Động lực của người lao động là thành quả người lao động được hưởng. Thành quả này bao gồm giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Thu nhập người lao động sẽ quyết định đến hiệu quả của công việc. Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào là đơn vị sự nghiệp có thu và tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Tất cả các khoản chi phải đúng theo định mức chi theo duy định của Nhà nước và một số khoản chi được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực hiện NSNN và theo sự biến đổi về giá cả thực tế của đơn vị theo sự cho phép của Bộ Tài chính. Trong phân phối thu nhập cho người lao động phải dảm bảo thực hiện theo nguyên tắc: Người nào có hiệu suất lao động cao, đóng góp nhiều vào việc tăng thu tiết kiệm chi được trả nhiều hơn.
Để đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân phối thu nhập, tạo động lực cho cán bộ giảng viên nâng cao hiệu quả làm việc đơn vị thực hiện theo hướng sau:
Đảm bảo tiêu thức công bằng trong phân phối thu nhập giữa cán bộ và giảng viên trong đơn vị.
Tổng kinh phí để thanh toán giờ giảng trong năm và số trực làm việc ngoài giờ làm việc theo quy định của Nhà nước của cán bộ trong trường phải được quy định mức chi cho hợp lý theo nguyên tắc công bằng trong phân phối thu nhập, người nào làm việc nhiều, đóng góp nhiều thì nên được hưởng thu nhập nhiều theo mức đóng góp của từng người, làm như vậy mới có thể đảm bảo được nguyên tắc công bằng trong phân phối thu nhập.
Về nguyên tắc hoàn thành nhiệm vụ được giao và không vượt định mức lao động thì không được hưởng tiền vượt giờ. Để tạo ra thu nhập tăng thêm của nhà trường không chỉ giảng viên trực tiếp giảng dạy tạo ra mà sự hoạt động của các phòng ban cũng là nhân tố gián tiếp tạo ra nhu nhập đó, Do vậy sự tham gia của các phòng ban trong việc phân phối tổng kinh phí thanh toán vượt giờ là chính đáng. Song để đảm bảo được tiêu thức công bằng đơn vị cần phải xem xét trong việc thanh toán tiền vượt giờ đảm bảo cho những giảng viên hoàn thành định mức giảng dạy cũng được thanh toán bằng với mức thanh toán cho cán bộ, nhân viên phòng ban có cùng hệ số phân phối thu nhập.
3.2.7. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính trong đơn vị
Để đảm bảo công tác quản lý tài chính được tốt thì vấn đề kiểm tra, kiểm soát tài chính trong đơn vị là rất cần thiết. Việc kiểm tra, kiểm soát tài chính phải được thực hiện từ bên trong và bên ngoài đơn vị.
Trước hết việc kiểm tra, kiểm soát tài chính phải được thực hiện từ bên trong đơn vị. Biện pháp tốt nhất để kiểm soát các khoản chi tiêu trong đơn vị đó là kiểm soát qua quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ là khung pháp lý cho công tác chi tiêu trong đơn vị và là căn cứ để giám sát trở lại đối với các hoạt động thu chi tài chính trong đơn vị. Mọi khoản chi tiêu thường xuyên trong đơn vị đều được chi tiết cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ. Việc chi sai quy chế chi tiêu nội bộ sẽ được cán bộ, giảng viên trong trường phản hồi. Có thể nói việc kiểm soát qua quy chế chi tiêu nội bộ là kiểm soát mang tính dân chủ nhất. Tuy nhiên để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi quy chế chi tiêu nội bộ phải được xây dựng trên tinh thần công khai, dân chủ, và đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các cán bộ giảng viên trong đơn vị.
Bên cạnh việc kiểm soát chi tiêu qua quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, yêu cầu các bộ phận kế toán thường xuyên thực hiện việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ kế toán đảm bảo khớp về số liệu và nội dung chi.
Thực hiện việc công khai tài chính trong đơn vị cũng là một trong những giải pháp để tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát tài chính của nhà trường. Hiện nay ở đơn vị chưa thực hiện tốt vấn đề công khai tài chính. Việc thực hiện công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giảng viên trong đơn vị, trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí, tài sản của nhà nước một cách khách quan, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, đảm bảo việc sử dụng kinh phí có hiệu quả, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Đơn vị thực hiện công khai quy chế chi tiêu nội bộ để làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính trong đơn vị và thực hiện công khai về tình hình thực hiện tài chính trong các phiên họp thường niên của nhà trường.
Việc công khai tài chính là một vấn đề quan trọng trong việc thực hiện quản lý chi NSNN của nhà trường. Vì vậy, việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tài chính của đơn vị cũng là việc đảm bảo quyền lợi cho chính người lao động cho đơn vị. Công tác quản lý tài chính trong đơn vị được thực hiện tốt, quyền lợi người lao động được đảm bảo sẽ là động lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao của nhà trường.
