Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý toàn bộ vốn

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý vốn tại công ty TNHH thanh lâm tỉnh phú thọ (Trang 38)

D

2.3.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý toàn bộ vốn

5. Bố cục của luận văn

2.3.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý toàn bộ vốn

* Vòng quay toàn bộ vốn hay tài sản:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ số vốn hiện có của doanh nghiệp.

Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần trong kỳ VKD bình quân sử dụng trong kỳ

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng:

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ. Nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Hệ số lãi ròng = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu trong kỳ

* Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE):

Chỉ tiêu ROAE phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ TS hay VKD bình quân

* Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi vay.

Tỷ suất LN trước thuế trên VKD = Lợi nhuận trước thuế trong kỳ VKD bình quân sử dụng trong kỳ

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất LN sau thuế trên VKD = Lợi nhuận sau thuế VKD bình quân trong kỳ

* Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE):

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận VCSH = Lợi nhuận sau thuế

VCSH bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh hay phụ thuộc vào trình độ sử dụng vốn. Mặt khác, còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để đánh giá xác đáng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp cần phải xem xét trên cơ sở phân tích tình hình và phối hợp các chỉ tiêu trên để đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY TNHH THANH LÂM 3.1. Đặc điểm công ty TNHH Thanh Lâm

3.1.1. Sự hình thành và phát triển Công ty TNHH Thanh Lâm

3.3.1.1. Giới thiệu chung

Công ty TNHH Thanh Lâm là Công ty TNHH được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2600718558 ngày 20 tháng 8 năm 2000 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ và thay đổi lần thứ 8, ngày 20 tháng 8 năm 2012

Vốn điều lệ của Công ty TNHH Thanh Lâm là 20.000.000.000 đ

Công ty TNHH Thanh Lâm có trụ sở tại Số nhà 18, tổ 35, khu 16, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điện thoại: 02103500006 Fax: 02103500006

Là một công ty TNHH, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng và hoạt động chính là xây lắp, công ty có trên 25 cán bộ kỹ thuật các ngành khác nhau trong xây dựng cơ bản và hàng trăm công nhân lao động thời vụ. Mặc dù không phải là công ty được thành lập và hoạt động lâu đời, nhưng đội ngũ cán bộ công nhân đã tham gia xây dựng nhiều công trình trên khắp mọi miền tổ quốc với nhiều kinh nghiệm và các trang thiết bị phong phú, tiến tiến. Công ty tham gia xây dựng nhiều công trình công nhiệp, văn hóa, giao thông, thủy lợi, hạn tầng kỹ thuật ở Hà Nội và các tỉnh thành đạt tiến độ và chất lượng tốt, được đánh giá cao.

3.3.1.2. Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm:

Căn cứ vào chức năng nghành nhề được cấp chứng nhận trong đăng ký kinh doanh, công ty TNHH Thanh Lâm có các ngành nghề kinh doanh sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Về chức năng xây lắp;

+ Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp.

+ Thi công xây dựng các công trình giao thông đường bộ đến cấp 1. + Xây dựng các công trình vừa và nhỏ

+ Xây dựng công trình ngầm dưới nước (nạo, vét, hút bùn) + Xây dựng công trình cầu, cảng phục vụ giao thông đường thủy

+ Xây lắp trạm biến áp đến 500 KVA và đường dây ddiejn đến 110KV + Xây dựng trạm và lắp đặt hệ thống cấp thoát nước

- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, quy hoạch và xây dựng - Lắp đặt thiết bị công trình và dây truyền sản xuất

- Sản xuất, kinh doanh vật liệu, vật tư, thiết bị xây dựng, vật tư thanh xử lý.

- Sản xuất các cấu kiện bê tong đúc sẵn phục vụ xây dựng: dân dụng, công nghiệp, giao thong, thủy lợi, đường điện hạ thế.

- Kinh doanh bất động sản (kể cả là dịch vụ mua bán nhà) - Vận tải hàng hóa đường bộ bằng xe ô tô tải

Với ngành nghề sản xuất kinh doanh trên, công ty luôn nỗ lực tìm hiểu, nắm chắc thị trường xây dựng, hợp lý hóa các quy chế quản lý của công ty cho phù hợp với từng giai đoạn, từng tiến trình phát triển và sản xuất kinh doanh thực tế. Từ đó có kế hoạch hoạt động, sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

3.1.2. Chức năng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Thanh Lâm

Cơ cấu tổ chức của Công ty có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Một bộ máy gọn nhẹ, phù hợp sẽ hoạt động có hiệu quả. Công ty tổ chức quản lý sản xuất theo một cấp, ban giám đốc công ty chỉ đạo sản xuất theo phương pháp trực tuyến, đứng đầu công ty là Hội đồng quản trị là người có quyền hành cao nhất và chịu trách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiệm với cấp trên, cơ quan chức năng, các khách hàng và cán bộ công nhân viên trong công ty. Mô hình này vừa tận dụng khả năng chuyên môn các phòng ban, vừa đảm bảo chức năng lãnh đạo của cấp trên.

