trưởng của chồi in vitro
Mẫu chồi in vitro có kính thước 2 cm và có độ đồng đều về chiều dày của thân từ các mẫu có sẵn trong các thí nghiệm trước được cấy trên môi trường MS cơ bản bổ sung 30 g/l succrose, g l agar và nano bạc với các nồng độ khác nhau.
Các dụng cụ như lọ thủy tinh, nắp đậy được khử trùng qua nước Javen 1 % trong 2 phút sau đó được sấy khô trước khi rót môi trường vào.
Chỉ tiêu theo dõi:
Theo dõi sau 3 ngày, 7 ngày, 4 tuần :
- Tỉ lệ nhiễm (%) = (số mẫu nhiễm/ Tổng mẫu cấy) x 100
- Số chồi/ mẫu
42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1Ảnh hưởng của môi trường khoáng đa lượng lên sự phát triển chồi in vitro.
Trong nuôi cấy mô vi nhân giống cây trồng, nhân chồi là một trong những công đoạn quan trọng. Hệ số nhân chồi cũng như chất lượng chồi có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng giống cây trồng. Đối với măng tây, hệ số nhân chồi phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó hàm lượng khoáng đa lượng trong môi trường nhân giống đóng vai trò quan trọng.
Đề tài tiến hành thí nghiệm với nồng độ khoáng thay đổi khác nhau trong môi trường cơ bản MS. Kết quả thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các loại khoáng đa lượng đến khả năng hình thành chồi Măng tây
Nồng độ khoáng đa lượng Chiều cao cm Số chồi
MS ½ MS ¼ MS 6,56a 2,77b 1,49c 3,60a 2,60b 1,30c
Ghi chú: Những chữ cái khác nhau (a, b, c,…) được nêu ra trong các cột biểu diễn sự khác nhau có ý nghĩa với α=0,05 trong Duncan’s test
Kết quả trên cho thấy với đối tượng Măng tây, số lượng chồi hình thành nhiều nhất (3,60) là chiều cao chồi tốt nhất (6,56 cm) trên môi trường MS với nồng độ khoáng giữ nguyên. Môi trường có nồng độ khoáng ¼ MS (nồng độ khoáng đa lượng giảm ¼ so với môi
43 trường MS cơ bản) cho khả năng hình thành chồi (1,3 ) cũng như chiều cao chồi (1,49 cm) là thấp nhất. Điều này chứng tỏ khoáng đa lượng có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển chồi Măng tây, nồng độ khoáng đa lượng cao giúp cung cấp đầy đủ các nhu cầu khoáng thiết yếu cho sự sinh trưởng và phát triển chồi của cây.
Ở một số loài cây thì nhu cầu về khoáng đa lượng không cao, thông thường khoáng đa lượng thích hợp cho chúng là môi trường ½ MS. Tuy nhiên Măng tây có nhu cầu về khoáng đa lượng khoáng cao, môi trường MS có nồng độ khoáng đa lượng được giữ nguyên là thích hợp nhất cho sự phát triển của chồi. Có khá ít nghiên cứu về ảnh hưởng của nồng độ khoáng đa lượng đối với Măng tây nhưng nhóm tác giả Jianwu Ren, Wenjing Chen, Mikołaj Knaflewski ( 2 12) cũng cho kết quả là môi trường MS có nồng độ khoáng đa lượng giữ nguyên cho hiệu quả tốt nhất đến sự phát triển của Măng tây.
44
Hình 4.1 Ảnh hưởng của nồng độ khoáng đa lượng ¼ MS, ½ MS, MS lên sự phát triển chồi in vitro