Giải pháp tăng cƣờng quản lý chi nsnn tại Trƣờng Cao Đẳng Tài Chính Bắc

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nn tại trường cao đẳng tài chính bắc lào (Trang 74)

Với chủ trương mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo, Trường phấn đấu đạt quy mô đào tạo như sau:

Bảng số 10: Dự kiến quy mô đào tạo năm 2015

Đơn vị tính: sinhviên

TT Diễn giải Tổng

1 Cao đẳng chính quy 800

2 Liên thông cao đẳng chính quy 100

3 Liên kết đào tạo Đại học 260

Tổng 1.160

(Nguồn: Phòng quản lý đào tạo-Trường Cao đẳng TC Bắc Lào)

3.1.3. Những điểm mạnh và yếu của công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại nhà trƣờng ( xem cuối chƣơng 2)

3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý chi nsnn tại Trƣờng Cao Đẳng Tài Chính Bắc Lào Lào

Từ thực trạng quản lý chi NSNN của trường trong thời gian qua bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại nhất định. Để khắc phục những tồn tại đó, thực hiện tốt cơ chế quản lý tài chính, thực hiện mục tiêu nâng cấp trường thành một trường đại học lớn mạnh trong cả nước, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

3.2.1. Đổi mới phƣơng thức quản lý đối với GD-ĐT

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước coi “ Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu”, trong những năm qua sự nghiệp GD-ĐT đã có những bước chuyển

biến lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính đối với lĩnh vực GD-ĐT, bên cạnh việc tăng chi NSNN cho GD-ĐT hàng năm Nhà nước đã từng bước thay đổi cơ chế quản lý chi NSNN nhằm tăng cường hiệu quả ngày càng cao. Đẩm bảo vai trò chỉ đạo của cơ quan chủ quản và đảm bảo phát huy khả năng, tính sáng tạo của đơn vị, do vậy càn phải thực hiện giải quyết các vần đề sau:

- Thứ nhất: Cần giảm sự can thiệp quá nhiều của Bộ chủ quản. Đổi mới phương

thức quản lý theo “đầu vào” bằng phương thức quản lý theo kết quả “đầu ra”.

Sự can thiệp quá nhiều của các cơ quan quản lý là một trong những nguyên nhân làm hạn chế quyền tự chủ của các trường. Các cơ quan chỉ nên thực hiện chức năng quản lý về mặt nhà nước, thực hiện việc kiểm tra, giám sát và điều chỉnh khi các đơn vị thực hiện sai luật. Nên để các trường tự quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục - đào tạo và tài chính. Thay vì quản lý theo “đầu vào” bằng cách tổ chức thi tuyển và ấn định chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường như hiện nay đổi mới bằng phương thức quản lý theo chất lượng “đầu ra”. Bộ GD-ĐT nên cho phép các cơ sở đào tạo được đa dạng hoá các loại hình đào tạo, các ngành nghề đào tạo, mở rộng liên kết với các trường trong và ngoài nước, các trường tự tổ chức thi tuyển và xét tuyển theo nhu cầu của sinh viên, nhu cầu của xã hội và khả năng đáp ứng thực tế của từng trường không nên khống chế số lượng và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các trường như hiện nay. Các Bộ cần phối hợp để đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo của các trường cụ thể hơn và thực hiện công khai các tiêu chuẩn đánh giá đó. Định kỳ thực hiện việc kiểm định chất lượng đối với các trường một cách khách quan, kết quả của việc kiểm định yêu cầu cũng phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng làm cơ sở cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, người sử dụng nguồn nhân lực đánh giá và so sánh về chất lượng đào tạo giữa các trường. Vấn đề này sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các trường, thúc đẩy các trường không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

Với sự thay đổi phương thức quản lý đó không chỉ giảm bớt được gánh nặng đối với các cơ quan chủ quản, tăng thêm nguồn lực về tài chính mà còn khuyến khích sự cạnh tranh giữa các trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

