rãnh răng. Khi bánh răng quay làm các rãnh răng chửa chất lỏng quay theo đưa chất lỏng tới khoang đẩy. Tại khoang đẩy, khi hai bánh răng vào khớp làm thể tích khoang này giảm, nên chất lỏng được nén vào đường ống đẩy với áp suất cao. Như vậy quá trình hút và đẩy của bơm diễn ra đồng thời và liên tục lúc bơm làm việc. Nếu khi bơm đảo chiều quay thì khoang hút và khoang đẩy đổi cho nhau. Để đường ống hút và đường ống đẩy vẫn cố định khi bơm đổi chiều quay thì ta phải bố trí các van hút (4) và đẩy (5) như trong hình 3.35. Để hạn chế áp suất làm việc tối đa của bơm người ta lắp thêm van an toàn (2).
Do bơm có khe hở (giữa đỉnh răng với vỏ bơm, giữa đầu bánh răng với vỏ bơm và iữa các mặt răng), nên chất lỏng được tăng áp suất sớm hơn trước khi đến khoang đẩy.
Bơm có các khe hở gây ra tổn thất lưu lượng trong bơm. Nếu bơm có phụ tải quá cao thì lưu lượng của bơm có thể mất hoàn toàn do bị tổn thất.
Để giảm kích thước bao của bơm đôi khi người ta chế tạo bơm bánh răng ăn khớp trong như hình 3.36.
Hình 3.36. Sơ đồ cấu tạo của bơm bánh răng ăn khớp trong
* Nhược điểm : Bơm bánh răng không thực hiện được sự điều chỉnh lưu lượng và áp suất khi bơm làm việc với số vòng quay không đổi