Những Thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1997 2010 (Trang 45 - 50)

2.2.2.1. Thành tựu

Nhờ sự nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và các cấp chính quyền, sự năng động, sáng tạo của người dân. Trong những năm từ 2005 đến 2010 nền kinh tế nông nghiệp Phú Thọ đã có bước tăng trưởng đáng kể, tương đối đồng đều trong các ngành và các thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra toàn diện. Điều đó đã được thể hiện qua những thành tựu đã đạt được như:

Trong lĩnh vực trồng trọt

Sản xuất lương thực Phú Thọ phát triển theo hướng đảm bảo an ninh lương thực làm nền tảng cho khai thác và phát triển kinh tế đồi, rừng. Mấy năm gần đây vấn đề an ninh lương thực cơ bản được giải quyết. Sản lượng lương thực tăng từ 40 vạn tấn năm 2005 lên 42,1 vạn tấn năm 2008. Cây lương thực chủ yếu là lúa, ngô. Cơ cấu giống, cơ cấu trà vụ có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, các giống lúa, ngô chất lượng cao như ngô HQ 2005, các giống lúa HT1, ĐT 122, Bắc Thơm số 7, nếp thơm… đang được phát triển mạnh mẽ. Tỷ lệ diện tích lúa lai ngày càng tăng, đặc biệt Phú Thọ rất thành công với việc đưa giống ngô lai vào sản xuất với tỷ lệ trên 85% diện tích. Cao hơn mức bình quân chung cả nước.

Chương trình phát triển cây chè, được xác định là kinh tế mũi nhọn trong nông nghiệp Phú Thọ. Cây chè rất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của tỉnh. Chè còn là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, có khối lượng xuất khẩu lớn, mang lại một nguồn ngoại tệ đáng kể cho tỉnh. Những năm qua cây chè được đầu tư nên tăng trưởng tốt cả về số lượng và chất lượng. Tính hết năm 2010, diện tích chè toàn tỉnh đạt 16 ngàn ha, trong đó có 14,3 ngàn ha chè cho sản phẩm, năng xuất bình quân toàn tỉnh đạt 81 tạ/ ha, sản lượng chè búp tươi đạt 115,4 ngàn tấn. Đến nay, các doanh nghiệp, các cơ

sở sản xuất đã xuất được 53,9 ngàn tấn chè khô, giá trị xuất khẩu đạt 13,5 triệu USD. Hầu hết diện tích chè được trồng mới trong những năm qua là các giống LDP1, LDP2, ngoài ra còn một số giống mới như KEO Am Tích, Phúc Vân Tiên đã được trồng thử nghiệm.

Đáng mừng là Phú Thọ đã hình thành vùng sản xuất chè tập trung ở 8 huyện trọng điểm gắn với các cơ sở chế biến gồm 7 nhà máy chè của các công ty và trên 45 cơ sở sản xuất của các tư nhân. Kế hoạch trong những năm tiếp theo Phú Thọ tiếp tục đầu tư phát triển cây chè, tăng năng xuất và nâng cao chất lượng, đưa chè Phú Thọ trở thành thương hiệu mạnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Chương trình phát triển cây ăn quả: Tập trung phát triển những cây ăn quả chủ lực như bưởi, hồng, chuối. Đặc biệt chú trọng đến vùng bưởi đặc sản Đoan Hùng, Hồng Hạc Trì, dần tiến tới có sản phẩm chế biến phục vụ cho xuất khẩu. Nhờ thực hiện tốt chương trình này mà diện tích cây ăn quả của tỉnh đến năm 2008 đạt trên 10 ngàn ha sản lượng trên 90 ngàn tấn. Những năm gần đây tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với viện nghiên cứu cây trồng Đông Bắc nghiên cứu lai tạo các giống cây ăn quả cho năng suất cao và có chất lượng tốt.

Tiếp tục phát huy thế mạnh của một tỉnh có diện tích đồi rừng lớn. Phú Thọ đã chú trọng đến việc chuyển đổi những diện tích đất đồi sang trồng các cây công nghiệp dài ngày trong đó có cây nguyên liệu giấy. Thực hiện gắn sản xuất lâm nghiệp với phát triển trang trại, hình thành nhiều vườn rừng trại rừng. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện địa hình và thổ nhưỡng ở vùng đồi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Góp phần tăng độ che phủ của rừng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong lĩnh vực chăn nuôi

Chăn nuôi là ngành được chú trọng đầu tư để tạo nên bước đột phá trong

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Tỉnh Phú Thọ đã chủ yếu tập trung chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Các giống vật nuôi như lợn, bò sữa, bò thịt đươc đưa vào chăn nuôi một cách rộng rãi, quy mô trang trại đến xuất khẩu. Đến hết năm 2010 tổng đàn lợn Phú Thọ đạt trên 660.000 tăng gần 10.000 con so với năm 2004. Trong đó đàn lợn nái chiếm 10% tổng đàn, các huyện dẫn đầu có số lượng đàn lợn lớn là Thanh Sơn, Lâm Thao, Phù Ninh, Đoan Hùng… Đặc biệt, đã hình thành vùng chăn nuôi lợn xuất khẩu tại Thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, Phù Ninh và hai xã thuộc Thị xã Phú Thọ. Mặt hàng thịt lợn của tỉnh qua chế biến đã tham gia xuất khẩu.

