Dược tính đặc biệt của măng tây xanh

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ NANO BẠC LÊN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis) (Trang 26)

Cây măng tây rất giàu dược tính. Từ những năm 5 -2 trước công nguyên, người Hy Lạp và người La Mã cổ đại đã biết sử dụng măng tây xanh làm thuốc trị bệnh táo bón và suy gan, thận. Từ rễ cây măng tây, người Pháp đã bào chế ra Sirop Descinq Raciness có tác dụng lợi tiểu, là một loại biệt dược đã được đưa vào dược điển và sử dụng rộng rãi. Măng tây xanh chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và phòng trị rất tốt các chứng táo bón. Măng tây xanh nấu canh ăn hoặc sắc lấy nước uống giúp lợi tiểu, phòng ngừa các bệnh đau bàng quang, suy thận hay suy gan mật, tiểu đường, ung thư đại tràng. Măng tây xanh là nguồn cung cấp chất đạm Histones giúp kiểm soát và bình thường hoá sự tăng trưởng của tế bào, có khả năng giúp người lao động trí óc giảm stress, tăng cường sinh lực và sức dẻo dai khi làm việc, đặc biệt là chống béo phì và chống lão hóa cơ thể. Ngoài ra, trong cây măng tây còn có dược chất Asparagin rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào, được sử dụng trong điều trị bệnh bệnh goutte và tim mạch, giúp giảm cholesteron, ổn định huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch và bệnh đột quỵ tim mạch rất hữu hiệu.

Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ, măng tây có rất nhiều Glutathione là chất chống ung thư và chống lão hóa rất hiệu quả. Cục Quản Lý Thực Phẩm & Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến khích việc dùng măng tây như một thực phẩm dinh dưỡng có tác dụng ngừa và trị bệnh rất tốt cho con người...

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ NANO BẠC LÊN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis) (Trang 26)