NHẬN XÉT CHUNG 1 Ƣu điểm

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1997 2010 (Trang 54 - 61)

3.1.1. Ƣu điểm

Nước ta là nước nông nghiệp nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, Trung ương Đảng đã đề ra những chỉ thị, nghị quyết nhằm đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có sự đổi mới trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xem đây là mặt trận quan trọng. Kết quả đạt được là những thành tựu đáng kể trên lĩnh vực nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện và ổn định đời sống cho nhân dân, gia tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu, đem lại nhiều đổi mới cho bộ mặt nông thôn của cả nước.

Quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã vận dụng một cách phù hợp và tập trung chỉ đạo thực hiện một cách toàn diện vào địa phương mình. Cụ thể là tỉnh đã đưa ra các Nghị quyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đổi mới hình thức quản lý trong nông nghiệp và đặc biệt trong kinh tế hợp tác xã, chú trọng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhất là chính sách khuyến khích sản xuất trong nông nghiệp như miễn 100% thủy lợi phí vụ đông, giảm 505 thủy lợi phí vụ chiêm và vụ mùa… đưa nông dân vào tự do làm ăn trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đạt được những thành tựu đáng kể.

1. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ nền nông nghiệp tỉnh nhà trong những năm gần đây đạt mức tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế nông

nghiệp chuyển đổi theo hướng đưa các giống cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất nằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trồng trọt và chăn nuôi ngày càng phát triển về số lượng và quy mô.

Trong nông nghiệp đã chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa mang tính hiện đại gắn với thị trường khu vực và trong nước. Từ đổi mới tư duy kinh tế đến đổi mới quản lý và chính sách đầu tư, cung như áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa nông nghiệp liên tục tăng trưởng.

2. Nhờ năng động, nhạy bén của cán bộ, đảng viên cùng với các cơ quan ban ngành của tỉnh, Phú Thọ đã ứng dụng được những tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nông nghiệp là ngành kinh tế có năng suất và hiệu quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên. Do đó, có thể nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất nhờ vào sự chủ động của con người trước thiên nhiên. Đây chính là vai trò tiến bộ của khoa học - công nghệ trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn.

Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ đã thành lập hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên cả tỉnh với đội ngũ hàng trăm người để tiếp nhận, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học trực tiếp đến với các hộ nông dân và các tổ chức sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

Trong chăn nuôi, Phú Thọ đã chú trọng đến các giống con cho hiệu quả kinh tế cao như: lợn siêu nạc, bò sữa, vịt siêu thịt, vịt siêu trứng…

3. Chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn ngày càng được nâng cao. Năm 1997 có 90% dân số tỉnh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông ngiệp, nông thôn là ngành, vùng kinh tế cung cấp một bộ phận lực lượng lao động đông đảo cho xã hội. Nhìn chung, trình độ dân trí cũng như trình đội của lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày

càng được nâng cao, bộ phận lao động được đào tạo có trình độ chuyên môn ngày càng tăng góp phần đẩy nhanh công tác nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học - công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư được thiết kế rộng rãi trên toàm tỉnh với đội ngũ cán bọ đông đỏa để phổ biến kiến thức khoa học cho người nông dân bằng các hình thức làm mẫu, tập huấn…

Bên cạnh đó Đảng bộ tỉnh Phú Thọ cũng chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học ở nông thôn, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho người dân đặc biệt là ở các huyện miền núi, những vùng đặc biệt khó khăn…qua đó trình độ dân trí ngày càng được nâng cao.

4. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn ngày càng được chú trọng đầu tư và từng bước hoàn thiện.

Cơ sở hạ tầng là một trong những khâu đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Các công trình như: điện, đường, trường, trạm, thủy lợi. Sau khi tái lập tỉnh năm 1997 Phú Thọ đã có nhiều chính sách để phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn để đưa nông nghiệp nông thôn từng bước hiện đại. Nhờ có chủ trương đúng đắn của Tỉnh ủy với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng được cải thiện đáng kể, bộ mặt kinh tế nông thôn có sự thay đổi rõ rệt. Hệ thống đường liên thôn, liên xã đã được cải tạo và từng bước bê tông hóa. Ở những xã vùng sâu, vùng xa đã có đường ôtô vào đến trụ sở xã. Thực hiện trương trình kiên cố hóa kênh mương, các công trình thủy lợi được xây dựng trên tất cả các huyện, xã nhằm cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

Tính đến năm 2000 toàn tỉnh đã có gần 98% nông dân được sử dụng lưới điện quốc gia, hệ thống đường dẫn nước sạch cũng được đầu tư. Hệ

thống y tế, được chú trọng để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân ở nông thôn.

Bên cạnh đó cùng với nhịp độ đô thị hóa ngày càng tăng, các khu đô thị mới, thị trấn, thị tứ đã được xây dựng người nông dân có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với kinh tế hàng hóa làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng được thay đổi rõ rệt.

5. Phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong thời gian qua có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ.

Từ sau khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay quan hệ sản xuất trong nông nghiệp đã có bước biến đổi căn bản và toàn diện. Để thích nghi với xu thế hội nhập, trong những năm gần đây nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế ao. Điển hình là mô hình kinh tế VATR (vườn, ao, chuồng, rừng) phù hợp với đặc điểm và điều kiện ở các vùng nông thôn trung du và miền núi. Cùng với đó là nhiều xã cũng đã quan tâm đến việc chuyên canh hóa cây trồng, vật nuôi như mô hình trồng rau xanh chuyên canh ở Thị xã Phú Thọ, hay mô hình nuôi nhím tập trung ở Hạ Hòa.