Chăn nuôi đại gia súc có bước phát triển mạnh. Đàn trâu, bò thường xuyên ổn định ở mức từ 130 - 160 ngàn con. Chất lượng đàn bò đã và đang được cải thiện theo chương trình Sind hóa đàn bò. Đàn bò vàng Việt Nam từng bước được lai tạo nâng cao tầm vóc, khối lượng, đồng thời qua đó tạo đàn bò nái lai Sind phục vụ chương trình phát triển bò sữa được hình thành tại các huyện Thanh Thủy, Tam Nông và Lâm Thao với số lượng bò F2, F3 và HF thuần là trên 100 con, bò hướng sữa F1 có trên 150 con, trên 1046 con bò nái lai Sind đã thẩm định đưa vào quản lý. Chăn nuôi bò sữa là hướng đi mới tạo đà cho ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Góp phần tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.

Phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản đang là hướng đi đúng đắn của nông nghiệp Phú Thọ: Từ một tỉnh có lĩnh cực nuôi trồng và đánh bắt thủy sản không đáng kể, sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp. Những năm qua được sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, các ban ngành và nhân dân những vùng có lợi thế diện tích mặt nước lớn đã chú trọng đầu tư cho lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thủy sản thay đổi phương thức sản xuất tiến hành chuyên

canh tăng năng suất theo hướng sản xuất hàng hóa. Bước đầu toàn tỉnh đã đưa giống có năng suất, chất lượng cao vào nuôi trồng, nhiều mô hình nuôi tôm càng xanh, cá chim trắng, cá rô phi đơn tính, cá chép lai 3 màu, cá lồng được nhân rộng đem lại thu nhập cao.

Nuôi trồng thủy sản có tốc độ phát triển nhanh cả về diện tích và sản lượng, Năm 2005, toàn tỉnh mới có trên 7.000ha diện tích nuôi thủy sản, sản lượng thu hoạch được trên 12 ngàn tấn. Đến năm 2010 diện tích nuôi thủy sản của tỉnh đã tăng lên gần 10.000ha, sản lượng trên 20 ngàn tấn, trong đó có nhiều mô hình nuôi đạt năng suất 5-7 tấn/ha. Hàng trăm hộ nông dân trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ nuôi thủy sản. Với giá trung bình 30-40 ngàn đồng/kg cá như hiện nay thì nguồn lợi từ thủy sản mang về mỗi năm đạt 7-8 trăm tỷ đồng. Hiện cả tỉnh đã có gần 200 trang trại với diện tích quản lý trên 1.400ha sử dụng vào mục đích nuôi, trồng thủy sản. Năm 2010 sản lượng cá khai thác của tỉnh có khả năng đạt gần 22 ngàn tấn, trong đó thu từ nuôi khoảng 20 ngàn tấn, cao nhất từ trước đến nay.

Các chương trình nông nghiệp trọng điểm đang tiếp tục được triển khai, bước đầu đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức của nông dân về sản xuất hàng hóa và đã tạo được những mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn. Cũng nhờ đó, tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, diễn ra nhanh hơn, xu thế chuyển dần sang nuôi trồng cây, con có giá trị kinh tế cao, tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, hình thành các vùng sản xuất cây nguyên liệu tập trung với chế biến, tăng cường quản lý và khai thác sử dụng đất nông nghiệp.

Đưa công nghiệp về nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến nông sản: Những năm qua các cấp, các ngành trong tỉnh đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đẩy mạnh các loại hình kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác, đổi mới, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Từng bước khắc

phục những hạn chế khó khăn đưa công nghiệp về nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến nông sản.

Xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, phát triển dịch vụ trong nông nghiệp phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa: Trong những năm 2005 - 2010, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ ngày càng được quan tâm và đầu tư xây dựng làm cho diện mạo nông thôn trong toàn tỉnh ngày càng thay đổi tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.

2.2.2.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ đã đạt được trong nhiệm kỳ 2005 - 2010, kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn này còn bộc lộ một số hạn chế đó là: tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm thiếu bền vững; thế mạnh của từng vùng khai thác chưa nhiều. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém, chắp vá chưa đáp ứng được nhu cầu.

Các cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự quyết liệt trong triển khai thực hiện các nghị quyết, chính sách về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; nhất là trong chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch, định hướng phát triển sản xuất, cơ cấu ngành nghề nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu lao động. Nguồn lực đầu tư của tỉnh còn nhiều hạn chế, nội lực kinh tế khu vực nông thôn còn yếu, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông thôn khó khăn. Khả năng tổ chức sản xuất, thay đổi tập quán canh tác trong nhân dân chuyển biến chậm, chưa rõ nét. Các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo ở nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1997 2010 (Trang 45 - 50)