DỰ BÁO CHIẾN LƯỢC CHUNG CỦA THẾ GIỚI VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu Dự báo phát triển giáo dục (Trang 51 - 61)

được đề xuất cụ thể theo các nguyên tắc chủ yếu sau đây:

1. Giáo dục toàn diện thì cũng phải đánh giá toàn diện theo các mục tiêu đã

đề ra.

2. Đảm bảo tính nghiêm túc, chính xác, công bằng và dân chủ theo tinh thần của các quy chế khoa học.

3. Tạo ra được những tác dụng, hiệu quả tích cực đối với học sinh, giáo viên, nghành giáo dục, gia đình và xã hội.

4. Giao chức năng, nhiệm vụ quan trọng này cho một cơ quan giáo dục đặc trách bao gồm những người có tư cách, đạo đức và thực sự hiểu biết chuyên môn.

X. DỰ BÁO CHIẾN LƯỢC CHUNG CỦA THẾ GIỚI VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRIỂN GIÁO DỤC

1.1. Tuyên ngôn của Hội nghị quốc tế lần thứ hai về Giáo dục, tổ chức tại Washington D.C từ 25 đến 29/12/1998.

• Tại Hội nghị này các nhận định cơ bản được tập trung vào các vấn đề sau; + Nền kinh tế thế giới đang ở trong quá trình toàn cầu hóa. Quá trình này làm cho trách nhiệm đầu tư của Chính phủ và các thành phần nhà nước đối với các dịch vụ xã hội giảm đi và nhà nước không còn chịu hầu hết các trách nhiệm

đảm bảo quyền lợi của người làm việc và gia đình họ.

+ Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế dựa trên các nguyên tắc cơ bản nhằm làm giảm bớt đến mức tối đa vai trò của Chính phủ và các thành phần nhà nước,

đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục và y tế. Điều này làm tăng cường các cơ hội cạnh tranh của các cá nhân.

+ Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang làm thay đổi một cách cơ bản nội dung và phương thức tuyển mộ lao động. Việc sử dụng các công nghệ ngày càng phát triển đòi hỏi các nội dung và phương thức đào tạo tiến bộ lực lượng lao

động nếu muốn họ thực sự có thể tham gia vào các thị trường lao động một cách thuận lợi.

+ Giáo dục đào tạo và phát triển kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau. Các nền kinh tế đòi hỏi cần được sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, với sựđào tạo có thểđáp ứng quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế, ngược lại Giáo dục lại cần đến các nguồn tài chính cung cấp bởi các nền kinh tế ngày càng phát triển.

+ Giáo dục đã và sẽ tiếp tục đảm nhận vai trò quan trọng trong việc đào tạo nên các công dân có đủ khả năng tham dự vào các hoạt động trong các xã hội

đang ngày càng trở nên phức tạp hơn đa văn hóa với tư tưởng dân chủ, công bằng xã hội, đoàn kết và hòa bình. Bởi vậy, Giáo dục hoàn toàn không chỉ phục vụ mục đích lợi nhuận kinh tế.

• Dựa trên những nhận định cơ bản như vậy, hội nghị Quốc tế lần thứ hai về

Giáo dục đã nêu lên các khuyến nghị với các Chính phủ và các tổ chức trên thế

giới về những tư tưởng chiến lược cơ bản của giáo dục đào tạo trong những thập kỉ tới. Các khuyến nghị tập trung vào các ý tưởng cơ bản sau:

1. Các Chính phủ và các tổ chức quốc tế cần lưu ý tới xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế và ảnh hưởng của nó tới việc đào tạo và sử dụng các nguồn nhân lực. Mối quan hệ giữa xu hướng phát triển kinh tế và giáo dục đã dẫn tới những thay đổi về bản chất và nội dung giáo dục đào tạo thế hệ trẻ.

2. Các thảo luận cần thiết để xây dựng các kiến thức và sự hiểu biết, vấn đề

hết sức quan trọng đối với hoạt động của giáo viên, phải là những vấn đề cần

được quan tâm hàng đầu của các tổ chức và công đoàn giáo dục.

3. Các Chính phủ và các tổ chức quôc tế cần có các hoạt động tích cực để

đảm bảo phổ cập và miễn phí giáo dục phổ thông cơ sở, đó là quyền lợi của người lao động.

