DỰ BÁO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA TRUNG QUỐC 1996-

Một phần của tài liệu Dự báo phát triển giáo dục (Trang 67 - 71)

XI. DỰ BÁO CHIẾN LƯỢC GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC 1 MỸ

3. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA TRUNG QUỐC 1996-

2050

3.1. Phương châm

Giáo dục hướng về hiện đại hóa

Trung Quốc nếu muốn đạt được mục tiêu chiến lược là vươn tới trình độ

của các nước phát triển hạng trung vào giữa thế kỉ sau, thì phải duy trì được lực

đẩy mạnh mẽ của tiến bộ khoa học kĩ thuật, của sự phồn vinh kinh tế và sự phát triển xã hội trong một thời gian dài. Nhưng cơ sở vật chất của lực đẩy đó lại chịu sự quyết định của trình độ phát triển giáo dục. Bởi vậy, trong thời kì chiến lược này, cần không ngừng tăng nhanh tốc độ phát triển giáo dục. Chỉ có đặt giáo dục vào vị trí chiến lược ưu tiên phát triển, không ngừng tăng tỉ trọng đầu tư cho giáo dục, không ngừng nâng cao địa vị của giáo dục trong xã hội, không ngừng

điều chỉnh bước đi của giáo dục theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, làm cho giáo dục phát triển đồng bộ với kinh tế, gắn kết chặt chẽ với kinh tế và trong điều kiện có thể được, phát triển đi trước một cách thích đáng, thì mới có thể làm cho tiến trình hiện đại hóa Trung Quốc tiến lên một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, bản thân giáo dục cũng phải không ngừng điều chỉnh cơ cấu và phương thức phát triển nhằm cung cấp cho công cuộc xây dựng hiện đại hóa Trung Quốc và phát triển kinh tế một nguồn trí lực đầy đủ và có hiệu quả.

Giáo dục hướng ra thế giới

Hiện nay, nền kinh tế của các nước trên thế giới đều mở cửa để hội nhập với thị trường thế giới rộng lớn, giáo dục không thểđứng ngoài tiến trình lịch sử đó. Sự phát triển của giáo dục các nước không những phải hài hòa, đồng bộ với sự phát triển tổng thể của giáo dục thế giới và kinh tế thế giới. Sự phát triển của giáo dục thế giới và kinh tế thế giới không những trực tiếp ảnh hưởng đến trình

độ và phương hướng phát triển của giáo dục và kinh tế Trung Quốc mà sự tăng tốc của tiến trình nhất thể hóa kinh tế thế giới, sự quyết liệt không ngừng cạnh tranh quốc tế cũng đòi hỏi giáo dục Trung Quốc trong thế kỉ 21 phải đào tạo ra nhiều nhân tài thích ứng với sự thay đổi của kinh tế thế giới và có thể tham gia vào cuộc cạnh tranh quốc tế.

Giáo dục hướng tới tương lai

Cống hiến của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế, nhất là sự phát triển kinh tế tương lai, to hay nhỏ, chủ yếu là do việc giáo dục và đào tạo quốc dân có thể thỏa mãn đến mức nào yêu cầu của tương lai về nhân tài. Cho nên, giáo dục cần phải quy hoạch và phát triển theo yêu cầu của tương lai.

Giáo dục phải phục vụ việc nâng cao tố chất của con người Giáo dục phục vị phát triển kinh tế

3.2. Mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục Trung Quốc

1. Đầu tư cho giáo dục chiếm 8% tổng giá trị sản xuất quốc dân, tức là đạt mức xấp xỉ là 13 nghìn tỉđồng.

2. Phổ cập giáo dục nghĩa vụ 12 năm, tức là giáo dục từ 6 đến 18 tuổi (hoặc giáo dục nghĩa vụ 15 năm, tức là bao gồm 3 năm mẫu giáo). Trong đó (tính theo giáo dục nghĩa vụ 15 năm):

+ Trẻ em đi nhà trẻ, mẫu giáo là 110 triệu; + Học sinh tiểu học là 175 triệu;

+ Học sinh trung học các loại là 155 triệu.

