Quan điểm phát triển giáo dục trong hoàn cảnh kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Dự báo phát triển giáo dục (Trang 29 - 34)

VII. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ THÍCH ỨNG VỚI ĐỘNG THÁI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2. Quan điểm phát triển giáo dục trong hoàn cảnh kinh tế thị trường

a. Nhận thức mâu thuẫn trong phát triển giáo dục

Do sản phẩm giáo dục có tính đối ngẫu nhưđã nêu nên sự phát triển của nó luôn luôn có những mâu thuẫn. Tìm ra được các mâu thuẫn của giáo dục và có các giải pháp đúng đắn là một trong các nhiệm vụ quan trọng của các nhà chỉ đạo phát triển kinh tế giáo dục. Lảng tránh, bỏ qua hoặc xoa dịu chúng để lại các hậu quả tiêu cực. Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng làm sáng tỏ vấn đề mâu thuẫn của phát triển giáo dục.

Ngay đầu thập niên 70 Philip H Coombs, nguyên giám đốc Viện kế hoạch hóa giáo dục quốc tế và 150 đại biểu của 50 nước đã công nghiệp hóa hoặc đang trên đường phát triển đã dựđoán giáo dục thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng có tính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này biểu hiện trong những mâu thuẫn gay gắt như sau:

- Mâu thuẫn giữa nhu cầu học vấn ngày càng tăng của nhân dân đối với khả năng đáp ứng có hạn chế của hệ thống giáo dục.

- Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển giáo dục với khả năng đáp ứng của nền kinh tế.

- Mâu thuẫn giữa số lượng, chất lượng, trình độ được đào tạo của học sinh, sinh viên với khả năng thu hút, sử dụng của thị trường lao động xã hội.

- Mâu thuẫn giữa nội dung, phương pháp hình thức tổ chức giáo dục thường có tính lỗi thời với sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất xã hội, sự

tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ thông tin.

- Mâu thuẫn giữa giáo dục mang tính chất chuẩn bị tiềm năng lâu dài và giáo dục mang tính chất đáp ứng và phổ cập.

Vào đầu thập niên 80 các nhà quản lý giáo dục Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa cũng chú ý phân tích mâu thuẫn trong phát triển giáo dục quốc dân. Trong bài: “Về các mâu thuẫn của sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân – V.N Iagodkin lúc đó là thứ trưởng giáo dục đã khẳng định: Nền giáo dục Xô Viết đang tiềm ẩn khá nhiều mâu thuẫn, đó là một hệ thống mâu thuẫn nằm trong một cấu trúc bao quát cả vấn đề tổ chức – sư phạm và kinh tế xã hội.

Theo Iagodkin mâu thuẫn cơ bản của hệ thống giáo dục là sự không phù hợp diễn ra thường xuyên giữa trình độ phát triển (về số lượng và chất lượng) của hệ thống giáo dục với động thái phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật của xã hội. Theo ông, nói chung quán tính của đời sống giáo dục lớn hơn quán tính của

đời sống kinh tế. Kinh tế có động thái nhanh hơn, dễ thay đổi hơn còn giáo dục thường bất cập so với động thái này.

Iagodkin cũng chỉ ra các mâu thuẫn thuộc cơ cấu bên trong của giáo dục quan một số biểu hiện về nữ hóa, vềđịa phương hóa đội ngũ giáo viên.

Ở Mỹ R.Collin, Bowles, H.Gintis đã vạch ra mâu thuẫn của phát triển giáo dục về vấn đề “lạm phát văn bằng”, vấn đề “Học lực cao thất nghiệp”, vấn đề

“giáo dục quá mức độ”, vấn đề “lãng phí giáo dục”.

Họ nhận xét, ở Mỹ có lúc tồn tại hiện tượng về quan hệ tỷ lệ thuận giữa học lực và tiền lương: Học lực càng cao – được đánh giá qua văn bằng thì tiền lương cao. Thế là áp lực xã hội vào giáo dục khiến cho ngành đào tạo ra rất nhiều người có văn bằng. Song có một bộ phận đi vào đời thì không hẳn có văn bằng cao là làm việc tốt. Người ta chê trách giáo dục gây ra lãng phí, gây ra những vô ích cho nền kinh tế khi tiếp tục lạm phát văn bằng.