- Thứ hai: Cho phép các cơ sở Đào tạo được quy định mức thu học phí và sử

dụng học phí cho phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo tăng cường nguồn thu sự nghiệp đáp ứng nhu cầu chi tiêu, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Bộ chủ quản nên cho các trường tự quy định mức thu học phí phù hợp với từng bậc học, ngành học nhưng phải có sự đồng ý của các Bộ liên quan khi có thay đổi mức thu học phí từng lần, phương thức giáo dục đào tạo, các đối tượng miễn giảm phù hợp với thực tế và phải cam kết về chất lượng đào tạo. Mức học phí cao phải gắn liền với cất lượng đào tạo cao. Yêu cầu các trường phải công khai về mức thu học phí và công khai về chất lượng đào tạo cho người học lựa chọn. Việc cho phép các trường tự quy định mức thu học phí và sử dụng nguồn thu từ học phí giúp cho các đơn vị có thêm nguồn lực để tăng cường cho sở vật chất, nâng cao được chất lượng đào tạo. Đó cũng là thực hiện chủ trương “Xã hội hoá giáo dục” Nhà nước và nhân dân cùng làm, góp phần giảm tải được gánh nặng cho Ngân sách nhà nước.

3.2.2 Đa dạng hoá các nguồn thu cho sự phát triển của trƣờng Cao Đẳng Tài chính Bắc Lào

Nguồn thu hàng năm của trường chủ yếu là Ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp. Trong những năm tới trường cần thực hiện các giải pháp tăng nguồn thu sự nghiệp tiến tới đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên của nhà trường, giảm bớt các khoản chi NSNN cấp. Nừu c hỉ trông chờ vào vôn ngân sách cấp thì nó cũng có hạn chế nhất định vì nguồn thu NSNN hàng năm cũng hạn hẹp. Mặt khác, thực tế cho thấy nguồn vốn từ nhân dân là rất phong phú chỉ vì chúng ta chưa có cơ chế khai thác, chưa đẩy mạnh được công tác xã hội hoá các hoạt động giáo dục dạy nghề để huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.

Nguồn thu chủ yếu của nhà trường hiện nay là thu từ học phí. Trong những năm tới nguồn thu này hứa hẹn sẽ tăng lên nếu nhà nước cho phép các trường tự quy định mức học phí và tự tổ chức tuyển sinh theo nhu cầu của sinh viên, nhu cầu của xã hội và khả năng đáp ứng của nhà trường. Trước khi có những sửa đổi này, với mức thu học phí và chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho phép như hiện nay cùng với thương hiệu của nhà trường ngày càng lớn mạnh Nhà trường cần đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở các lớp bồi dưỡng về tài chính kế toán, tin học, thực hiện liên kết với các

trung tâm, các tỉnh, các trường đại học trong phạm vi cả nước. Đẩy mạnh xúc tiến quan hệ hợp tác liên kết đào tạo với một số cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài. Việc mở rộng hợp tác liên kết đào tạo không chỉ tăng cường nguồn thu cho nhà trường, tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên mà còn tạo môi trường tốt cho cán bộ giảng viên học tập phương pháp giảng dạy quản lý các trường đại học lớn đồng thời tăng cường được vị thế thương hiệu của nhà trường. Bên cạnh việc mở rộng các hoạt động liên kết đào tạo như hiện nay trường nên thành lập các trung tâm tư vấn về tài chính, kế toán thuế; trung tâm giới thiệu nguồn nhân lực cho khối doanh nghiệp, trung tâm bồi dưỡng thẩm định giá. Việc cung ứng các dịch vụ này Trường có quyền đặt ra các mức phí phù hợp theo nguyên tắc bù đắp được chi phí và có tích luỹ. Hơn thế nữa còn góp phần thông qua việc “thu hút đầu vào, thúc đẩy đầu ra” trong tuyển sinh.

Hiện nay trường được cấp 11 ha để xây dựng trường học mới đáp ứng quy mô ngày càng mở rộng. Trong tương lai trường có thể mở rộng thêm cơ sở vật chất. Để thực hiện được vấn đề này cần có sự hỗ trợ từ NSNN là rất lớn.