4. Các Chính phủ và các tổ chức quốc tế cần phối hợp trong việc thiết lập các cơ quan hoặc cá nhân ở mỗi nước để tạo nên một mạng lưới nhằm cùng nhau thảo luận và xây dựng các điều kiện cần thiết cho giáo dục và lao động.

5. Cải cách giáo dục với những thay đổi cơ bản về nội dung và phương thức giáo dục đào tạo phải được đặt ra ở các quốc gia để đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và xã hội trong những thay đổi lớn lao của thời đại.

6. Các Chính phủ cần xem xét tới các điều kiện cụ thể của mỗi nước xác lập các điều chỉnh cần thiết về các chính sách về thuế nhằm mục tiêu có thể tăng mức đầu tư cho giáo dục ít nhất là 6% tổng thu nhập quốc nội (GNP).

đã được nêu ra đối với các Chính phủ thuộc các nước APEC (Asia Pacific Economic Cooperation):

- Ở thế kỉ 21 vấn đề kiến thức phải được đặt ra như là ưu tiên hàng đầu trong các chiến lược phát triển của mọi quốc gia. Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là giáo dục, phải là trọng điểm ưu tiên của các chính sách phát triển quốc gia nhằm tạo điều kiện cho mọi cá nhân được tiếp nhận các đào tạo cần thiết chuẩn bị cho việc tham gia vào cuộc sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo dục phổ thông là công cụ chủ chốt cho tự do, hòa bình, tiến bộ và công lý.

- Mỗi trẻ em cần được học và thành tích học tập của trẻ em phải là quyền lợi và sự đóng góp của mỗi con người chứ không phải do những khó khăn do cuộc khủng hoảng về kinh tế trong khu vực gây ra. Diễn đàn khuyến nghị các Chính phủ nên noi gươbg một số Chính phủ, trong đó có Malayxia, mặc dù chịu những tổn hại nặng nề do khủng hoảng kinh tế gây ra, vẫn cam kết một cách mạnh mẽ dùy trì các phân bổ tài chính cần thiết cho giáo dục, và có nghĩa là cho tương lai của các quốc gia đó.

Diễn đàn APEC nêu lên một số khuyến nghị cơ bản sau đối với các Chính phủ của các nước thuộc khối:

- Tăng cường đầu tư cho giáo dục mặc cho các quốc gia đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do khủng khoảng kinh tế gây ra.

- Tăng cường các hoạt động hợp tác chặt chẽ với các tổ chức giáo viên để

xây dựng các chính sách phù hợp với xu thế toàn cầu hóa.

- Xây dựng các chiến lược cụ thểđảm bảo công nghệ thông tin có thể được tiếp cận và phổ cập với tất cả mọi trẻ em trong khi vẫn tiếp tục đảm bảo duy trì các truyền thống văn hóa và công nghệ của thời kì quá độ.

- Xây dựng và ban hành các điều luật cụ thể chống lại việc lạm dụng lao

động trẻ em, chống lại việc một số các nhân và tổ chức đã bóc lột sức lao động của trẻ em và ngăn cản quyền lợi học tập của trẻ em.

- Thực hiện các cam kết mang tính chiến lược sâu đểđảm bảo giáo dục cho tất cả mọi người và chấm dứt tình trạng lạm dụng lao động của trẻ em:

+ Phản đối các chính sách kinh tế, xã hội nhằm tạo ra việc lạm dụng lao

động của trẻ em.

+ Xây dựng và ban hành các văn bản luật cần thiết và có hiệu quả.

+ Xây dựng các chính sách giáo dục cụ thể của Chính phủ và tạo ra các nguồn lực nhằm cung cấp giáo dục tiểu học có chất lượng, phổ cập và miễn phí,

giáo dục trung học, tăng cường các dịch vụđặc biệt của giáo dục, cũng như giáo dục nghề và giáo dục sau PTTH.

+ Tăng cường đào tạo, huấn luyện, cải thiện điều kiện làm việc của đôi ngũ

giáo viên.

+ Tìm kiếm điều kiện tăng thu nhập và các cơ hội làm việc của cha mẹ. - Các Chính phủ cần nghiên cứu lại các điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia,

đặc biệt xem lại các chính sách cụ thể về thuếđể có thể tìm được cơ hội đầu tư

cho giáo dục ít nhất 6% GNP. Đồng thời các quốc gia cần cùng nhau bàn bạc, thỏa thuân về thuế đối với các giao dịch tài chính quốc tế nhằm giúp các nước nghèo đạt được chỉ tiêu này.