Những người này còn chỉ ra mâu thuẫn về phân hóa đào tạo và phân hóa xã hội. Họ nhận xét rằng kể cả những nền kinh tế phát triển thì bộ phận kinh tế vẫn sử dụng lao động bình thường. Bộ phận kinh tế này chỉ đòi hỏi loại lao động có sự chấp hành tốt về thời gian về nội quy làm việc, biết phục tùng mệnh lệnh, không nghi ngờ thắc mắc khi làm việc, có một số kỹ năng hành động nhất định.

tinh thần sáng tạo, độc lập, có lòng tự tin cao… áp lực này vào giáo dục khiến cho giáo dục hình thành hai loại nhà trường “PP” (Primary-Profession) và loại nhà trường “SS” (Secondary – Supérior). Những gia đình bình thường chỉ đủ

khả năng cho con em vào loại trường “SS”. Như vậy chính là giáo dục đã góp phần duy trì sự bất bình đẳng trong xã hội. Nền kinh tế càng phát triển càng thúc

đẩy sự tinh vi trong việc tổ chức phân hóa đào tạo như trên. Cái vòng luẩn quẩn: phân hóa thị trường lao động → phân hóa đào tạo → phân hóa xã hội → phân hóa đào tạo/ giáo dục ở mức cao hơn, tinh vi hơn để phục vụ cho các mục tiêu phân hóa thị trường lao động cứ diễn ra khiến cho giáo dục luôn luôn bị chê trách là nguyên nhân tạo ra sự phân cực, phân tầng mạnh mẽ trong xã hội.

Ở Trung Quốc, một số học giả như Lưu Phật Niên, Viên Chấn Quốc đã vạch ra mâu thuẫn phát triển giáo dục của nước này trong bối cảnh kinh tế thị

trường qua một hệ thống các vấn đề sau đây:

- Giáo dục chuẩn bị cho cuộc sống và giáo dục tái hiện cuộc sống. - Giáo dục phục vụ chính trị và giáo dục định hướng chính trị

- Giáo dục hướng vào lợi ích của đất nước và giáo dục hướng vào lợi ích cá nhân.

- Giáo dục tạo ra đẳng cấp và giáo dục phục vụ sự bình đẳng - Thuyết chuyên tài trong giáo dục và thuyết đa tài trong giáo dục

- Phát triển nền giáo dục theo chế độ nhà nước và nhân dân cùng làm và chếđộđơn phương người học chịu kinh phí.

- Chế độ quản lý giáo dục tập trung theo ngành và chế độ quản lý giáo dục phân cấp cho lãnh thổ.

- Quản lý nhà nước về giáo dục và tự quản của các nhà trường - Giáo dục thống nhất và giáo dục đa dạng

- Nhà trường khép kín và nhà trường mở

- Giáo dục chính tắc và giáo dục tự phát

- Vấn đề chú trọng học vấn cơ bản và vấn đề hướng nghiệp - Dạy học lấy thầy làm chuẩn và dạy học lấy trò làm chuẩn - Dạy học qua sách và dạy học qua kinh nghiệm cuộc sống. - Học lĩnh hội và học qua tình huống

- Học tập thể và học các nhân

- Giáo dục theo khuôn khổ và giáo dục tự do

Theo Viên Chấn Quốc và Lưu Phật Niên, các vấn đề trên đây tác động thường xuyên, liên tục vào quá trình phát triển giáo dục, quá trình đào tạo khiến cho giáo dục nhà trường luôn luôn bất cập so với các điều mà xã hội kỳ vọng.

b. Quan điểm phát triển giáo dục

Từng tồn tại một số quan điểm khá đối lập nhau về phương thức phát triển giáo dục.

Quan điểm của Tin Bergan – nhà kinh tế học người Hà Lan, giải thưởng Nôben kinh tế 1969 được coi là cực hữu khi ông cho rằng muốn phát triển giáo dục có hiệu quả phải hoàn toàn căn cứ vào tín hiệu thị trường

Sơđồ phát triển của Tin Bergan được biểu thị như sau: Thị trường → Cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế→ Cơ cấu lao động Cơ cấu lao động → Cơ cấu giáo dục

Cơ cấu giáo dục → Cơ cấu nhà trường → Mạng lưới nhà trường

Quan điểm được coi là cực tả cho giáo dục là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự phân hóa, phân tầng xã hội. Quan điểm này đề xuất việc phải thay đổi hẳn thiết chế giáo dục truyền thống, nhà trường truyền thống như nó đang tồn tại. Thay vào đó là kiểu giáo dục ngẫu nhiên, giáo dục tự phát, giáo dục không theo thủ tục (Informal Education) với nhà trường mở, nhà trường không cấp lớp, nền giáo dục không có thiết chế thi cử văn bằng.

Khỏi cần phải bình luận dễ thấy tính cực đoan của cả hai quan điểm trên

đây.

