IX. DỰ BÁO MÔ HÌNH PHÁT TRIẾN GIÁO DỤC VIỆT NAM TỚI
2. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẾN NĂM
2.1. Khái niệm 2.1.1. Mô hình.
“1. Mẫu, phác thảo, kiểu. …
4. Đối tượng thay thế, trong đó, các đặc điểm của một phạm vi đối tượng (original) được thể hiện sao cho chúng phù hợp với các quan hệ hay đặc điểm của nguyên bản”4.
2.1.2 Mô hình giáo dục
Mô hình giáo dục ở đây là mô hình mang tính dự báo theo một chiến lược phát triển giáo dục quốc gia. Nó đưa ra những quan điểm, nội dung định hướng về những vấn đề, sự kiện được quan sát trong tương lai và do đó, còn được gọi là mô hình tiên nghiệm (a priori).
2.2. Sự cần thiết của việc xây dựng mô hình phát triển giáo dục mới.
Khi nhìn lại các cuộc cải cách khác nhau trong thế kỉ 20, nhiều chuyên gia
đã thấy cần phải tiến hành một cuộc cải cách giáo dục mới, phải thay đổi các hệ
thống giáo dục. Nói khác đi, những năm đầu thế kỉ 21 đòi hỏi phải tìm kiếm một mô hình giáo dục vì những lí do sau đây:
a/ Sự phát triển khoa học - kỹ thuật đã tạo ra những thay đổi trong hoạt
động nghề nghiệp và cuộc sống thường ngày. Thế hệ trẻ phải có trình độ cao hơn so với những gì họ được các trường phổ thông, các trường nghề và các trường đại học truyền thụ từ trước đến nay.
b/ Học vấn là quyền lực quốc gia quan trọng nhất trong cuộc cạnh tranh kinh tế và văn hóa toàn cầu. Học vấn ở nhà trường phải được lựa chọn trong bản thân nền văn hóa của mỗi dân tộc và từ những thành quả phát triển khoa học của nhân loại. Nhiều chương trình, tài liệu, sách giao khoa hiện nay chưa mang tính cơ bản, hiện đại và chưa được thành cái vốn riêng, trí lực của từng người học.
c/ Sự lớn mạnh của mỗi quốc gia trong sự phụ thuộc chung về kinh tế, chính trị, văn hóa vào các nước trong khối ASEAN và nhiều nước khác trên thế
giới đòi hỏi các hệ thống giáo dục phải có sự tiếp cận và nâng cao trình độđồng
đều hơn.
d/ Sức sản xuất và tính hiệu quả của các hệ thống giáo dục ở nhiều nước, trong đó có nước ta còn thấp. Không ít học sinh ra trường chưa thực sự có “tay nghề”, chưa có đủ năng lực đáp ứng những yêu cầu của công việc được giao.
Như trên đã nói, mô hình dự báo phát tiển giáo dục đến năm 2020 phải hàm chứa những đặc điểm, những bộ phận hợp thành và quan hệ của nó. Vì thế, những nội dung tiếp theo sẽđề cập tới từng vấn đề cơ bản này.
2.3. Vấn đề quy mô phát triển giáo dục.
Mọi chiến lược giáo dục đều phải đề cập tới quy mô phát triển. Đây là vấn
đề liên quan mật thiết tới mục tiêu, hệ thống giáo dục quốc dân và việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
2.3.1. Chúng ta đang phấn đấu phổ cập giáo dục tiểu học và xóa nạn mù chữ trong toàn quốc đến năm 2000. Như vậy, trong vòng 20 năm đầu thế kỉ 21, nhiệm vụ của ngành giáo dục nước ta là tiến tới phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 và phổ cập trung học (với những loại hình và tỉ lệ khác nhau như
trung học phổ thông chiếm đa số, trung học chuyên nghiệp, bổ túc văn hóa…) 2.3.2. Tính chất mở của hệ thống giáo dục, thị trường lao động, công tác xã hội hóa đòi hỏi phải có những thay đổi về quy mô giáo dục có liên quan đến các mặt sau đây:
a/ Xác định lại tỉ lệ cơ cấu của các loại trường, công lập, bán công, dân lập, tư thục theo hướng tạo thêm điều kiện và khả năng học tập, đảm bảo số
lượng và chất lượng, đảm bảo giá trị pháp lí của các văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp;
b/ Coi trọng việc đào tạo đội ngũ lao động có hàm lượng trí tuệ ngày càng cao (như công nhân toàn năng hay công nhân lành nghề diện rộng, kĩ thuật viên cao cấp hay kĩ thuật viên công nghệ).
