Về phía cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nn tại trường cao đẳng tài chính bắc lào (Trang 84)

Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào là đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ tài chính xét theo ngành dọc và chịu sự quản lý của sở Tài chính tỉnh Luông Pra Băng, song do hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nên về chức năng nhiệm vụ của trường cũng chịu sự quản lý của Bộ GD-ĐT. Để tăng cường tính năng động cho các trường trong đó có trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào, trước hết yêu cầu các Bộ cần thực hiện tốt vấn đề sau:

- Cần có sự phối hợp giữa Bộ tài chính và Bộ GD-ĐT trong việc sửa đổi, bổ sung, ban hành các chính sách chế độ liên quan đến các chính sách, chế độ của đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, các chế độ, chính sách cần được ban hành có tầm nhìn dài hạn. Qua đánh giá tổng kết tình hình thực hiện quản lý chi NSNN tại trường CĐTC Bắc Lào cho thấy một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN của đơn vị là chưa có sự đồng bộ của hệ thống chính sách. Nhiều chính sách còn quá cũ và không còn phù hợp với thực tiễn. Vấn đề trước mắt là phải sửa đổi ban hành mới các quy định liên quan đến vấn đề về phí, lệ phí, tuyển sinh theo hướng để cho các trường tự quyết định mức học phí, số lượng tuyển sinh để đảm

bảo nguồn lực tài cho nhà trường và giúp giảm bớt gánh nặng từ NSNN trong tương lai.

Nếu các trường được tự chủ trong việc thu học phí thì phần kinh phí NSNN cấp để đảm bảo hoạt động chi thường xuyên của các trường sẽ giảm, thay vào đó nguồn kinh phí có thể cấp cho các trường để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đặc biệt là các trường cơ sở vật chất còn yếu kém tạo điều kiện nâng cao chất lượng GD-ĐT.

Đào tạo hiện nay cần phải gắn với nhu cầu. Thực tế với mức học phí cao có những người dân không có khả năng đóng góp thì nhà nước sẽ áp dụng chính sách hỗ trợ dưới những hình thức khác nhau. Về phía các trường khi đặt ra các mức học phí cũng cần có những chính sách ưu đãi, miễn giảm nhất định để đảm bảo yếu tố công bằng xã hội.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm xây dựng tiêu chuẩn đánh giá “kết quả đầu ra” của các trường. Thay đổi phương thức quản lý theo “đầu vào” thông qua việc kiểm định chất lượng đào tạo “đầu ra”. Các Bộ, ngành cần nhận thức được rằng việc tăng cường quản lý tốt chi NSNN cho nhà trường là để các trường nâng cao chất lượng GD-ĐT. Vì vậy, các Bộ chỉ nên đóng vai trò là người kiểm tra chất lượng đầu ra của các trường.

Vấn đề giám sát không chỉ thuộc về các Bộ mà người học và xã hội cũng có quyền kiểm tra giám sát đối với các trường không phân biệt là trường công lập hay tư. Để thực hiện tốt vấn đề này yêu cầu các trường phải thực hiện cơ chế 3 công khai: Công khai chất lượng đào tạo, công khai nguồn nhân lực đào tạo và công khai chi tiêu tài chính.

- Chiến lược GD-ĐT cần có sự định hướng lâu dài. Đào tạo theo nhu cầu của người học và phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế là một điều cần thiết. Chính điều đó, mới thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước ta. Vì vậy Bộ GD-ĐT nên cho phép các trường thuộc khối đào tạo được mở rộng khối ngành theo nhu cầu thực tế.

Để thuận lợi cho quá trình điều hành hoạt động của trường CĐTC Bắc Lào và quy mô đào tạo của trường được tập trung, phấn đấu để trường đủ tiêu chuẩn thành

một trường Đại học thì rất cần nguồn lực hỗ trợ từ Bộ tài chính trong việc xây dựng cơ sở vật chất mới của nhà trường. Đặc biệt là sự hỗ trợ nguồn kinh phí từ NSNN để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.

3.3.2 Về phía trƣờng cao đẳng tài chính Bắc Lào

- Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nhằm thu hút “ đầu vào” và thúc đẩy đầu ra, gắn đào tạo với nhu cầu của xã hội. Đây là điều kiện để đảm bảo nguồn thu tương lai của nhà trường.

