Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý vốn tại công ty TNHH thanh lâm tỉnh phú thọ (Trang 33)

D

5. Bố cục của luận văn

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Vướng mắc hiện nay trong quản lý vốn của các doanh nghiệp Việt Nam?

- Xu hướng phát triển các doanh nghiệp trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế?

- Những thách thức và cơ hội đối với hoạt động của Công ty TNHH Thanh Lâm?

- Nên có những biện pháp nào để phát huy những tích cực và hạn chế tác động xấu đối với việc quản lý vốn tại Công ty TNHH Thanh Lâm?

- Các điều kiện đồng bộ để cho việc thực hiện giải pháp được thuận lợi là gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận được tác giả sử dụng trong đề tài này là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được sử dụng để nghiên cứu xem xét hiện tượng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tượng nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tượng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tượng sự vật xung quanh.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin được sử dụng nhằm đúc rút những quan điểm, các cơ sở lý luận và các bài học kinh nghiệm về liên quan đến công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại một số công ty TNHH ở Việt Nam trong những năm qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2. Các phương pháp mà luận văn sử dụng để nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, tổng hợp: tập hợp các số liệu về vốn cố định, vốn lưu động tại công ty TNHH Thanh Lâm trong những năm gần đây.

- Phương pháp so sánh: luận văn sẽ so sánh số liệu năm này với năm trước để có được nhận định về quản lý vốn từng năm

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lý vốn tại Công ty TNHH Thanh Lâm qua thời gian, so sánh với một số Công ty TNHH khác trong nước.

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. - Phương pháp phân tích: thông qua các số liệu thực tiễn tại công ty, sẽ phân tích đưa ra nhận định về kết quả, hạn chế.

- Phương pháp Ma trận SWOT (phân tích: trên cơ sở trao đổi với lãnh đạo công ty, học viên có những nhận định về điểm mạnh - điểm yếu - Cơ hội - thách thức đối với công ty TNHH Thanh Lâm như sau:

Bảng: Ma trận SWOT

Ma trận SWOT Cơ hội (O) Thách thức (T) Điểm mạnh (S): Phối hợp S/O

Tận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội

Phối hợp S/T

Tận dụng điểm mạnh để hạn chế thách thức (nguy cơ)

Điểm yếu (W) Phối hợp W/O

Giảm điểm yếu để nắm bắt cơ hội

Phối hợp W/T

Tối thiểu điểm yếu để ngăn chặn nguy cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn tại doanh nghiệp

Việc đánh giá hiệu quả quản lý vốn là một nội dung quan trọng trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn mà doanh nghiệp có những căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định về mặt tài chính, điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn hợp lý, có được những biện pháp khai thác và tạo lập nguồn vốn…

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn cố định

Thông thường xem xét đánh giá các chỉ tiêu trên hai mặt là tổng hợp và phân tích.

* Các chỉ tiêu tổng hợp:

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ Số VCĐ bình quân trong kỳ

Trong đó số vốn cố định bình quân được tính theo phương pháp bình quân số học giữa số vốn đầu kỳ và cuối kỳ.

- Hàm lượng vốn cố định:

Hàm lượng vốn cố định là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ.

Hàm lượng VCĐ = Số VCĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ - Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)

Số VCĐ bình quân trong kỳ - Hệ số huy động vốn cố định:

Hệ số huy động vốn cố định phản ánh mức độ huy động vốn cố định hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Hệ số huy động VCĐ = Số VCĐ đang dùng trong HĐ SXKD Số VCĐ hiện có của DN

* Chỉ tiêu phân tích:

+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bq trong kỳ Doanh thu thuần + Hệ số hao mòn tài sản cố định:

Phán ánh mức độ hao mòn của tài sản cố định trong doanh nghiệp so với thời điểm ban đầu đầu tư.

Hệ số hao mòn TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ tại thời điểm định giá Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ Hệ số này càng lớn chứng tỏ mức độ hao mòn tài sản cố định càng cao và ngược lại.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động các doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

* Tốc độ chu chuyển vốn lưu động:

Có thể được đo bằng 2 chỉ tiêu sau:

+ Vòng quay Vốn lưu động (số lần luân chuyển vốn lưu động):

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quay của vốn lưu động thực hiện trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

L = M Vlđbq

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong đó:

L: Số lần lưu chuyển (số vòng quay) của VLĐ trong kỳ (năm)

M: Tổng mức chu chuyển của VLĐ trong kỳ. Được xác định bằng doanh thu thuần bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ.

Vlđbq: VLĐ bình quân được sử dụng trong kỳ

+ Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một luân chuyển.

K = N L

Trong đó : K : Kỳ chu chuyển của vốn lưu động trong kỳ. N : Số ngày trong kỳ.

L : Số lần chu chuyển vốn lưu động trong kỳ.

* Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ chu chuyển:

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) với kỳ gốc (kỳ báo cáo).

VTK = M1 × (K1 - K0) = M1 M1

360 L1 L0

Trong đó: VTK: Số vốn lưu động có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm (+) do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh với kỳ gốc.

M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh. K1, K0: Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc. L1, L0: Số lần luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc.

* Hàm lượng vốn lưu động:

Hàm lượng vốn lưu động là số vốn lưu động cần có để tạo ra một đồng doanh thu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ

Doanh thu thuần trong kỳ

* Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế). Mức doanh lợi vốn lưu động càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại.