Không chỉ thực hiện việc kiểm tra kiểm soát từ nội bộ đơn vị mà việc kiểm tra, kiểm soát về công tác tài chính và công tác khác của đơn vị còn được thực hiện bởi các cơ quan chức năng. Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào là đơn vị dự toán cấp II, trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện việc mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước tỉnh Luông Pra Băng nơi đơn vị đóng trụ sở. Các khoản chi của đơn vị đều thực hiện qua Kho bạc nhà nước.
Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm tra kiểm soát trong quá trình tập trung và sử dụng đối với các khoản kinh phí thuộc NSNN theo luật NSNN (bao gồm kinh phí NSNBN cấp, các khoản thu chi theo quy định đối với nguồn thu từ phí, lệ phí thuộc NSNN và các khoản khác thuộc NSNN nếu có). Kho bạc chỉ cấp phát kinh phí khi các khoản chi có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ tiêu chuẩn định mức chi
NSNN do cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, khoản chi đó phải được hiệu trưởng quyết định chi. Kho bạc nhà nước tỉnh Luông Pra Băng có trách nhiệm tham gia với Bộ tài chính và các cơ quan thanh tra kiểm táon khác trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số chi của đơn vị qua Kho bạc nhà nước tỉnh Luông Pra Băng.
Định kỳ hàng quý và hết năm tài chính đơn vị phải lập báo cáo quyết toán thu chi gửi Bộ tài chính xem xét và phê duyệt. Bộ tài chính là cơ quan chủ quản của trường hàng năm cần tổ chức tốt việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán toàn diện đối các hoạt động của trường trong đó có công tác quản lý tài chính. Qua thanh tra, kiểm tra để phát hiện ra những thiếu sót, sai phạm của nhà trường và thực hiện việc chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo cho công tác quản lý tài chính của trường được thực hiện tốt.
3.3. Kiến nghị
3.3.1 Về phía cơ quan quản lý
Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào là đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ tài chính xét theo ngành dọc và chịu sự quản lý của sở Tài chính tỉnh Luông Pra Băng, song do hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nên về chức năng nhiệm vụ của trường cũng chịu sự quản lý của Bộ GD-ĐT. Để tăng cường tính năng động cho các trường trong đó có trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào, trước hết yêu cầu các Bộ cần thực hiện tốt vấn đề sau:
- Cần có sự phối hợp giữa Bộ tài chính và Bộ GD-ĐT trong việc sửa đổi, bổ sung, ban hành các chính sách chế độ liên quan đến các chính sách, chế độ của đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, các chế độ, chính sách cần được ban hành có tầm nhìn dài hạn. Qua đánh giá tổng kết tình hình thực hiện quản lý chi NSNN tại trường CĐTC Bắc Lào cho thấy một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN của đơn vị là chưa có sự đồng bộ của hệ thống chính sách. Nhiều chính sách còn quá cũ và không còn phù hợp với thực tiễn. Vấn đề trước mắt là phải sửa đổi ban hành mới các quy định liên quan đến vấn đề về phí, lệ phí, tuyển sinh theo hướng để cho các trường tự quyết định mức học phí, số lượng tuyển sinh để đảm
bảo nguồn lực tài cho nhà trường và giúp giảm bớt gánh nặng từ NSNN trong tương lai.
Nếu các trường được tự chủ trong việc thu học phí thì phần kinh phí NSNN cấp để đảm bảo hoạt động chi thường xuyên của các trường sẽ giảm, thay vào đó nguồn kinh phí có thể cấp cho các trường để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đặc biệt là các trường cơ sở vật chất còn yếu kém tạo điều kiện nâng cao chất lượng GD-ĐT.
Đào tạo hiện nay cần phải gắn với nhu cầu. Thực tế với mức học phí cao có những người dân không có khả năng đóng góp thì nhà nước sẽ áp dụng chính sách hỗ trợ dưới những hình thức khác nhau. Về phía các trường khi đặt ra các mức học phí cũng cần có những chính sách ưu đãi, miễn giảm nhất định để đảm bảo yếu tố công bằng xã hội.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm xây dựng tiêu chuẩn đánh giá “kết quả đầu ra” của các trường. Thay đổi phương thức quản lý theo “đầu vào” thông qua việc kiểm định chất lượng đào tạo “đầu ra”. Các Bộ, ngành cần nhận thức được rằng việc tăng cường quản lý tốt chi NSNN cho nhà trường là để các trường nâng cao chất lượng GD-ĐT. Vì vậy, các Bộ chỉ nên đóng vai trò là người kiểm tra chất lượng đầu ra của các trường.
Vấn đề giám sát không chỉ thuộc về các Bộ mà người học và xã hội cũng có quyền kiểm tra giám sát đối với các trường không phân biệt là trường công lập hay tư. Để thực hiện tốt vấn đề này yêu cầu các trường phải thực hiện cơ chế 3 công khai: Công khai chất lượng đào tạo, công khai nguồn nhân lực đào tạo và công khai chi tiêu tài chính.