Sau 5 năm hoạt động nhà trường đã có những kết quả đáng ghi nhận, thương hiệu của nhà trường ngày càng được khẳng định. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của nhà trường và cũng xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của trường đó là nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo gắn liền với nhu cầu của xã hội.

Chất lượng đào tạo quyết định tới sự tồn tại và phát triển của nhà trường trong tương lai. Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo của Bộ GD-ĐT, nhà trường cần phải có những biện pháp để thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo của chính đơn vị mình. Để giải quyết tốt vấn đề này trước hết cần thành lập Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng và phòng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế để giảm tải công việc cho Phòng Quản lý đào tạo hiện nay. Phòng Quản lý đào tạo chỉ chuyên môn hóa trong việc lập kế hoạch và chương trình đào tạo. Công tác tổ chức thi và thực hiện kiểm định chất lượng thuộc Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng. Hiện nay mô hình khảo thí và kiểm định chất lượng đã có rất nhiều các trường Đại học áp dụng và đem lại hiệu quả cao, nhà trường có thể học hỏi những kinh nghiệm. Yêu cầu quan trọng nhất là nhân sự thuộc Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng phải là những người có trình độ chuyên môn, nghiêp vụ cao trong các lĩnh vực được kiểm định. Thành lập Phòng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế cũng là để giảm bớt gánh nặng công việc cho Phòng quản lý đào tạo vì hiện nay các công việc về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế đều do Phòng quản lý đào tạo đảm nhiệm. Trong khi tổng số CBVC của Phòng này chỉ có 10 người, trong tổng số CBNV đó tất cả đều vừa làm việc văn phòng và vừa kiêm giảng dạy. Vì vậy, với tổng số giáo viên như vậy và phải

đảm nhiệm công việc quá lớn như vậy, đề nghị nhà trường cần tách riêng thành các Phòng như đã đề nghị ở phần trên để đảm bảo các công việc thực hiện có hiệu quả hơn.

Do yêu cầu hợp tác với các trường trong và ngaòi nước về mở rộng và nâng cao chất lượng giảng dạy của trường, nên công việc hợp tác với các trường trong và ngoài nước cũng là chủ trương của trường. Đặc biệt là từ năm 2009 đến nay nhà trường đã bắt đầu quan hệ hợp tác quốc tế với trường CĐTC Quản trị Hưng yên, CHXHCN Việt Nam theo hiệp định hợp tác giữa Bộ Tài chính nước CHDCND Lào và Bộ Tài chính CHXHCN Việt Nam, trường đang rất cần những cán bộ có trình độ tiếng Việt để giao tiếp và phát triển quan hệ hợp tác.

Do công việc của Phòng quản lý đào tạo quá lớn so với tổng số cán bộ nên việc nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu phục vụ cho quá trình học tập và giảng dạy của trường chưa thực sự có hiệu quả, nếu muốn nâng cấp thành trường đại học và đào tạo nhiều chuyên ngành trong tương lai đề nghị nhà trường phải xem xét đầu tư cho việc nghiên cứu biên soạn các tài liệu của trường thêm. Để nghị nhà trường phải có cơ chế in ấn tài liệu, sách giáo khoa, có thể trường tự in hoặc cho tư nhân đấu thầu nhưng phải theo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Tức là sách và các tài liệu học tập phải được in ấn rõ ràng, có khoa học, đẹp mắt và vừa có giá rẻ. Để không gây khó khăn cho các sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

- Cùng với việc tăng cường các khoản chi cho đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy đòi hỏi các giảng viên phải đạt tiêu chuẩn về giờ giảng đảm bảo nâng cao chất lượng của công tác giảng dạy.

- Trường nên nhanh chóng xem xét xây dựng hệ thống thư viện hiện đại và tách riêng phòng đọc ( thư viện ) của trường ra khỏi Phòng quản lý đào tạo, để cho một bộ phần riêng khác quản lý về việc bổ sung sách dọc trong phòng đọc, việc sắp xếp các sách báo, tài liệu nghiên cứu,... và việc bán sách giáo khoa của trường nên cho bộ phần quản lý thư viện đảm nhiệm luôn.

