b. Công suất của bơm
3.4.6. TỔN THẤT TRONG BƠM BÁNH RĂNG
a) Tổn thất cơ khí do ma sát trên bề mặt làm việc của các chi tiết trong bơm
ηc=0.8-0.95
b) Tổn thất do thể tích làm việc không được kín và do chất lỏng không nạp đầy thể tích các rãnh răng. ηQ= 0.7-0.9
Nếu tăng khe hở giữa mặt đầu bánh răng và vỏ bơm lên 0,1 mm thì hiệu suất lưu lượng giảm 20%.
Tăng khe hở đỉnh răng với vỏ bơm lên 0,1 mm thì hiệu suất chỉ giảm 0.25 %.
* Khi các răng đi qua khoang hút không chứa đầy chất lỏng không những làm giảm lưu lượng của bơm mà khi đến khoang đẩy (ở đó chất lỏng có áp suất cao), chúng sẽ bị dòng chảy ngược tràn vào và gây nên hiện tượng dao động áp suất. Tải trọng phụ này tác động lên bánh răng và ổ trụccó thể gây hư hỏng cho các ổ đỡ. Ngoài ra nó còn gây ra hiện tượng xâm thực và làm cho dầu mất phẩm chất.
Để làm cho chất lỏng điền đầy vào các rãnh răng (thể tích làm việc) thường có các biện pháp sau đây:
a. Tạo áp suất thích hợp trong khoang hút, không để áp suất ở khoang hút nhỏ hơn áp suất do lực ly tâm sinh ra khi bánh răng quay bằng cách đặt bơm thấp hơn mực chất lỏng trong bể hút hoặc tăng áp suất trên mặt thoáng của bể hút.
b. Cấu tạo của đường dẫn chất lỏng vào khoang hút phải hợp lý. Vận tốc chất lỏng vào khoang hút không nên vượt quá 2-3 m/s. Đường dẫn chất lỏng đến khoang hút có kết cấu hình "loa" có một cạnh mở rộng dần cho bằng bề mặt rộng của bánh răng ở miệng khoang hút và cung tròn của khoang hút không nên nhỏ quá 1/8 toàn bộ vòng bao bánh răng.
c. Hạn chế vận tốc làm việc của bánh răng, vận tốc vòng ở đỉnh răng không nên quá 6-8 m/s. Khi vận tốc làm việc của bánh răng quá lớn, áp suất sinh ra của lực ly tâm trở nên đáng kể, làm cho áp suất của khoang hút bé hơn và có thể xảy ra hiện tượng xâm thực tại đấy.
Thực nghiệm chứng tỏ rằng khi vận tốc đỉnh răng nhỏ hơn 8 m/s thì ảnh hưởng đến quá trình hút không đáng kể, nhưng vận tốc đỉnh răng đến 20 m/s thì bơm sẽ không hút được nữa hoặc hút rất kém.