CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BƠM PISTON ROTOR HƯỚNG KÍNH

Một phần của tài liệu Chương 3 máy thủy lực thể tích (Trang 27 - 29)

c. Nóng gối đỡ và đầu thanh truyền:

3.2.1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BƠM PISTON ROTOR HƯỚNG KÍNH

Nguyên lý làm việc của loại bơm này cũng giống nguyên lý làm việc của bơm piston nhiều hiệu lực. Bộ phận công tác chủ yếu của bơm gồm nhiều piston hình trụ đặt trong các xi lanh. Các xi lanh này được bố trí trong rotor theo chiều hướng kính. Khi rotor quay làm cho piston đặt trong xi lanh vừa tham gia chuyển động tịnh tiến trong xy lanh, vừa tham gia chuyển động quay cùng rotor nên gọi là bơm piston rotor hướng kính.

Bơm và động cơ piston rotor hướng kính đều có kết cấu giống nhau (trừ những trường hợp đặc biệt). Trong thực tế bơm piston rotor hướng kính nào cũng có thể làm việc như một động cơ nếu dẫn vào nó một dòng chất lỏng có áp suất đủ lớn.

3.2.1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BƠM PISTON ROTOR HƯỚNG KÍNH ROTOR HƯỚNG KÍNH

Nguyên lý hoạt động của bơm piston rotor hướng kính như sau: Giả sử bơm quay theo chiều kim đồng hồ, do sự bố trí lệch tâm giữa rotor (1) và vành nổi (4) một khoảng là (e) (hay còn gọi là độ lệch tâm e) như trên (Hình 3.23) nên khi rotor (1) quay, các piston (3) cũng quay theo rotor và đồng thời chuyển động tịnh tiến trong các xi lanh. Quá trình hút được thực hiện khi các piston chuyển động hướng ra khỏi tâm rotor tại cung phía trên, làm thể tích công tác của xi lanh tăng, áp suất trong xi lanh giảm. Chất lỏng được hút qua trục phân phối (15) đặt trong tâm của rotor, vào trong các xi lanh nhờ có lỗ dẫn dầu (a). Khi piston bắt đầu chuyển động đến cung phía dưới thì piston bị thành vành nổi ép chuyển động hướng về tâm, do đó chất lỏng được đẩy vào khoang đẩy theo đường đướiâù (b) trên thân trục phân phối (15) và được dẫn ra ngoài qua ống phân phối dầu (15) thực hiện quá trình đẩy của bơm.

Nếu chiều quay vẫn không đổi, ta đẩy cần điều khiển (16) cho vành trượt (6) trượt trên bệ trượt (5) về giữa làm tâm vành trượt (6) trùng với tâm rotor (1), mặt khác vành nổi (4) được cố định với vành trượt (6) bởi ổ bi (7) nên vành nổi (4) cũng chuyển động về tâm. Khi này tâm vành nổi (4) trùng với tâm rotor (1) nên độ lệch tâm (e) bằng không và piston (3) chỉ tham gia chuyển động quay, nên sản lượng của bơm bằng không.

Nếu chiều quay vẫn không đổi nhưng ta đẩy cần điều khiển (16) sang phải thì vành nổi (4) cũng chuyển động sang phải, khi này độ lệch tâm (e) của bơm khác không nên bơm lại có sản lượng nhưng khoang hút và khoang đẩy đổi cho nhau.

Hình 3.25. Sơ đồ cấu tạo bơm piston rotor hướng kính 1. Rotor, 2 Stator, 3. Piston, 4. Vành nổi, 5. Bệ trượt,

6. Vành trượt điều khiển vành nổi, 7. Vòng bi vành nổi, 8. Vòng bi đỡ trục, 9. Bu li khớp nối, 10. Trục bơm, 11. Phanh hãm phớt làm kín, 12 Phớt làm

kín cổ trục bơm, 13. Vỏ bơm, 14. Nắp bơm, 15. Trục phân phối dầu, 16. Cần điều khiển độ lẹch tâm e, a,b. Hai đường dẫn công chất.

Vành nổi (4) được cố định với vành trượt điều khiển (6) bởi vòng bi vành nổi (7), khi piston quay theo rotor và tỳ lên vành nổi làm vành nổi cũng quay theo nên đuôi piston không bị mòn.

Nếu dẫn vào khoang phía trên hoặc khoang phía dưới một dòng chất lỏng có áp suất đủ lớn, dưới tác dụng của áp suất tạo ra lực đẩy các piston chuyển động và một đầu tỳ vào thành stator, đẩy rotor quay. Sau khi truyền

CC C C-C B-B A A 13 11 3 4 5 6 7 8 9 10 12 14 b a A-A 15 B 1 2 15 B 2 4 5 6 7 10 16

áp năng cho piston chất lỏng sẽ bị đẩy ra ở khoang kia và khi này bơm trở thành một động cơ thủy lực.

Một phần của tài liệu Chương 3 máy thủy lực thể tích (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w