2.3.3. Sự phát triển quy mô giáo dục thực hiện đào tạo nhân lực diễn ra theo kế hoạch và cơ chế thị trường. Cụ thể, đó là việc hướng giáo dục vào thị
trường lao động sau này của những người tốt nghiệp. Điều đó đòi hỏi phải có sự
hợp tác trước hết của: - Giới kinh tế;
- Các trường đại học;
- Các nhà sản xuất tài liệu, thiết bị dạy học; - Các cơ sở phát thành và vô tuyến truyền hình. 2.4. Hệ thống giáo dục quốc dân
Trong lịch sử, những cơ sở dạy học và giáo dục chuyên biệt, khác với cuộc sống thường ngày trong mọi nền văn hóa phát triển đã xuất hiện từ lâu, ví dụ ở
Hy Lạp cổ đại là vào khoảng cách đây hơn 3000 năm. Từđó đến nay, hệ thống giáo dục đã trải qua nhiều cuộc “cách mạng” (Talecott Parsons).
Hệ thống giáo dục quốc dân là khái niệm dùng để chỉ sự xây dựng và phân chia tất cả các cơ sở giáo dục của một quốc gia. Hệ thống này được hình thành
xuất phát từ bốn căn cứ sau đây:
1/ Triết lí quốc gia về tính chất, vị trí và vai trò của giáo dục; 2/ Thực trạng và khả năng phát triển của một nước;
3/ Nhu cầu đào tạo của nhân dân;
4/ Những xu hướng cơ cấu tiến bộ và hợp lí trong nền giáo dục ở các xã hội mở (Open Societies).
Việc xây dựng một hệ thống giáo dục mở diễn ra theo những nguyên tắc
nhất định, phản ánh sự phát triển tư duy giáo dục ở trong và ngoài nước cho đến bây giờ. Đó là:
1/ Bảo đảm giáo dục cho mọi người và học tập thường xuyên, học tập suốt
đời.
3/ Đa dạng hóa các hình thức học tập và tổ chức trường lớp;
4/ Hợp tác đào tạo và bồi dưỡng với các cơ sở giáo dục phù hợp ở nước ngoài.
2.5. Nhà trường
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhà trường là một đơn vị cấu trúc cơ sở
hay một tiểu hệ thống. Đây là nơi chủ yếu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của giáo dục, thể hiện vai trò chủđạo so với các hình thức tổ chức giáo dục khác.
Về cấu trúc bên ngoài, nhà trường được tổ chức đa dạng, tùy thuộc vào: a/ Hình thức quản lí của Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc tư nhân; b/ Trình độ học vấn theo các cấp, bậc học từ thấp đến cao; c/ Sự phân luồng đào tạo; và d/ Mối quan hệ giữa các bộ phận bên trong hợp thành hệ thống.
Về cấu trúc bên trong, hệ thống nhà trường và từng loại trường được thiết lập và phân định theo các mặt sau:
1/ Các quyền hạn và nghĩa vụ học tập của trẻ em và thanh niên trong tuổi học đường;
2/ Hình thức và mức độ quản lí bên trong và bên ngoài của nhà trường. 3/ Các nguyên tắc thành lập các nhóm học sinh;
4/ Trình độ, vai trò của các giáo viên và sự bố trí, sử dụng họ;
5/ Nội dung, phương pháp của các quá trình dạy học theo thời gian và không gian;
6/ Cách thức, nội dung và chuẩn mực đánh giá, thi, tuyển.