Do có sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển theo xu thế chung, qua nhiều năm, công ty TNHH Thanh Lâm đã dần dần tổ chức bộ máy quản lý và hệ thống nhân sự tương đối gọn nhẹ và hiệu quả. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đây là một cơ cấu quản lý mà toàn bộ công việc được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng giữa cấp trên và cấp dưới trực thuộc. Chỉ có lãnh đạo ở từng cấp mới có nhiệm vụ và quyền hạn ra mệnh lệnh chỉ thị cho cấp dưới (tức là mỗi phòng của công ty chỉ nhận quyết định từ một thủ trưởng theo nguyên tắc trực tuyến).

Công ty TNHH Thanh Lâm có một bộ máy tổ chức gọn nhẹ, với phương pháp tổ chức quản lý trực tuyến đã mang lại hiệu quả tương đối cao. Vì vậy mặc dù những năm vừa qua, kinh tế trong nước có nhiều khó khăn, các công ty xây dựng đều giảm doanh thu và khó tìm kiếm thị trường, nhưng công ty TNHH Thanh Lâm vẫn đảm bảo việc làm, tăng doanh thu và tăng thu nhập cho người lao động. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo sơ đồ dưới đây.

Bộ máy quản lý bao gồm:

+ Hội đồng thành viên: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty.

+ Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ quyết định.

+ Ban kiểm soát do HĐTV bầu ra, thay mặt thành viên kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty, hoạt động độc lập với HĐTV và bộ máy điều hành của giám đốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thanh Lâm

+ Ban điều hành gồm có: Giám đốc và các phó giám đốc.

- Giám đốc: do HĐTV bổ nhiệm, là người đại diện pháp luật của công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐTV của Công ty.

- Phó giám đốc:

+ PGĐ Hành chính: Chỉ đạo kiểm tra tài chính, tổ chức các hoạt động phong trào và sử dụng lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ PGĐ sản xuất: phụ trách toàn bộ lĩnh vực sản xuất, thay mặt giám đốc điều hành sản xuất của công ty, đảm bảo cho quá trình sản xuất thực hiện đúng tiến độ, cân đối sản xuất nhịp nhàng giữa các phân xưởng.

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN VIÊNVIÊN

Ban kiểm soát

Kế hoạch Vật tư Kỹ thuật, KCS Đội 3 Hành chính tổchức Tài vụ Giám Đốc PGĐ SXKD Kho PGĐ HC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Các phòng ban: gồm có 4 phòng ban và 5 đội sản xuất. Mỗi phòng có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Các đội sản xuất là nơi trực tiếp sản xuất sản phẩm.

3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Xuất phát đặc điểm chức tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty nên công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Với hình thức này, phòng kế toán của công ty là nơi phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích tổng hợp của đơn vị. Công ty không có bộ phận chuyên trách về tài chính mà phòng kế toán kiêm nhiệm luôn cả công tác tài chính. Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ, phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kỳ hạch toán là theo quý.

Công tác kế toán phân công cho từng người song toàn bộ công việc nằm trong quy trình kế toán thống nhất, có quan hệ mật thiết với nhau không thể tách biệt và do kế toán trưởng của công ty chi phối điều hành.

Sơ đồ 3.2. Bộ máy kế toán của công ty

Bộ máy kế toán của công ty gồm có 4 người gồm 1 kế toán trưởng và 3 nhân viên kế toán. Cụ thể:

- Kế toán trưởng: là người tiến hành tổ chức và điều hành công tác kế toán - tài chính của toàn công ty. Đồng thời có nhiệm vụ lập các báo cáo tài chính vào cuối mỗi quý, mỗi năm.

Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán vật liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Kế toán vật liệu: theo dõi tình hình xuất nhập tồn của từng loại vật tư, cung cấp số liệu kịp thời các thông tin phục cho yêu cầu quản lý vật tư của doanh nghiệp .

- Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình công nợ của công ty, phản ánh các nghiệp vụ thu chi của công ty.

- Thủ quỹ: quản lý hoá đơn, chứng từ, cấp phát tiền và theo dõi việc xuất nhập quỹ tiền mặt.