- Tuyển chọn đội ngũ cán bộ, giảng viên đảm bảo đủ về nhân lực đáp ứng hoạt động của nhà trường và giảm về số giáo viên mời thỉnh giảng (nếu không cần thiết) là

một trong những điều kiện để tăng thêm thu nhập cho cán bộ, giảng viên trong nhà trường.

Với quy mô ngày càng mở rộng và mục tiêu của trường là được nâng cấp lên thành trường Đại học, nhu cầu về nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ giảng viên có trình độ là rất lớn. Trong thời gian tới nhà trường cần đẩy mạnh công tác thi tuyển giảng viên ưu tiên cho đối tượng có trình độ Thạc sĩ trở lên và những đối tượng đúng chuyên ngành được đào tạo. Mặt khác có chế độ khuyến khích đội ngũ giảng viên trong trường không ngừng học tập nâng cao trình độ. Hướng cho đội ngũ giảng viên tâm huyết với nghề và gắn bó lâu dài với sự nghiệp GD-ĐT của nhà trường. Nhà trường thực hiện tốt các chế độ chính sách đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi vật chất, tinh thần đối với đội ngũ giáo viên bởi “Giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo”, nếu giáo viên giỏi sinh viên cũng giỏi.

- Cơ cấu nhân sự các phòng ban đảm bảo cho phòng Quản lý đào tạo đủ nhân sự đảm nhiệm tốt công việc và đảm bảo các công việc thực hiện có hiệu quả ngày càng cao.

- Nhà trường cần sớm thực hiện việc sửa đổi và bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ để đảm bảo cơ sở cho việc thực hiện các khoản chi tiêu phù hợp với tình hình thực tế. Quy chế chi tiêu nội bộ phải được xây dựng trên tinh thần công khai và dân chủ, đảm bảo ý kiến thống nhất của cán bộ công nhân viên trong nhà trường.

- Thành lập ban thanh tra nhân dân của trường, thực hiện công tác kiểm tra định kỳ với toàn diện các hoạt động của nhà trường trong đó có hoạt động tài chính. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính được đảm bảo thực hiện đúng chế độ.

3.4. Hạn chế của đề tài

Trong luận văn còn những hạn chế sau:

Đề tài chủ yếu chọn phương pháp nghiên cứu định tính để chứng minh, hạn chế đối với phương pháp nghiên cứu định lượng, vì với lĩnh vực thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng còn khá mới mẻ, ngay cả trên thế giới nên việc tham khảo các lý thuyết mô hình nghiên cứu khác là rất hạn chế, chưa có sự so sánh giữa các lý thuyết mô hình phân tích khác để kiểm tra kết quả.

Các chính sách được kiến nghị còn mang tính định tính và thiếu ước lượng về mặt chi phí – lợi ích của các bên liên quan khi chính sách được áp dụng.

Với phạm vi nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ, do tính phức tạp đối với vấn đề nghiên cứu cũng như khả năng của bản thân còn mức độ nên luận văn vẫn còn một số hạn chế; tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý các cấp, các ngành của Nhà nước, cũng như tất cả những ai quan tâm đến đề tài này để nội dung nghiên cứu được hoàn thiện hơn .

KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu tình hình quản lý chi NSNN của Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào trong thời gian qua luận văn đã tiến hành tập trung phân tích thực trạng quản lý chi NSNN trong thời gian qua, góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN, tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên trong đơn vị, mục đích chính là nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của trường nói riêng và phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của cả nước nói chung.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nhiên cứu về thực trạng quản lý chi NSNN tại Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào trong năm 2007-2010, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ sau:

- Thứ nhất: Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề cơ bản về quản lý chi NSNN tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực GD-ĐT.

- Thứ hai: Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và tình hình quản lý chi NSNN tại Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào từ năm 2007-2010 để thấy được kết quả đạt được, những vấn đề còn hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế trong quá trình quản lý chi NSNN tại trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào.

- Thứ ba: Xuất phát từ thực trạng quản lý chi NSNN của trường, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao quản lý chi NSNN tại Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào.

Trong phạm vị nghiên cứu của đề tài và khả năng của tác giả, luận văn không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Tác giả thực hiện đề tài này với mong muốn đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN tại Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào nói riêng và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực GD-ĐT nói chung, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thày cô, nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nn tại trường cao đẳng tài chính bắc lào (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)