Nhận diện các loại nấm bệnh, tuyến trùng hại cây măng tây

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ NANO BẠC LÊN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis) (Trang 27 - 28)

Cây măng tây nếu chọn được giống tốt, trồng trên vùng đất tơi xốp giàu dinh dưỡng hữu cơ và vi sinh, đã xử lý khử tuyến trùng, nấm bệnh, côn trùng, thế đất cao ráo, tiêu thoát nước tốt, đất và nước tưới bảo đảm độ pH = 6,5-7,5 và không có độc tố kim loại, chăm sóc đúng kỹ thuật, vệ sinh vườn trồng tốt, môi trường thông thoáng, lành mạnh, thì rất ít bị nấm bệnh gây hại, cây sẽ cho năng suất măng rất cao 2 -25-3 tấn ha năm, doanh thu khoảng 4 -6 triệu đồng ha năm.

Tuy nhiên, vào mùa mưa, cây măng tây cũng rất dễ bị nấm bệnh tấn công xâm hại giống như những loại cây trồng khác.

Khảo sát cây măng tây trồng ở Việt Nam những năm gần đây thường thấy có các bệnh sau đây:

- Thối gốc rễ (do nấm Fusarium: F. Moniliforme, F. Oxysporum f. sp. Asparagi, F. Proliferatum, F. Culmorum, F. Verticillioides, F. Redolens, Gibberella Fujikuroi,…);

- Thối gốc rễ (do nấm Phytophthora: Phyt. Megasoerma Drechs; Phyt. Palmivora, Phyt.

Capsici, Phyt. Infestans,…);

- Thối gốc rễ (do nấm Pythium: P. Arrhenomanes, P. Myriotilum, P. Aphanidermatum, P.

Megasperma, P. Debaryanum, P. Ultimum; do nấm Rhizoctonia Solani, Rhizoctonia sp., Zopfila Rhizophila,…);

- Thối nhũn vi khuẩn (do nấm Erwinia Carotovora, Sclerotinia Sclerotiorum);

- Tuyến trùng nốt sưng (do nấm Meloidogyne Incognita, Meloidogyne Javanica);

- Tuyến trùng ngoại ký sinh (do nấm Tylenchorhynchus sp., Xiphinema sp., Pratylenchus

sp.);

- Rỉ Sắt (do nấm Puccinia Asparagi với 4 loại bào tử Basidiospores, Aeciospores, Urediniospores và Teliospores);

- Bạc lá, đốm lá (do nấm Alternaria Alternata, Cercospora Asparagi, Ascochyta

Asparagina, Phomopsis Asparagicola, Phomopsis Asparagi, Phomopsis Javanica);

- Đốm tím (do nấm Pleospora Herbarum, Stemphylium Vesicarium);

28

- Mốc xanh (do nấm Penicillium Aurantiogriseum);

- Thán thư (Colletotrichum Gloeosporioides, Colleto. Dematium);

- Khô thân cành (do nấm Macrophoma sp.);

- Virus (các loại virus Asparagus Virus - AV1, AV2, AV3. AV4; Tobaco Streak Virus - TSV);

- Nứt tét gốc, thân (Sinh lý)…làm cho cây và chồi măng non phát triển kém, kiệt sức dần và chết hàng loạt.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ NANO BẠC LÊN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)