DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY VÀ TRONG THỜI GIAN TỚI
Từ thực tiễn và những khó khăn đang đặt ra, để đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước, phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, chi bộ cơ sở để thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện trên địa bàn nông thôn; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cấp cơ sở trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Hai là, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tập trung đẩy mạnh chăn nuôi và thủy sản gắn với an toàn dịch bệnh, giảm dần tỷ trọng lương thực, tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích, đặc biệt quan tâm đến vấn đề chất lượng; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông, lâm, thủy sản theo chiều sâu và bền vững trên cơ sở khai thác hiệu quả các nguồn lực, xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa, có chất lượng, hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ba là, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong nông
nghiệp, nông thôn, từng bước hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, chú trọng áp dụng mô hình công nghệ cao. Triển khai thực hiện các chương trình ứng dụng công nghệ sinh học, nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi. Mở rộng vùng sản xuất hàng hóa tập trung có hiệu quả, có thị trường tiêu thụ ổn định, từng bước tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường quản lý nhà nước về mặt chất lượng nông sản và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Bốn là, đổi mới phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp và kinh tế
nông thôn. Phát triển mạnh các loại hình tổ chức sản xuất dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn. Tiếp tục hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã kiểu mới…; tiếp tục sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, các nông, lâm trường quốc doanh, phát triển mạnh doanh nghiệp nông thôn cả về số lượng và chất lượng.
Năm là, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa
hiện đại hóa, tạo đà đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Cần chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ, đào tạo lao động có trình độ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Sáu là, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ nông
nghiệp, nông thôn: ưu tiên phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp. Áp dụng công nghệ tiên tiến để tưới tiêu, thực hiện quản lý các công trình thủy lợi. Phát triển mạnh mẽ giao thông nông thôn, nâng cấp và bê tông hóa các tuyến đường phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân. Phát triển hệ thống điện nhằm cung cấp điện cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân ở nông thôn. Đầu tư các công trình hạ tầng khác phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Như vậy, để thực hiện thành công việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, Phú Thọ cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành và tổ chức thực hiện của hệ thống chính quyền các cấp, đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ trên các lĩnh vực của thành phần kinh tế nông nghiệp. Thực hiện tốt những vấn đề trên thì sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn sẽ thắng lợi góp thành tích chung vào thành tích của cả nước.
* * * * *
Sau hơn 10 năm tiến hành đổi mới theo chủ trương của Đảng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, năng động của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và sự nỗ lực vươn lên của nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh cho nên Phú Thọ từ một tỉnh nghèo đã vươn lên trở thành một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá trong khu vực miền núi và trung du phía Bắc Bộ. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng đưa cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập trên một diện tích canh tác. Năng suất và sản lượng nông nghiệp và chăn nuôi ngày càng phát triển về quy mô, số lượng và chất lượng. Lĩnh vực hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, văn hóa - xã hội tiến bộ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Chính trong quá trình chỉ đạo thực hiện trên cơ sở học, hỏi tiếp thu, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm Đảng bộ tỉnh ngày càng trưởng thành về tư tưởng, chính trị, tổ chức để xây dựng Phú Thọ ngày càng giàu mạnh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Bên cạnh đó, cùng với những khó khăn chung của cả nước thì nông nghiệp Phú Thọ còn nhiều khó khăn, hạn chế như: nhìn chung toàn bộ nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính; công tác lãnh đạo, đạo chỉ đạo còn nhiều bỡ ngỡ khi cả nước đã gia nhập WTO.
Chƣơng 3