3.2.3. Tăng cƣờng chi NSNN cho đầu tƣ xây dƣng cơ bản để tăng thêm cơ sở vật chất nhà trƣờng. Đồng thời thu hút các nguồn viện trợ nƣớc ngoài chi đầu tƣ cơ sở hạ tầng

Hiện nay, nhu cầu đến học tại trường CĐTC Bắc Lào rất cao nhưng khả năng tiếp nhận sinh viên của trường lại có hạn, do các phòng học của trường còn thiếu (tất cả chỉ có 9 phòng học), trong khi nhu cầu đến học của các sinh viên và các cán bộ chủ chốt của ngành tài chính là ngày càng tăng lên. Để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cao cả của NN giao và nâng cao, phát triển chất lượng giảng dạy của nhà trường, đề nghị Bộ Tài chính nên đầu tư hơn nữa cho cơ sở hạ tầng của trường.

Bên cạnh tăng chi NSNN cho đầu tư cơ sở hạ tầng của nhà trường, Bộ Tài chính nên là cầu nối thu hút nguồn vốn đầu tư từ Chính phủ các nước, đặc biệt là các nước lân cận, để xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, tiên tiến và hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy của trường.

Hiện nay, nhà trường được cấp 11 ha để xây dựng trường học mới đáp ứng quy mô ngày càng mở rộng. Trong tương lai trường có thể mở rộng thêm cơ sở vật chất. Để thực hiện được vấn đề này cần có sự hỗ trợ từ NSNN là rất lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4. Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với thực tế theo hƣớng tăng cƣờng thêm nguồn lực cho đội ngũ giảng viên trong đơn vị.

Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ pháp lý để thực hiện chi các khoản chi trong đơn vị. Do vậy đòi hỏi việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phải trên tinh thần công khai dân chủ và có tính tập thể. Để quy chế chi tiêu nội bộ thực sự là công cụ pháp lý trong việc kiểm soát chi tiêu đòi hỏi nhà trường cần phải sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế và có chiến lược dài hạn theo hướng tăng cường chi cho con người đặc biệt là đội ngũ giảng viên- những người trực tiếp tạo thu nhập của nhà trường và tăng cường đối với các khoản chi hỗ trợ đào tạo theo hướng sau:

- Tăng số cộng thêm đối với các giáo viên có trình độ và kinh nghiệm khác nhau nhằm khuyến khích đội ngũ giảng viên nhiệt tình trong công việc, khuyến khích các giáo viên luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn của mình và nâng cao chất lượng giảng dạy ngày càng cao.

Mức chi trả tiền công lên lớp cho các giáo viên trong trường từ trước đến nay đã được ban giám hiệu nhà trường quy định nâng lên theo thời gian và dựa trên giá cả thị trường có sự tăng lên. Mức chi trả tiền công giảng dạy là 8.000 kíp/giờ trước năm 2005, đến năm 2005 là 10.000 kíp/giờ, năm 2008 đến năm 2011 là 12.000 kíp/giờ và 18.000 kíp/giờ từ năm 20012 đến nay. Thể hiện sự quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của nhà trường đến các giảng viên trong trường. Nhưng mức đơn giá giờ giảng này còn tinh bình quân, chưa phân biệt trình độ nghiệp vụ chuyên môn, chưa phân biệt được kinh nghiệm giảng dạy của từng giảng viên, dẫn đến chưa thực sự khuyến khích và chưa có tính công bằng trong phân phối thu nhập trong xã hội của Đảng và NN đã đề ra. Mặt khác, để khuyến khích đội ngũ giảng viên nhiệt tình trong công việc và xác định gắn bó với sự nghiệp đào tạo của nhà trường lâu dài trong khi nguồn thu ở mức giới hạn vì số lớp học của trường lại ít, tổng số phòng học của trường chỉ có tất cả 7 phòng học, nên tổng số giờ giảng cho mối giáo viên là rất ít. nhà trường có thể nâng đơn giá cho giảng viên bình quân khoảng 25.000kíp/giờ giảng trong tương lai gần đây.

- Tăng các khoản chi trực tiếp hỗ trợ đào tạo: như coi thi, chấm thi, ra đề ở mức phù hợp để nâng cao được tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong việc thực hiện công tác này.

