Điều kiện từ phía các cơ quan quản lý Nhà Nước

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý vốn tại công ty TNHH thanh lâm tỉnh phú thọ (Trang 100 - 104)

D

4.3.2.Điều kiện từ phía các cơ quan quản lý Nhà Nước

5. Bố cục của luận văn

4.3.2.Điều kiện từ phía các cơ quan quản lý Nhà Nước

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, đổi mới phương thức quản lý đối với doanh nghiệp, hình thành khung pháp lý đồng bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, điện nước hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển sau khi đã thực hiện chuyển đổi sắp xếp lại,…

Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình cho từng ngành để công ty có cơ sở chính xác cho việc đánh giá vị thế của mình, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu từ đó có biện pháp khắc phục.

Bộ tài chính cần có chính sách hoàn thuế kịp thời, trả vốn sản xuất kinh doanh cho các khoản phải thu của các doanh nghiệp nói chung và các công ty TNHH nói riêng.

Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hoá đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn. Với thị trường tiền tệ phát triển các công ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo sự cạnh tranh và luôn đứng vững trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải quan tâm đúng mức tới việc đổi mới dây chuyền công nghệ, thay thế bằng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cũng như hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, sức cạnh tranh của mỗi nền kinh tế của mỗi nước được quyết định bởi hoạt động và tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để tham gia hội nhập và hội nhập được với nền kinh tế thế giới thì doanh nghiệp phải có đủ sức cạnh tranh và quy mô vốn lớn, kỹ thuật công nghệ hiện đại, uy tín trên thị trường. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản lý và điều hành vốn của mình một cách có hiệu quả nhất.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Thanh Lâm được nhiều đối tác tin tưởng. Trong thời gian qua Công ty đã rất chủ động tích cực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn sản xuất kinh doanh và cũng đã thu đạt được nhiều thành tích những vẫn còn có những bất cập. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty vẫn cần được nâng cao hơn nữa.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hiệu quả quản lý và sử dụng vốn; phân tích thực trạng quản lý vốn tại Công ty TNHH Thanh Lâm, luận văn đã hoàn thành những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về vốn sản xuất kinh doanh, nguồn vốn sản xuất kinh và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh bao gồm khái niệm, cách phân loại vốn, khái niệm hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ hai: Tìm hiểu quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý vốn của một số doanh nghiệp trong ngành để có được kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công để rút ra các bài học bổ ích đối với việc quản lý vốn tại Công ty TNHH Thanh Lâm.

Thứ ba: Phân tích thực trạng quản lý vốn sản xuất kinh doanh, phân tích và đánh giá một cách toàn diện hiệu quả quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thanh Lâm, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về những thành công, những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thanh Lâm.

Thứ tư: Đề xuất các giải pháp chủ yếu cùng với các điều kiện đồng bộ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thanh Lâm. Bốn nhóm giải phápbao gồm:khai thác và sử dụng các nguồn vốn hiệu quả và hợp lý;nâng cao hiệu quả quản lý vốn cố định;nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động; và nhóm giải pháp khác đều dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như định hướng phát triển của Công ty. Ngoài ra, để các gaiar pháp thực hiện thuận lợi, luận văn cũng đề cập đến hai điều kiện đồng bộ, đó là điều kiện đối với công ty và điều kiện với các cơ quan quản lý Nhà nước.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng, song do trình độ lý luận, khả năng lĩnh hội, phân tích và thời gian có hạn, nên luận văn của học viên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Học viên rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô, các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Học viên xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Thị Bạch Tuyết đã hết lòng hướng dẫn Học viên thực hiện luận văn này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình: Tài chính doanh nghiệp - Học Viện Tài Chính - Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển - Nhà xuất bản Tài Chính năm 2010.

2. Tài Chính Doanh Nghiệp thực hành - Chủ biên PGS.TS Vũ Công ty, Th.s Đỗ Thị Phượng - Nhà xuất bản Nông Nghiệp năm 2000.

3. Giáo trình: Phân tích Tài Chính Doanh Nghiệp - Học Viện Tài Chính - Nhà xuất bản Tài Chính, 2009.

4. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc - Giáo trình phân tích báo cáo tài chính - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân năm 2008.

5. Luật Doanh Nghiệp năm 2005.

6. Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Thanh Lâm năm 2010; 2011; 2012. 7. Tạp chí tài chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý vốn tại công ty TNHH thanh lâm tỉnh phú thọ (Trang 100 - 104)