Quan điểm đúng đắn được đa số tán thành là phát triển giáo dục, phát triển nhà trường theo các thiết chế hiện hành song phải không ngừng cải tiến chúng

để chúng thích nghi với động thái kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, thích ứng với tiến bộ của thời đại.

Người ta nhấn mạnh việc phải coi giáo dục như một ngành kinh tế, áp dụng tư duy kinh tế vào quá trình đào tạo, nhưng phải coi đó là một ngành kinh tế có

đặc thù vừa mang tính đặc trưng kinh tế chuẩn tắc vừa mang đặc trưng kinh tế

thực chứng. Mô hình xí nghiệp hoạt động theo mục tiêu không vụ lợi, song phải tính được giá thành đào tạo, phải biết marketing trong hoạt động đào tạo phải có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất ra của cải vật chất cụ thể và cơ quan nghiên cứu khoa học.

người của Theodor Schoultz (nhà kinh tế Mỹ - giải thưởng Nôben kinh tế 1979), lý thuyết về năng suất xã hội, năng suất lao động trên cơ sở phát triển tổng hòa nhân cách con người trong sự giáo dục đào tạo thường xuyên liên tục của Gary Becker (Nhà kinh tế Mỹ - Giải thưởng Nôben kinh tế 1992).

Kinh tế học giáo dục theo quan điểm này vừa được coi là kinh tế ngành vừa

được coi là một bộ phận quan trọng của khoa học giáo dục nghiên cứu các vấn

đề qui luật và chính sách kinh tế trong các chiến lược phát triển giáo dục.

Cùng với kinh tế học giáo dục, xã hội học giáo dục trong bối cảnh phát triển giáo dục hiện nay cũng ngày càng có vị trí quan trọng; nó phối hợp với kinh tế học giáo dục trong hệ thống các khoa học giáo dục để luận cứ cho các vấn đề kinh tế - xã hội trong tương quan với các vấn đề tổ chức – sư phạm thường được coi là đối tượng chủ yếu của giáo dục học.

Tổ chức phát triển giáo dục, tổ chức quá trình đào tạo ở các nhà trường vừa phải nhằm vào sự tăng trưởng kinh tế vừa nhằm vào sựổn định cân bằng xã hội. Giáo dục một mặt giúp cho các cá nhân có sự năng động xã hội (sosical mobility) trong đời sống sản xuất, song giáo dục phải luôn luôn đào tạo ra những con người biết sống trong tình đoàn kết hợp tác xã hội.

Ở xã hội tư bản, nhà trường trên thực tế vẫn là nơi tranh đấu giành quyền lợi của các tập đoàn khác nhau. Thông qua nhà trường, thông qua giáo dục, các tập đoàn giai cấp khác nhau cố gắng truyền bá văn hóa của mình gồm quan niệm giá trị, đặc điểm nhân cách thái độ, lễ tiết, hành vi,…

Ở nước ta không có tình hình này, song các tác động của thị trường với những khía cạnh tiêu cực của nó vào quá trình phát triển giáo dục, quá trình đào tạo cũng làm cho có lúc, có nơi các lý tưởng dân chủ nhân văn của giáo dục bị

méo mó biến dạng.

Sự phát triển giáo dục ngày nay ở mọi quốc gia, trong đó có ở nước ta không phải là điều dễ dàng; phải biết ngăn ngừa các mục tiêu vụ lợi thiển cận, song cũng phải ngăn ngừa sự biệt lập, sự giáo điều, sự mòn sáo trong phương thức hành động.

Quan điểm của Roy Singh chuyên gia giáo dục – nguyên trợ lý Tổng giám

đốc UNESCO vùng Châu Á – Thái Bình Dương được coi như một định hướng có tính nguyên tắc về phát triển giáo dục ngăn được các chiều hướng hữu và tả. Ông nói: “Giáo dục phải nằm ở trung tâm của sự phát triển nhân văn, các mục tiêu của nền giáo dục định hướng tương lai phải được xác định trong quá trình phát triển là một sự nhìn nhận tập thể về xã hội. Giáo dục với tư cách là tri thức phải là một trong các thành tố sáng tạo trong việc hình thành cái nhìn tập thểđó

và cũng là một trong các phương tiện quan trọng để thực hiện chương trình hành

động của con người trong bước đường đi lên vượt ra ngoài bóng tối. Giáo dục có vai trò xúc tác trong mỗi thành tố cũng như trong quá trình phát triển tổng thể”1

Một phần của tài liệu Dự báo phát triển giáo dục (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)