- Tăng cường đội ngũ cán bộ thêm cho phòng Quản lý đào tạo để đẩy nhanh tốc độ công tác gày càng nhiều. Giải quyết tốt vấn đề này, không chỉ tạo động lực cho giảng viên hoàn thành tốt công việc mà còn tránh được ùn tắc quá nhiều công việc dễ dẫn đến sai sót ở bộ phận phòng Quản lý đào tạo.

3.2.5. Tăng cƣờng công tác quản lý tài sản trong đơn vị

Tài sản trong đơn vị được hình thành từ nguồn vốn NSNN cấp và được đầu tư từ nguồn thu sự nghiệp của trường. Trong đó phần lớn tài sản được đầu tư từ nguồn vốn NSNN cấp. Dù được đầu tư bằng nguồn vốn nào đi chăng nữa đơn vị vẫn phải thực hiện quản lý tài sản theo đúng chế độ nhà nước quy định.

Việc mua sắm và sửa chữa TSCĐ là hết sức cần thiết, đảm bảo cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học được giao.

Để thực hiện công tác quản lý tài sản, nhà trường cần thực hiện tốt quy chế quản lý và sử dụng tài sản của nhà trường đề ra. Thực hiện quản lý chặt chẽ từ khâu lập dự toán về mua sắm sửa chữa lớn TSCĐ, sử dụng tài sản đến khâu quyết toán, thanh lý tài sản như sau:

- Khâu lập dự toán: Lập dự toán về mua sắm và sửa chữa lớn tài sản phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của đơn vị. Hiện nay lập dự toán cho khoản mục chi này, kế toán phần lớn căn cứ vào tình hình thực hiện năm báo cáo và ước sẽ chi trong năm kế hoạch. Chưa có sự phối hợp giữa các phòng, các khoa trong việc lập dự toán cho khoản mục chi này. Trong năm thực hiện các phòng ban chỉ khi nào thấy thiếu tài sản, cần sử dụng đến mới yêu cầu mua sắm. Điều này làm cho công tác lập dự toán mua sắm , sửa chữa tài sản không sát với thực tế nhu cầu của đơn vị và việc bố trí mua sắm tài sản sẽ bị động. Vì vậy trước khi lập dự toán, yêu cầu phòng tổ chức quản lý hành chính và phòng Kế toán phối hợp với các phòng thực hiện đầy đủ việc kiểm kê và đánh giá tài sản trong đơn vị; yêu cầu các phòng, các bộ phận thông báo nhu cầu về sử dụng tài sản trong năm kế hoạch. Dựa vào các căn cứ đó kế toán tiến hành lập dự toán

Đối với các khoản đầu tư mua sắm tài sản với giá trị lớn, đơn vị thực hiện theo Thông tư của Thủ tướng Chính phủ Lào số 03 ngày 09/01/2004 quy định về việc đấu thầu mua hàng hoá, xây dựng, sửa chữa và dịch vụ bằng nguồn vốn NSNN, Thì đơn vị cần phải thông báo mời dự thầu. Đảm bảo các yếu tó khách quan trong quá trình đấu thầu. Đối với các khoản mua sắm giá trị nhỏ, đơn vị có thể lựa chọn nhà cung cấp có uy tín trong việc cung cấp và lắp đặt máy móc thiết bị và phải qua việc lực chọn so sánh giá.

- Tài sản mua sắm đưa vào sử dụng phải có biên bản bàn giao cho các bộ phận sử dụng tài sản. Bộ phận nào trực tiếp sử dụng tài sản phải có trách nhiệm quản lý tài sản đó. Định kỳ, Phòng Tổ chức quản lý hành chính thực hiện việc bảo dưỡng tài sản máy móc thiết bị để nâng cao năng lực của tài sản. Các bộ phận khi có tài sản bị hư hỏng cần báo cáo ngay với phòng Quản trị thiết bị để kịp thời sửa chữa. Không được để tài sản hư hỏng trong thời gian dài mà không được sửa chữa, khắc phục gây lãng phí ách tắc công việc. Đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm cho đơn vị đối với các tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng tốt thì đơn vị để lại để sử dụng, thay vì phần kinh phí để đầu tư đổi mới tài sản đó thì để đầu tư vào các tài sản khác phục vụ cho

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nn tại trường cao đẳng tài chính bắc lào (Trang 74)