XI. DỰ BÁO CHIẾN LƯỢC GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC 1 MỸ
5. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHUNG
Mặc dù giữa các nước có những sự khác biệt nhất định trong việc định rõ các chiến lược và các kế hoạch cụ thể về phát triền giáo dục ở thế kỷ 21, nhưng có thể thấy rõ những điểm chung nổi bật sau:
- Các nước đều nhận định rõ xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế và sự thay đổi của kinh tế đã và sẽ tác động tới giáo dục và đòi hỏi chiến lược phát triền giáo dục phải gắn bó chặt chẽ và đáp ứng các yêu cầu phát triền kinh tế xã hội ở thế
kỉ 21. Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho thế kỉ 21 là nhu cầu chung mang tính toàn cầu, đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản và toàn diện về nội
nước sự sẵn sang tham dự vào các hoạt động và lao động ở một thế giới ngày càng biến đổi.
- Các nước nhấn mạnh tới yêu cầu của giáo dục thế kỷ 21 phải là giáo dục vì sự phát triền bền vững, sự phát triền bền vững của mỗi cá nhân, mỗi cộng
đồng, mỗ quốc gia và của cả thế giới. Yêu cầu Giáo dục vì sự phát triền bền vững đã quy định các mục tiêu và các nguyên tắc giáo dục chung ở nhiều nước, nhấn mạnh tới:
• Giáo dục cho tất cả mọi người và giáo dục suốt đời
• Sự tham gia tích cực của cộng đồng vào giáo dục
• Chất lượng thực sự của quá trình dạy học
• Sự quan tâm và đầu tư của Chính phủ
• Sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế
- Từ những nhận thức chung trên các nước đều đã xây dựng những chiến lược và kế hoạch cụ thể cho việc phát triền giáo dục ở thế kỉ 21, trong đó có thể
thấy rõ các điểm chung sau:
• Hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông tiến tới phổ cập ở mức cao hơn
• Cải cách quyết liệt về nội dung và phương pháp giáo dục: Nội dung hiện
đại, hướng tới tương lai, tăng cường tính thực tiễn, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực với việc áp dụng đa phương tiện (Multimedia), cùng với việc tăng cường cơ hội tiếp cận công nghệ thông tin trong dạy học.
• Nhấn mạnh vai trò của giáo viên, đặc biệt giáo viên giỏi. Các nước đểu chú trọng cải tiến công tác đào tạo huấn luyện giáo viên (trước khi hành nghề và tại chức) và cải tiến hệ thống khuyến khích vật chất cho giáo viên.
• Đa dạng hóa các loại hình trường học.
• Phát triền giáo dục nghề, giáo dục đại học, cao đẳng.
• Huy động cao sự hỗ trợ của các thành phần kinh tế quốc dân và quốc tế cho giáo dục, tăng cường sự phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục bằng việc sắp xếp lại sự phân bổ ngân sách với ưu tiên hàng đầu cho giáo dục. Tăng cường