3. Tỉ lệ vào đại học đạt trên 60%, khoảng 57.600.000 người.

4. Nghiên cứu sinh đạt 2.100.000-2.500.000 người. Hàng năm có từ

700.000-800.000 người được nhận học vị Thạc sĩ và Tiến sĩ.

5. Số giáo viên đạt mức 32 triệu người. Trong đó: Giáo viên mẫu giáo: 7,3 triệu; giáo viên tiểu học: 8,45 triệu; giáo viên trung học: 11,92 triệu; giáo viên

đại học: 3,7 triệu.

3.3. Các giai đoạn chiến lược phát triền giáo dục Trung Quốc

Giai đoạn thứ nhất (1996-2010): Đây là giai đoạn điều chỉnh từng bước tỉ

lệ giữa 3 cấp giáo dục, làm cho chúng thích ứng với sự phát triền kinh tế. Phổ

cập toàn diện giáo dục nghĩa vụ 9 năm, xóa mù chữ cho những người ở độ tuổi thanh niên và trung niên, đưa tỉ trọng người có trình độ giáo dục đại học trong dân số lên mức của các nước phát triền trung bình. Cải thiện khá lớn điều kiện dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các loại trường học các cấp.

Mục tiêu cụ thể của giai đoạn này là:

Đầu tư cho giáo dục chiếm 4% tổng giá trị sản xuất quốc dân, khoảng 800 tỉđồng.

Xóa mù chữ cho thanh niên và trung niên; hạ tỉ lệ thanh niên và trung niên mù chữ xuống khoảng 1%, nâng tỉ lệ người lớn biết chữ lên 90%-95%, thông qua học văn hóa và học kĩ thuật để củng cố thành quả xóa mù chữ.

Phát triển trung học nghề nghiệp và trung học phổ thông, tăng số học sinh của các loại trường thuộc giai đoạn trung học lên khoảng 35 triệu người, đạt tỉ lệ

nhập học trên 50%. Học sinh trung học phổ thông đạt 14 triệu người, học sinh trung học nghề nghiệp đạt 21 triệu người.

Phát triền thích đáng giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp ở trình độ đại học. Tăng số sinh viên các trường đại học lên 12,6 triệu người, tỉ lệ nhập học

đạt khoảng 15%. Số nghiên cứu sinh đạt mức 30-35 vạn người; hàng năm trao học vị Thạc sĩ và Tiến sĩ cho trên 10 vạn người.

Giai đoạn hai (2011-2030)

Giai đoạn này sễđiều chỉnh thêm một bước tỉ lệ của ba cấp giáo dục. Từng bước tăng tỉ trọng giáo dục đại học, phổ cập toàn diện giáo dục nghĩa vụ 12 năm; trình độ và chất lượng phổ cập giáo dục phổ thông về cơ bản đạt tới hoặc tiếp cận trình độ các nước phát triền trung bình trên thế giới. Giáo dục kĩ thuật nghề nghiệp bám sát sự phát triền khoa học kĩ thuật tiến tiến của quốc tế. Giáo dục tại chức trở thành một hệ thống đan xen nhiều chiều, đạt tỉ lệ ngày càng lớn. Nâng cao chất lượng xóa mù chữ. Tỉ trọng người có trình độ đại học gần bằng mức chung của các nước phát triền. Cải thiện cơ bản điều kiện dạy học của các loại trường học, nâng chất lượng và hiệu quả giáo dục lên hàng đầu của thế giới.

Mục tiêu cụ thể là:

• Đầu tư cho giáo dục chiếm 6% tổng giá trị sản xuất quốc dân, đạt khoảng 3,84-4,62 nghìn tỉ đồng.