- Chiến lược GD-ĐT cần có sự định hướng lâu dài. Đào tạo theo nhu cầu của người học và phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế là một điều cần thiết. Chính điều đó, mới thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước ta. Vì vậy Bộ GD-ĐT nên cho phép các trường thuộc khối đào tạo được mở rộng khối ngành theo nhu cầu thực tế.
Để thuận lợi cho quá trình điều hành hoạt động của trường CĐTC Bắc Lào và quy mô đào tạo của trường được tập trung, phấn đấu để trường đủ tiêu chuẩn thành
một trường Đại học thì rất cần nguồn lực hỗ trợ từ Bộ tài chính trong việc xây dựng cơ sở vật chất mới của nhà trường. Đặc biệt là sự hỗ trợ nguồn kinh phí từ NSNN để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
3.3.2 Về phía trƣờng cao đẳng tài chính Bắc Lào
- Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nhằm thu hút “ đầu vào” và thúc đẩy đầu ra, gắn đào tạo với nhu cầu của xã hội. Đây là điều kiện để đảm bảo nguồn thu tương lai của nhà trường.
Sau 5 năm hoạt động nhà trường đã có những kết quả đáng ghi nhận, thương hiệu của nhà trường ngày càng được khẳng định. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của nhà trường và cũng xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của trường đó là nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo gắn liền với nhu cầu của xã hội.
Chất lượng đào tạo quyết định tới sự tồn tại và phát triển của nhà trường trong tương lai. Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo của Bộ GD-ĐT, nhà trường cần phải có những biện pháp để thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo của chính đơn vị mình. Để giải quyết tốt vấn đề này trước hết cần thành lập Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng và phòng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế để giảm tải công việc cho Phòng Quản lý đào tạo hiện nay. Phòng Quản lý đào tạo chỉ chuyên môn hóa trong việc lập kế hoạch và chương trình đào tạo. Công tác tổ chức thi và thực hiện kiểm định chất lượng thuộc Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng. Hiện nay mô hình khảo thí và kiểm định chất lượng đã có rất nhiều các trường Đại học áp dụng và đem lại hiệu quả cao, nhà trường có thể học hỏi những kinh nghiệm. Yêu cầu quan trọng nhất là nhân sự thuộc Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng phải là những người có trình độ chuyên môn, nghiêp vụ cao trong các lĩnh vực được kiểm định. Thành lập Phòng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế cũng là để giảm bớt gánh nặng công việc cho Phòng quản lý đào tạo vì hiện nay các công việc về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế đều do Phòng quản lý đào tạo đảm nhiệm. Trong khi tổng số CBVC của Phòng này chỉ có 10 người, trong tổng số CBNV đó tất cả đều vừa làm việc văn phòng và vừa kiêm giảng dạy. Vì vậy, với tổng số giáo viên như vậy và phải
đảm nhiệm công việc quá lớn như vậy, đề nghị nhà trường cần tách riêng thành các Phòng như đã đề nghị ở phần trên để đảm bảo các công việc thực hiện có hiệu quả hơn.
Do yêu cầu hợp tác với các trường trong và ngaòi nước về mở rộng và nâng cao chất lượng giảng dạy của trường, nên công việc hợp tác với các trường trong và ngoài nước cũng là chủ trương của trường. Đặc biệt là từ năm 2009 đến nay nhà trường đã bắt đầu quan hệ hợp tác quốc tế với trường CĐTC Quản trị Hưng yên, CHXHCN Việt Nam theo hiệp định hợp tác giữa Bộ Tài chính nước CHDCND Lào và Bộ Tài chính CHXHCN Việt Nam, trường đang rất cần những cán bộ có trình độ tiếng Việt để giao tiếp và phát triển quan hệ hợp tác.
Do công việc của Phòng quản lý đào tạo quá lớn so với tổng số cán bộ nên việc nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu phục vụ cho quá trình học tập và giảng dạy của trường chưa thực sự có hiệu quả, nếu muốn nâng cấp thành trường đại học và đào tạo nhiều chuyên ngành trong tương lai đề nghị nhà trường phải xem xét đầu tư cho việc nghiên cứu biên soạn các tài liệu của trường thêm. Để nghị nhà trường phải có cơ chế in ấn tài liệu, sách giáo khoa, có thể trường tự in hoặc cho tư nhân đấu thầu nhưng phải theo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Tức là sách và các tài liệu học tập phải được in ấn rõ ràng, có khoa học, đẹp mắt và vừa có giá rẻ. Để không gây khó khăn cho các sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- Cùng với việc tăng cường các khoản chi cho đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy đòi hỏi các giảng viên phải đạt tiêu chuẩn về giờ giảng đảm bảo nâng cao chất lượng của công tác giảng dạy.
- Trường nên nhanh chóng xem xét xây dựng hệ thống thư viện hiện đại và tách riêng phòng đọc ( thư viện ) của trường ra khỏi Phòng quản lý đào tạo, để cho một bộ phần riêng khác quản lý về việc bổ sung sách dọc trong phòng đọc, việc sắp xếp các sách báo, tài liệu nghiên cứu,... và việc bán sách giáo khoa của trường nên cho bộ