- Tập trung vào các hoạt động nghiên cứu trong giáo dục và tăng cường chia xẻ các kết quả nghiên cứu giữa các quốc gia vì lợi ích của quá trình giáo dục, của giáo viên và của học sinh.

Diễn đàn APEC khẳng định mỗi mặt giáo dục mang tính địa phương và dân tộc nhưng mặt khác các nhà lãnh đạo chính phủ cần nhận thức được các thách thức đặt ra cho giáo dục chính là thách thức đặt ra cho nền văn minh nhân loại mà các quốc gia cần phối hợp hoạt động để thực hiện những chính sách chung,

đồng thời hỗ trợ các nước láng giềng đạt được các chuẩn mực mong muốn về

giáo dục.

2. Các môn học ở thế kỉ 21

Những thay đổi nhanh chóng ngày nay khiến các nhà giáo dục phải thừa nhận một thực tế là các kiến thức văn hóa cổ kim đông tây có lẽ ít nhiều đã lỗi thời. Những kiến thức cổ phải dùng đến hàng chồng sách để chú thích, những đề

toán số học hắc búa, mà sau khi ra trường lại suốt đời không cần dùng đến,

đang làm hao tổn một cách vô ích tinh lực và nhiệt tình của lớp học sinh trẻ tuổi.

Đứng trước sức ép của tương lai, các học sinh được quyền có những kỹ năng và quan niệm sinh tồn trong sự biến đổi của lịch sử, và được quyền có nhu cầu tìm hiểu những bức tranh chân thực của xã hội tương lai. Việc thiết lập những môn học mới mẻ, có đầy đủ những quan niệm về tương lai, và những thực tiễn giảng dạy tương quan phải được ứng dụng vào cuộc sống, giúp học sinh thích ứng với xã hội thực tại và hướng về tương lai.

Các môn học “thế kỉ 21” đã được đưa ra. Khôpmen đã dựđoán trong quyển “Tương lai của ngành giáo dục” sáu nội dung chính của các môn học ở thế kỉ 21: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Bồi dưỡng tư duy mạch lạc: bao gồm phân biệt được ngữ nghĩa học, logic học, số học, soạn thảo trên máy tính, phương pháp dự đoán, tính sáng tạo tư duy v.v…

3. Bồi dưỡng những kỹ năng thông đạt hiệu quả: bao gồm diễn thuyết trước

đông người, ngữ pháp, tu từ, hội họa, nhiếp ảnh, quay phim, vẽđồ án v.v… 4. Tìm hiểu con người và xã hội: gồm luật tiến hóa của nhân loại, sinh lý học, ngôn ngữ học, văn hóa nhân loại học, tâm lý học xã hội, chủng tộc học, pháp luật, hình thái biến đổi ngành nghề, vấn đề tồn tại và tiếp diễn của loài người v.v…

6. Năng lực cá nhân: gồm sự cân bằng sinh lý, huấn luyện mưu sinh và tự

vệ, an toàn, dinh dưỡng, vệ sinh, giới tính, tiêu dùng và tài sản của cá nhân, phương thức học tập tối ưu và sách lược, nghệ thuật nhớ, động cơ tự thân và nhận thức tự thân v.v…

Bảng liệt kê môn học của Khôpmen tuy rất rộng, nhưng lại là nội dung giáo dục hoàn chỉnh. Không còn nghi ngờ gì nữa, việc bố trí các môn học này là nhằm chú trọng hơn đến vai trò và địa vị của con người trong xã hội; và năng lực thích ứng với tương lai.

Các môn học “Thế kỉ 21” được bắt đầu mở ra ở toàn nước Mỹ, được sự

hoan nghênh mạnh mẽ của quảng đại thày trò. Trường tiểu học Miep, Alintơn ở

Bang Viêcginia thiết kế môn “Kế hoạch tương lai”, làm cho học sinh làm quen với các khả năng phát triển của tương lai và dự kiến sự lựa chọn ngành nghề. Giáo sưđịa lý học Aplô của trường đại học quan tâm

Có thể khái quát một số nguyên tắc của các môn học thế kỷ 21: 1. iúp cho học sinh thích nghi với xã hội.