Các hợp tác xã nông nghiệp cũng dần thay đổi cơ chế quản lý và sản xuất theo hướng kinh tế thị trường. Hoạt động của hợp tác xã trên tinh thần dân chủ, bình đẳng, tự nguyện, hợp tác cùng có lợi, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền trên cơ sở cho các hợp tác xã quyền tự chủ về mặt kinh tế. Thực tế những năm gần đây mô hình hợp tác xã nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò lớn trong việc thúc đẩy sản xuất kinh tế nông nghiệp góp phần làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các vùng nông thôn trong tỉnh.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trong toàn tỉnh đã đoàn kết, chung sức để xây dựng tỉnh nhà trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển khá . Nhất là từ khi tái lập tỉnh đến nay tỉnh Phú Thọ đã có những bước tiến quan trọng và đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh tế nông nghiệp nói riêng. Các công trình phục vụ cho sự phát triển kinh tế ở nông thôn được chú trọng đầu tư: công tác thủy lợi khuyến nông được tăng cường, kinh tế trang trại phát triển bước đầu tạo ra giá trị hàng hóa cao trên một đơn vị diện tích canh tác. Trong trồng trọt và chăn nuôi đã áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất tạo bước nhảy vọt về năng xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cơ sở hạ tầng nông thôn điện, đường, trường, trạm được từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được đảm bảo và ngày càng nâng cao.

3.1.2. Hạn chế

Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ đạt được trong những năm đổi mới đặc biệt là từ sau tái lập tỉnh đến nay là vô cùng to lớn, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới mà Đảng đã đề ra. Tuy nhiên do những yếu tố khác nhau mà nền kinh tế của tỉnh nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tỉnh tuy có tăng nhưng vẫn còn chậm, chưa có sự gắn kết hiệu quả với thị trường, đặc biệt là những thị trường ngoài nước. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn nặng về trồng trọt, cây lương thực vẫn là chủ yếu. Sản xuất nông nghiệp phần lớn vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, một số nơi vẫn còn tình trạng sản xuất theo kiểu tự cấp tự túc, chưa có sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn. Hiện tượng này còn phổ biến ở

những huyện miền núi có nhiều khó khăn nhất là địa hình không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế theo hướng tập trung.

Khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn mặc dù có một số mô hình kinh tế đã ra đời và mạnh dạn sản xuất lớn, đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và vốn vào sản xuất nhưng mô hình còn quá ít, trình độ tay nghề người lao động thấp. Vì vậy, họ gặp không ít khó khăn trong quá trình mở rộng sản xuất và cần phải có sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ nông nghiệp của tỉnh phát triển chậm, chính vì vậy những bước tiến về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chỉ giới hạn chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, còn những thay đổi của cơ cấu kinh tế tổng thể ở nông thôn mới bắt đầu song diễn ra chậm.

Nền kinh tế nông nghiệp tỉnh Phú Thọ nhìn chung vẫn còn mang tính truyền thống, nhỏ lẻ, hiệu quả hoạt động kinh tế trên lĩnh vực nông nghiệp còn thấp nên nhiều doanh nghiệp cũng không mặn mà đầu tư nên ngành công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Chất lượng và sản lượng chế biến còn thấp sức cạnh tranh trên thị trường còn kém, chưa hướng được nhiều ra xuất khẩu. Còn đối với nông dân vẫn thường xuyên phải đối mặt với nỗi lo được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa.

2. Khoa học, công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn làm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Khoa học - công nghệ nhất là công nghệ sinh học ở nước ta những năm gần đây đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy lĩnh vực kinh tế nông nghiệp chuyển nhanh theo hướng hiện đại hóa. Việc kết hợp mô hình bốn nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp còn chưa đồng bộ, chưa có sự kết hợp chặt chẽ. Quá trình đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông

nghiệp còn chậm, số lượng máy móc còn thiếu hụt và chưa có nhiều loại máy thích hợp với điều kiện đất đồi rừng. Bên cạnh đó việc thực hiện cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp diễn ra chậm, công nghệ lai tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

3. Chất lượng nguồn nhân lực của nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, vấn đề dư thừa lao động cung như trình độ chuyên môn, năng lực nắm bắt tiếp cận ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất của người nông dân trong tỉnh còn hạn chế đang tạo ra sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế chung và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tạo đà thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp.

Hầu hết các lao động nông thôn tham gia vào việc trồng trọt, chăn nuôi không qua đào tạo mà làm theo kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác. Đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến lực lượng lao động nông nghiệp vừa yếu về trình độ và kỹ năng.

Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, những lợi thế cạnh tranh có tính truyền thống về nguồn tài nguyên và nhân lực của Phú Thọ đang dần mất đi khi giới kinh doanh đẩy mạnh khai thác về khoa học - công nghệ, gắn sản xuất kinh doanh với kinh tế tri thức. Từ đó dẫn tới thực tế khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng đang dần yếu nếu không theo kịp tiến bộ của nhân loại và cơ cấu kinh tế chuyển dịch không kịp để để thích nghi với điều kiện mới. Người nông dân thiếu thông tin về thị trường, thiếu kiến thức về khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và sản xuất hàng hóa thị trường. Ví dụ: người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng liều lượng và quy cách nên đã làm cho chất lượng nông phẩm không được đảm bảo, dẫn tới không hoặc khó tiêu thụ sản phẩm ra thị trường.

4. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tuy đã được tăng cường nhưng về cơ bản vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém.

Hiện nay cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa theo kịp và chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển sản xuất. Nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu thông, tiêu thụ nông sản hàng hóa còn lạc hậu, yếu kém thiếu hụt nghiêm trọng, điều này gây ảnh hưởng cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Vấn đề đô thị hóa trong tỉnh vẫn chưa gắn liền với công nghiệp hóa đã tác động mạnh đến vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của nhân dân, làm nảy sinh tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, cảnh quan nông thôn, đời sống và sức khỏe của nông dân.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1997 2010 (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)