Hiện nay, khái niệm nhà trường đã được mở rộng. Thông qua các phương tiện thông tin và truyền hình hiện đại, những sự đổi mới kĩ thuật đã và đang mở
rộng phạm vi và yêu cầu hoạt động của nhà trường. Nhà trường phải trở thành một bộ phận của xã hội thông tin.
Nói đến giáo dục cho ngày mai, giáo dục hiện đại là đặt ra yêu cầu phải chuyển nhà trường học tập sang một loại của nhà trường của cuộc sống thực tế, sôi nổi và biến động. Trước đây 100 năm, nhà sư phạm ý Maria Montessori đã nói đến mô hình giáo dục và giờ học theo tinh thần ấy, một giả thuyết đã được thực tiễn xã hội và những thành quả trong giáo dục trẻ em chứng minh là đúng
đắn. Không những thế, luận điểm cơ bản nêu trên còn là một định hướng khoa học kéo theo sự cải cách nội dung, phương pháp đánh giá ở nhà trường và trong xã hội, và mọi khi việc học tập vượt khỏi phạm vi bốn bức tường chật hẹp và nhịp điệu 45 phút thì nhà trường phải có quyền tự quyết định nhiều hơn những vấn đề riêng của mình.
2.6. Cải cách giáo dục là xét lại chương trình giáo dục (Curriculum)
Phát biểu nói trên của Saul B. Robinson năm 1967 nhấn mạnh tầm quan trọng của chương trình giáo dục. Tuy nhiên, việc đổi mới chương trình giáo dục thường gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hai loại giải pháp tình thế: a/ Chỉ chú ý tới môn học và lí luận dạy học bộ môn; và b/ Xây dựng loại chương trình giáo dục thực dụng, trung hạn, ít có những thay đổi c ơ bản và thiếu tính đồng bộ.
Sơ đồ khung của một chương trình giáo dục áp dụng cho những năm đầu của thế kỉ 21 cần được xây dựng theo các nguyên tắc sau đây:
1/ Phản ánh những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với giáo dục; 2/ Xác định các mục tiêu giảng dạy và học tập dựa trên những chuẩn mực khoa học và điều kiện thực tế;
3/ Đảm bảo sự thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp đánh giá; 4/ Xây dựng chương trình giáo dục tập trung vào người học (“Subject – centered – Curriculum”).
Dưới đây là một trong nhiều hình thức trình bày trình tự và những mối quan hệ chung nhất chi phối toàn bộ chương trình giáo dục:
Triết lí giáo dục và các nguyên tắc chung Các lĩnh vực học tập cơ bản (*) Th ể d ụ c H ọ a Nh ạ c Giáo d ụ c công dân Đị a S ử Cô ng ngh ệ Sinh Hóa Lý To án Ti ế ng Vi ệ t và V ă n Các kĩ năng cơ bản Kĩ năng tính toán; Kĩ năng thông tin; Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng giải quyết vấn đề; Kĩ năng hợp tác; Kĩ năng tự quản; Kĩ năng làm việc và nghiên cứu; Kĩ năng bảo vệ sức khỏe và phát triển thể lực;
2.7. Những quan niệm mới về dạy học.
1/ Trên cơ sở định hướng XHCN, mọi quá trình dạy học cần thể hiện được
3 nguyên tắc phổ quát là:
(1) Dân chủ; (2) Khoa học;
(3) Tiến bộ và nhân văn.
Nói khác đi, một trong những mục tiêu cơ bản hàng đầu của chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn tới là phải cụ thể hóa và thực hiện các
nguyên tắc đó trong mọi quá trình dạy học.
2/ Giờ học tốt là một khái niệm có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn chung, cuối cùng là phải đạt được chất lượng, hiệu quả
học tập. Giờ học phải tập trung vào người học. Trong giờ học hay một quá trình dạy học, người học phải tích cực, chủđộng:
(1) Tiếp thu được tri thức thông minh;
(2) Tiếp thu được những chiến lược sử dụng tri thức theo tình huống, điều kiện thực tế;
(3) Tiếp thu được những năng lực siêu nhận thức (metacognition);
(4) Tiếp thu được những định hướng hành động và giá trị phát triển nhân cách theo mục tiêu giáo dục.