2. Giúpcho học sinh tự lý giải.

3. Giúpcho học sinh vị thành niên lý giải sựđầu tư của mình đối với tương lai.

4. Giúpcho học sinh tìm hiểu phương hướng có tính biến đổi của xã hội và

định vai trò của mình trong quá trình biến đổi đó.

5. Giúpcho học sinh mang những điều học tập ở nhà trường, chuyển hóa thành trách nhiệm tương lai.

Môn học “Thế kỉ 21” không mang nội dung giáo dục truyền thống. Thầy giáo và các nhà nghiên cứu dự đoán và đánh giá thành tích cũng như năng lực của học sinh dựa trên chất lượng tham gia học tập và công tác của học sinh chứ

không phải ở trí nhớ của họ, bởi lẽ, những trí nhớ vô dụng không phải là sự hiểu biết của họ.

Các môn học “Thế kỉ 21” dẫn dắt học sinh tìm ra lĩnh vực rộng lớn mà nền giáo dục truyền thống rất ít đề cập đến, ví như lý thuyết trò chơi, chọn quyết

định trong điều kiện không xác định, phân tích giá trị, phân tích nội dung, điều khiển học v.v… Tuy hình thức biểu hiện chủđề của môn học “Thế kỉ 21” có sự

khác nhau trong cải cách giáo dục của các nước, nhưng về bản chất, lại đều có tính chất chung của nó. Nói chung, các học giả về tương lai đều thích phương pháp “học tập trong thao tác thực tế”. Nội dung của môn học không còn là hệ

thống kiến thức ổn định và bất biến, tuyệt đối khách quan nữa; mục tiêu của môn học cũng không còn hoàn toàn như dựđịnh trước, mà đã trở thành quá trình thày trò cùng tìm tòi kiến thức mới.

Có thể thấy trước, việc cải cách giáo dục của các nước được triển khai với chủ đề các môn học “Thế kỉ 21” sẽ phá vỡ những tập tục cũ của nền giáo dục truyền thống, làm cho lớp học được mở rộng; các thày giáo từ chỗ giảng dạy, hành nghề theo truyền thống, trở thành người hợp tác để làm cho học sinh tiến vào xã hội tương lai, cuối cùng sẽ chuẩn bị học sinh đóng trọn vai trò của mình

đối với tương lai, tích cực hướng vào mục tiêu lớn ngày một lành mạnh - nỗ lực xây dựng một tương lai tươi đẹp và hợp lý.

3. Kỹ thuật giảng dạy đa phương tiện mới mẻ

Kỹ thuật đa phương tiện (Multimedia) là loại kỹ thuật đang được chú ý nhất, nó là cơ sở quản lý và xử lý theo kiểu tin học thể kỉ 21. Trước đây, máy tính chỉ có thể xử lý đơn cực là văn tự và chữ số, cùng lắm là hình họa, gây cảm giác đơn điệu, cứng nhắc, khô khan, dễ nhàm chán. Kỹ thuật đa phương tiện là xử lý tổng hợp kiểu trao đổi trên máy vi tính cả về chữ viết, hình họa, hình ảnh, âm thanh v.v…, chúng thiết lập mối liên kết logic, tập hợp thành một hệ thống. Lợi dụng kỹ thuật đa phương tiện để giở “thư mục” điện tử, dùng ngón tay chỉ

vào bất cứ vị trí nào trên màn hình đều có thể tìm ra những tình tiết lý thú; sờ tay vào bầu trời; vào tầng mây sẽ chui ra một chiếc máy bay; chạm tay vào vòm cây, một con chim nhỏ sẽ rẽ lá bay ra. Xem kịch truyền hình, nếu không thích thú, ta có thể thay đổi tình huống kịch, để các diễn viên biểu diễn theo ý muốn của ta. Học phát âm một từ tiếng Anh, nếu phát âm đúng, máy tính sẽ khích lệ

ta, nếu đọc sai, máy tính sẽ nhắc nhở ta và bảo ta phải sửa âm.

Theo đà phát triển của kỹ thuật đa phương tiện, một hình thức giảng dạy mới được hình thành - sự xuất hiện của hệ thống giảng dạy máy tính đa phương tiện. Nó là mạng máy tính mà thày giáo giảng qua máy chủ và các học sinh nghe giảng qua mạng máy tính. Thày giáo nói với học sinh qua một máy chủ điều

hình máy tính.Trong cách giảng dạy đa phương tiện, học sinh học tập với tư

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Dự báo phát triển giáo dục (Trang 51 - 61)