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = Lợi nhuận trước hoặc sau thuế VLĐ bình quân trong kỳ

2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý toàn bộ vốn * Vòng quay toàn bộ vốn hay tài sản: * Vòng quay toàn bộ vốn hay tài sản:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ số vốn hiện có của doanh nghiệp.

Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần trong kỳ VKD bình quân sử dụng trong kỳ

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng:

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ. Nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Hệ số lãi ròng = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu trong kỳ

* Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE):

Chỉ tiêu ROAE phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ TS hay VKD bình quân

* Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi vay.

Tỷ suất LN trước thuế trên VKD = Lợi nhuận trước thuế trong kỳ VKD bình quân sử dụng trong kỳ

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất LN sau thuế trên VKD = Lợi nhuận sau thuế VKD bình quân trong kỳ

* Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE):

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận VCSH = Lợi nhuận sau thuế

VCSH bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh hay phụ thuộc vào trình độ sử dụng vốn. Mặt khác, còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để đánh giá xác đáng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp cần phải xem xét trên cơ sở phân tích tình hình và phối hợp các chỉ tiêu trên để đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY TNHH THANH LÂM 3.1. Đặc điểm công ty TNHH Thanh Lâm

3.1.1. Sự hình thành và phát triển Công ty TNHH Thanh Lâm

3.3.1.1. Giới thiệu chung

Công ty TNHH Thanh Lâm là Công ty TNHH được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2600718558 ngày 20 tháng 8 năm 2000 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ và thay đổi lần thứ 8, ngày 20 tháng 8 năm 2012

Vốn điều lệ của Công ty TNHH Thanh Lâm là 20.000.000.000 đ

Công ty TNHH Thanh Lâm có trụ sở tại Số nhà 18, tổ 35, khu 16, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Điện thoại: 02103500006 Fax: 02103500006

Là một công ty TNHH, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng và hoạt động chính là xây lắp, công ty có trên 25 cán bộ kỹ thuật các ngành khác nhau trong xây dựng cơ bản và hàng trăm công nhân lao động thời vụ. Mặc dù không phải là công ty được thành lập và hoạt động lâu đời, nhưng đội ngũ cán bộ công nhân đã tham gia xây dựng nhiều công trình trên khắp mọi miền tổ quốc với nhiều kinh nghiệm và các trang thiết bị phong phú, tiến tiến. Công ty tham gia xây dựng nhiều công trình công nhiệp, văn hóa, giao thông, thủy lợi, hạn tầng kỹ thuật ở Hà Nội và các tỉnh thành đạt tiến độ và chất lượng tốt, được đánh giá cao.

3.3.1.2. Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm:

Căn cứ vào chức năng nghành nhề được cấp chứng nhận trong đăng ký kinh doanh, công ty TNHH Thanh Lâm có các ngành nghề kinh doanh sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Về chức năng xây lắp;

+ Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp.

+ Thi công xây dựng các công trình giao thông đường bộ đến cấp 1. + Xây dựng các công trình vừa và nhỏ

+ Xây dựng công trình ngầm dưới nước (nạo, vét, hút bùn) + Xây dựng công trình cầu, cảng phục vụ giao thông đường thủy

+ Xây lắp trạm biến áp đến 500 KVA và đường dây ddiejn đến 110KV + Xây dựng trạm và lắp đặt hệ thống cấp thoát nước

- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, quy hoạch và xây dựng - Lắp đặt thiết bị công trình và dây truyền sản xuất

- Sản xuất, kinh doanh vật liệu, vật tư, thiết bị xây dựng, vật tư thanh xử lý.

- Sản xuất các cấu kiện bê tong đúc sẵn phục vụ xây dựng: dân dụng, công nghiệp, giao thong, thủy lợi, đường điện hạ thế.

- Kinh doanh bất động sản (kể cả là dịch vụ mua bán nhà) - Vận tải hàng hóa đường bộ bằng xe ô tô tải

Với ngành nghề sản xuất kinh doanh trên, công ty luôn nỗ lực tìm hiểu, nắm chắc thị trường xây dựng, hợp lý hóa các quy chế quản lý của công ty cho phù hợp với từng giai đoạn, từng tiến trình phát triển và sản xuất kinh doanh thực tế. Từ đó có kế hoạch hoạt động, sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

3.1.2. Chức năng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Thanh Lâm

Cơ cấu tổ chức của Công ty có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Một bộ máy gọn nhẹ, phù hợp sẽ hoạt động có hiệu quả. Công ty tổ chức quản lý sản xuất theo một cấp, ban giám đốc công ty chỉ đạo sản xuất theo phương pháp trực tuyến, đứng đầu công ty là Hội đồng quản trị là người có quyền hành cao nhất và chịu trách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiệm với cấp trên, cơ quan chức năng, các khách hàng và cán bộ công nhân viên trong công ty. Mô hình này vừa tận dụng khả năng chuyên môn các phòng ban, vừa đảm bảo chức năng lãnh đạo của cấp trên.

Do có sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển theo xu thế chung, qua nhiều năm, công ty TNHH Thanh Lâm đã dần dần tổ chức bộ máy quản lý và hệ thống nhân sự tương đối gọn nhẹ và hiệu quả. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đây là một cơ cấu quản lý mà toàn bộ công việc được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng giữa cấp trên và cấp dưới trực thuộc. Chỉ có lãnh đạo ở từng cấp mới có nhiệm vụ và quyền hạn ra mệnh lệnh chỉ thị

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý vốn tại công ty TNHH thanh lâm tỉnh phú thọ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)