3/ Những điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả dạy học
3.1. Hình thành ở người học thứ văn hóa học tập tiêu biểu cho thời đại mới (8) đểđạt được chất lượng, hiệu quảđã nói ở trên.
3.2. Năng lực, trình độ giáo viên là một yếu tố, điều kiện quan trọng trong dạy học và giáo dục. Về điểm này, mô hình phát triển giáo dục rất chú ý đến những vấn đề tiên quyết sau đây:
1/ Chuyển phong cách giảng dạy chỉ hướng vào thành tích, khoa cử sang phong cách giảng dạy hướng vào học tập, vào sự phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
2/ Đảm bảo giờ học, trong đó học nhiều hơn là dạy.
3/ Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tập trung vào việc hình thành và phát triển:
a/ Các năng lực chuyên môn; b/ Các năng lực lí luận dạy học; c/ Các năng lực chẩn đoán, và
d/ Các năng lực quản lí lớp.
3.3. Xu thế toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội thuận lợi song cũng làm nảy sinh những thách thức do hội nhập và cạnh tranh. Do đó, mô hình phát triển giáo dục cần đặc biệt coi trọng các nhiệm vụ sau đây:
- Nâng cao trình độ học vấn đạt các chuẩn mực của giáo dục hiện đại; - Giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc và bản sắc văn hóa;
- Hình thành và không ngừng phát triển năng lực liên văn hóa (intercultural).
2.8. Đánh giá chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Đối với mọi nền giáo dục, chất lượng và hiệu quả giáo dục bao giờ cũng là thước đo và điều kiện của sự phát triển liên tục và ngày một cao hơn.
Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục
đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người học và của sự phát triển toàn diện của xã hội.
Chất lượng và số lượng liên quan chặt chẽ với nhau. Số lượng (Lat.quantitas, trong các ngôn ngữ khác: quantité, quantity, quantitat) là khái niệm dùng chỉ mức độ nhiều ít, có thể xác định được bằng con số cụ thể, Tuy phân biệt với “chất lượng”, song số lượng luôn được hiểu là số lượng của một chất lượng nào đó. Chính theo tinh thần này, G.Hegel đã từng phát biểu rằng những biến đổi của sự chuyển hóa từ chất sang lượng chứ không phải ngược lại. Do vậy, số lượng trong phạm vi giáo dục biểu hiện ở quy mô, mức độ, giai đoạn phát triển của một nền giáo dục.
Hiệu quả giáo dục là sự phát huy tác dụng của kết quả chất lượng giáo dục
được xem xét căn cứ vào mối quan hệ giữa sự đầu tư về mọi mặt và ảnh hưởng thực tế. So với hiệu quả trong được đánh giá trong phạm vi ngành giáo dục, hiệu quả ngoài có ý nghĩa quan trọng hơn.
Chất lượng giáo dục được đánh giá chủ yếu về hai mặt học lực và hạnh kiểm. Có 4 tiêu chí về học lực là: kiến thức, trí nhớ, năng lực vận dụng (trong các phạm vi và mức độ khác nhau) về thái độ. Về bản chất, hạnh kiểm phản ánh trình độ phát triển của ý thức trong mối quan hệ với những người khác, nhà trường, gia đình, xã hội và bản thân. Qua nghiên cứu kinh nghiệm và thực nghiệm, người ta cũng nêu lên 4 tiêu chí như sau:
(1) Sự hiểu biết về các chuẩn mực hiện hành; (2) Năng lực nhận dạng và hành vi;
(4) Sự thể hiện thái độ, tình cảm (hài lòng, ân hận, đấu tranh…)
Hiệu quả giáo dục được đánh giá từ các giác độ khác nhau: cá nhân, nhà trường, ngành giáo dục, xã hội.
Tuy nhiên, việc đánh giá, thi và tuyển đã và đang là khâu yếu kém rõ rệt