• Phổ cập toàn diện giáo dục nghĩa vụ 12 năm. Duy trì số học sinh tiểu học ở

mức 166 triệu người; học sinh trung học khoảng 146 triệu người; tỉ lệ học sinh vào học trung học phổ thông, trung học kĩ thuật, trung học nghề nghiệp đạt khoảng 95%; phổ cập giáo dục nghĩa vụ 12 nưm ở các vùng chiếm 95% dân số.

• Nâng cao chất lượng xóa mù chữ. 90%-95% người lớn có năng lực giao tiếp bằng văn tự và năng lực đọc hiểu nói chung theo yêu cầu của xã hội đương thời; củng cố thành quả xóa mù chữ bằng các con đường học tập và ứng dụng đa dạng.

• Nhanh chóng phát triền và phát huy vai trò ngày càng quan trọng của giáo dục tại chức; khoảng 1/10 số cán bộ tại chức sẽ được tào tạo dài hạn theo phương thức thoát li sản xuất hoặc thoát li một nửa thời gian sản xuất; tiến hành

• Phát triền nhanh giáo dục đại học và giáo dục trên đại học (như: học viên nghiên cứu kết hợp nghiên cứu và dạy học, học viên nghiên cứu lí luận cơ bản, v.v…) Tăng số lượng sinh viên đại học lên đến 27 triệu người, tỉ lệ nhập học đạt khoảng 30%. Số lượng nghiên cứu sinh đạt khoảng 1,5 triệu người; hàng năm cấp học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ cho khoảng 50 vạn người.

Giai đoạn ba (2031-2050).

Giáo dục của Trung Quốc ở giai đoạn này có sự phát triền, hoàn thiện thêm mọt bước. Tỉ lệ giữa giáo dục các cấp hợp lí, hình thành một hệ thống giáo dục lớn, trong đó lấy giáo dục nghĩa vụ chất lượng cao trên phạm vi toàn quốc làm cơ sở, lấy giáo dục đại học dồi dào sức sống, phong phú về chủng loại và đa dạng về hình tiểu họcức làm chủ tiểu họcể, lấy giáo dục khoa học kĩ thuật mũi nhọn, cao, tinh và giáo dục siêu cao cấp mang tính nghiên cứu làm đầu tầu.

Mục tiêu phát triền cụ thể của giai đoạn này là:

• Đầu tư giáo dục chiếm 8% tổng giá trị sản xuất quốc dân, đạt khoảng 12,8 nghìn tỉ đồng.

• Phổ cập giáo dục nghĩa vụ 12 năm (hoặc giáo dục nghĩa vụ 15 năm, tức là bao gồm cả 3 năm giáo dục mẫu giáo) cho khoảng 330 triệu người trong độ tuổi từ 3-18 tuổi (nếu là giáo dục nghĩa vụ 15 năm thì là 440 triệu người).

• Tỉ lệ người vào đại học là 60%, khoảng 17,6 triệu người.

• Quy mô đào tạo nghiên cứu sinh đạt mức 2,1-2,5 triệu người, hàng năm trao học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ cho 70-80 vạn người.

• Tổng số giáo viên đạt khoảng 32 triệu người.

Các giải pháp chiến lược phát triền giáo dục Trung Quốc

1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, pháp quy về giáo dục, tạo môi trường pháp chế có lợi cho sự phát triền gd

2. Không ngừng tăng cường ý thức coi trọng giáo dục, toàn dân quan tâm

đến sự nghiệp giáo dục.

3. Bảo đảm đầu tư cho giáo dục, mở rộng nguồn vốn cho giáo dục, động viên mọi lực lượng xã hội hỗ trợ sự phát triền của giáo dục.

4. Đẩy mạnh việc đầu tư phần cứng cho giáo dục.

5. Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên, nâng cao tố chất và địa vị xã hội của giáo viên.

8. Xử lí vấn đề thị trường hóa trong phát triền giáo dục đại học 9. Tăng cường công tác nghiên cứu phát triền giáo dục.

Một phần của tài liệu Dự báo phát triển giáo dục (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)