Công ty đã có bộ máy tổ chức kế toán khá gọn nhẹ mặc dù chưa được đầy đủ nhưng với quy chế làm việc khá chặt chẽ, phòng tài vụ đã phản ánh và cung cấp được đúng và kịp thời thực trạng hoạt động kinh tế tài chính trong từng kỳ kế toán của công ty.

3.1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thanh Lâm

Kết quả sản xuất kinh doanh là những chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để có thể xem xét đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua trước hết ta đánh giá một số chỉ tiêu ở bảng phân tích sau:

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thanh Lâm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

DTT về BH và CCDV 161.108 175.855 269.424 301.169

GVHB 108.106 122.670 207.633 241.223

Lợi nhuận gộp 53.002 53.185 61.791 59.946

Doanh thu HĐTC 2.238 4.872 1.230 3.604

Chi phí HĐTC

-Trong đó: Chi phí lãi vay

2.511 2.466 7.154 5.134 4.898 3.655 6.626 5.419 Chi phí bán hàng 0 0 0 0 Chi phí quản lý DN 18.740 17.212 31.058 34.282 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận thuần 33.989 33.692 27.064 22.643

Thu nhập khác 8.820 9.268 13.813 20.449

Chi phí khác 4.650 2.905 4.723 4.538

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LNKT trƣớc thuế 38.158 40.055 36.155 38.554

Thuế TNDN 9.261 11.496 9.204 9.639

LNKT sau thuế 28.897 28.559 26.951 28.915

(Nguồn: Báo cáo KQ HĐKD của công ty TNHH Thanh Lâm)

Bảng 3.2. Báo cáo thay đổi phần trăm khuynh hƣớng

Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 DTT về BH và CCDV 100 109,15 167,23 186,94 GVHB 100 113,47 192,06 223,14 Lợi nhuận gộp 100 100,35 116,58 113,1 Doanh thu HĐTC 100 217,69 54,96 161,04 Chi phí HĐTC

-Trong đó: Chi phí lãi vay

100 100 284,91 208,19 195,06 148,22 263,88 219,75 Chi phí quản lý doanh nghiệp 100 91,85 165,73 182,93

Lợi nhuận thuần 100 99,13 79,63 66.62

Thu nhập khác 100 105,08 156,61 231,85

Chi phí khác 100 62,47 101,57 97,59

Lợi nhuận khác 100 152,59 217,99 381,56

LNKT trƣớc thuế 100 104,97 94,75 101,04

(Nguồn: tính toán các số liệu dựa trên báo cáo KQ HĐKD)

Nhìn chung, doanh thu thuần của Công ty đều tăng cao qua năm 2010- 2011-2012. Vào năm 2010, mặc dù nền kinh tế bị khủng hoảng, nhưng Công ty vẫn cố gắng tăng DTT về BH và CCDV là 9,15% và lợi nhuận tăng 4,97% so với năm 2009- đây là một thành tích đáng ghi nhận của Công ty. DTT về BH và CCDV của Công ty ngày càng tăng, đặc biệt là vào năm 2011 là tăng 67,23% so với năm 2009. Đặc điểm của ngành xây lắp là thực hiện đơn chiếc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và theo đơn đặt hàng. Như vậy, khi Công ty ký kết được hợp đồng thì không phải hạch toán tất cả giá trị hợp đồng vào doanh thu mà phải hạch toán theo hạng mục. Khi ký hợp đồng, phía đối tác sẽ trả trước 30% giá trị hợp đồng, lúc đó sẽ hạch toán vào doanh thu là 30% giá trị hợp đồng, tiếp theo đó khi xong tới hạng mục chính, thì bên đối tác sẽ chi ra tiếp 40% giá trị hợp đồng nữa, khi hoàn tất sản phẩm, họ sẽ thanh toán nốt 30% giá trị hợp đồng. Vậy, giá trị của một hợp đồng sẽ được tính cho doanh thu của các năm thực hiện hợp đồng đó.

Doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp chủ yếu là các loại tiền gửi có kì hạn tại ngân hàng. Năm 2010, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 117,69% so với năm 2009, chứng tỏ một lượng tiền lớn của Công ty đã được gửi tại Ngân hàng. Nhưng chi phí hoạt động tài chính, trong đó chi phí lãi vay tăng 108,19% so với năm 2009. Phải chăng Công ty đã thiếu tiền để chi trả cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên mới phải đi vay nhiều? Liệu rằng kế hoạch hoạch định ngân sách của Công ty có vấn đề? Chúng ta có thể hiểu như sau, đặt vào trong bối cảnh năm 2010, tác động của chính phủ hỗ trợ

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý vốn tại công ty TNHH thanh lâm tỉnh phú thọ (Trang 38)