Cách phòng, trị nấm bệnh hại cây măng tây

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ NANO BẠC LÊN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis) (Trang 29)

Không giống như các loại rau màu khác, trồng và chăm sóc cây măng tây thực chất là trồng và chăm sóc bộ rễ và chăm sóc đất hoặc giá thể trồng cây măng tây; bộ rễ càng khoẻ mạnh cây càng có năng suất và chất lượng cao.

Cách chữa bệnh tốt nhất cho cây măng tây là phải làm thật tốt việc phòng bệnh. Cần phải thường xuyên cải tạo môi trường đất trồng cho thật tơi xốp, xử lý triệt để mầm mống tuyến trùng, nấm bệnh và côn trùng hại cây, cung cấp đầy dủ dinh dưỡng hữu cơ và vi sinh, lên luống đất trồng cao ráo nhưng vẫn phải bảo đảm độ ẩm đều đặn trong chân đất đủ 6 -7 % mùa nắng cũng như mùa mưa (việc tưới nước không quan trọng ở hệ thống tưới kiểu nào mà quan trọng ở cách tưới thế nào để chân đất bảo đảm thường xuyên có đủ ẩm độ 6 %-7 %); thường xuyên cung cấp cân đối đầy đủ dinh dưỡng và nước tưới có pH = 6.5-7.5 để cây thật sự khoẻ mạnh; thường xuyên kiểm tra rãnh thoát nước cho thật tốt không để đất bị bão hoà do ngậm nước trương nở đất làm mất dưỡng khí và không để nước ngập úng chân đất quá -1 giờ ngày; thường xuyên xới xáo đất, phá váng đóng khằn bề mặt luống trồng để đất có đủ dưỡng khí cung cấp cho rễ; thường xuyên tỉa cây giữ thế “mẹ bồng con” 3-6 cây mẹ + 3-6 chồi măng non khoẻ mạnh ở mỗi gốc măng và cắt bỏ toàn bộ các cành nhánh nhện từ mặt luống lên cao 5 cm cho vườn trồng thông thoáng; thường xuyên làm cỏ và vệ sinh vườn trồng cho thật tốt, thẳng tay xử lý loại bỏ, cách ly khỏi vườn trồng mọi mầm mống nấm bệnh và tồn dư nấm bệnh ra khỏi vườn trồng. Khi quan sát thấy nấm, bệnh vừa mới chớm xuất hiện trên cây thì phải khẩn trương cắt tỉa bỏ những phần thân, lá bị bệnh đem ra khỏi vườn đốt tiêu huỷ ngay và tiến hành phun thuốc phòng , trừ nấm bệnh.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ NANO BẠC LÊN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis) (Trang 29)