BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1997 2010 (Trang 61 - 69)

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đảng bộ Phú Thọ đã tổng kết quá trình hoạt động từ năm 1997 đến 2010, nêu ra những mặt tích cực và hạn chế, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho các giai đoạn sau:

Một là, phải luôn quán triệt sâu sắc những quan điểm toàn diện của

Đảng từ trong lãnh đạo, chỉ đạo đến khâu tổ chức thực hiện; trong tất cả các cấp, các ngành; trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị; từ trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đến từng chương trình đề án, dự án cụ thể trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững.

Trong phát triển kinh tế phải đặc biệt coi trọng thu hút đầu tư nước ngoài, quan tâm thu hút đầu tư trong nước, phải tạo môi trường cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp phát triển, cả đô thị và nông thôn đều phát triển, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân được nâng lên.

Hai là, phải biết vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương. Trong chỉ đạo kinh tế phải xác định hướng đi đúng đắn, bước đi thích hợp, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn và các giải pháp đột phá để thực hiện.

Phải coi trọng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nằm xây dựng nông thôn mới, từng bước khắc phục sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng, các địa phương, về đời sống thu nhập giữa nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp dân cư.

Ba là, tập trung phát triển nguồn nhân lực coi đây là nhiệm vụ cấp bách

có tính chiến lược lâu dài. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong đó lấy nâng cao chất lượng giáo dục làm nền tảng; lấy đào tạo nghề, đào tạo lao động có chất lượng cao làm khâu đột phá; lấy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị làm nhân tố quyết định sự thành công của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bốn là, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn tỉnh cần đầu tư vốn, cơ sở vật chất cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Năm là, thường xuyên quan tâm xây dựng Đảng cả về chính trị, tư

tưởng và tổ chức. Phải xây dựng đoàn kết thống nhất cao trong Đảng bộ, phát huy dân chủ trong xã hội, gắn với xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.

Đến nay, sau hơn 10 năm tái lập tỉnh tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và giành được những thắng lợi to lớn. Những thành tựu này vừa có ý nghĩa chiến lược vừa có ý nghĩa sách lược đối với nhân dân trong tỉnh, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, kinh tế chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được đảm bảo. Năng lực và uy tín của Đảng bộ tỉnh được nâng lên trong quần chúng nhân dân, phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

KẾT LUẬN

1. Đổi mới là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trong đó có đổi mới kinh tế nông nghiệp để đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu để đưa nông nghiệp nông thôn nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Là tiền đề quan trọng để chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Sau khi tái lập tỉnh Phú Thọ, toàn Đảng bộ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đoàn kết thống nhất và không ngừng đổi mới phương pháp công tác để lãnh đạo nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam và chiến lược phát triển kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với trí tuệ và quyết tâm cao Đảng bộ đã động viên được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân để xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nền kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển.

2. Có được những thành tựu lớn trong những năm qua là do sự nỗ lực, phấn đấu liên tục, của Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ. Đảng bộ Phú Thọ đã vận dụng một cách chủ động, sáng tạo, linh hoạt chủ trương, đường lối của Đảng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của địa phương, không ngừng học hỏi những mô hình hay của các tỉnh bạn. Nhân dân Phú Thọ có truyền thống yêu nước, đoàn kết trong chiến đấu và xây dựng quê hương, luôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Với đức tính chăm chỉ, chịu khó và tinh thần đoàn kết luôn phấn đấu vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được những kết quả quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

3. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh còn gặp phải không ít khó khăn, thử thách đó là: Việc chuyển giao khoa học - công nghệ nhằm tạo bước đột phá trong nông nghiệp còn chậm và chưa đồng bộ. Trình độ dân trí tuy đã được nâng lên nhưng nhìn chung vẫn còn thấp, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước còn chưa được thực hiện một cách khoa học. Do vậy, sản phẩm trong nông nghiệp chưa cao sự, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chưa diễn ra mạnh mẽ.

4. Trong những năm tới, Phú Thọ cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bằng cách:

Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng và các tổ chức cơ sở đảng để từ đó triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được tốt hơn. Tổ chức cải cách thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện cho người nông dân và doanh nghiệp có điều kiện hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.

Tập trung vào các chương trình trọng điểm, phát triển lĩnh vực trồng trọt trên cơ sở hợp lý các loại cây trồng, chú trọng đến các loại cây trồng thế mạnh, nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực. Đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghiệp hóa ngành chăn nuôi. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư cho dịch vụ nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực khoa học - công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng của nông sản. Đồng thời tổ chức cơ cấu lại cơ cấu kinh tế vùng cho hợp lý, không ngừng đổi mới hệ thống quản lý và cơ chế khuyến khích hợp lý kích cầu cho sản xuất, làm ra nhiều hàng hóa phục vụ cho tiêu dung và xuất khẩu.

5. Sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đề xướng và tổ chức thực hiện là một quá trình lâu dài và liên tục để tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa. Trước mắt, vẫn còn rất nhiều khó khăn, thử thách, vì vậy Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ cần kiên trì, tích cực tìm tòi học tập và rút ra kinh nghiệm để có những biện pháp phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương mình góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Giá trị sản xuất nông nghiệp các năm 1997, 2002, 2007

stt Ngành Đơn vị (tỷ đồng) 1997 2002 2007 1 Trồng trọt // 786.245 1.297.159 2.680.702 2 Chăn nuôi // 297.978 611.950 1.613.500 3 Dịch vụ NN // 54.164 47.297 112.830

Phụ lục 2

Diện tích, năng xuất, sản lƣợng một số cây trồng chính năm 2005

Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất ( tạ/ha) Sản lượng (tấn)

Cây lƣơng thực

Cây lúa Cây ngô Cây khoai lang

Cây sắn 73.219,2 20.310,2 3.925,1 7.699,2 48,53 36,82 56,79 115,37 355.367 74.778,9 22.289,5 7.669,2 Cây thực phẩm Rau các loại Đậu các loại 9.430,2 1.699,6 126,01 8,62 118.826,1 1464,5 Câycông nghiệp Lạc Đậu tương Mía 6.021,5 2.354,7 569,0 15,56 14,50 494,02 9.370,1 3.413,7 28.110,0 Cây chè 12.628,3 80,06 69.505,9

Cây ăn quả 949,4 30.382,7

Phụ lục 3

Sản lƣợng ngành chăn nuôi Phú Thọ năm 2007

Hạng mục Đơn vị tính Sản lƣợng Tổng đàn trâu Con 95.168 Tổng đàn bò Con 163.388 Tổng đàn lợn Con 552.113 Tổng đàn dê Con 14.804 Tổng đàn ngựa Con 99 Gia cầm nghìn con 8.068,3

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1997 2010 (Trang 61 - 69)