IX. DỰ BÁO MÔ HÌNH PHÁT TRIẾN GIÁO DỤC VIỆT NAM TỚI
1. Mục tiêu giáo dục
Các mục tiêu giáo dục là những định hướng chuẩn mực và kết quả phải đạt tới hay trình độ phát triển nhân cách của học sinh. Trên mọi lĩnh vực khoa học, việc xác định chính xác, đầy đủ các mục tiêu là một vấn đề nan giải bậc nhất. Không có những mục tiêu đó thì cũng không thể có giáo dục.
Hiện nay mục tiêu giáo dục được xem xét từ hai giác độ liên quan chặt chẽ
với nhau: a/ giáo dục vì lợi ích của xã hội; và b/ giáo dục vì lợi ích của mỗi người. Chiến lược phát triển giáo dục cần chú ý tới sự kết hợp đó khi xem xét và thể hiện những nội dung cơ bản.
1.1. Khái niệm và sự phân chia cấp độ mục tiêu
Nói chung mục tiêu thường được quan niệm như cái đích cần đạt tới để
thực hiện nhiệm vụ. Do đó, mục tiêu giáo dục cũng chính là mục tiêu giáo dục của nhà trường. Khái niệm này được dùng để chỉ những gì cần phấn đầu hay phải đạt tới thông qua giáo dục và dạy học, tập trung chủ yếu vào mô hình nhân cách phù hợp với kiến thức trong giai đoạn phát triển xã hội – lịch sử nhất định.
Mục tiêu có nhiều cấp độ khác nhau: a/ Mục tiêu chung của giáo dục – đào tạo; b/ Mục tiêu của bậc học;
c/ Mục tiêu của cấp học; và d/ Mục tiêu của môn học;
1.2. Mục tiêu giáo dục đến năm 2020
Từ nay đến năm 2020, ngành giáo dục phấn đấu đạt các mục tiêu sau đây: “Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi. Phổ biến kiến thức nuôi, dạy trẻ cho các gia đình.
Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010 và trung học phổ thông vào năm 2020. Phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và các cùng khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng lãnh thổ.
Phát triển đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề, đảm bảo có được nhiều nhân tài cho đất nước trong thế kỉ
21.
Nâng cao chất lượng và đảm bảo số lượng giáo viên cho toàn bộ hệ thống giáo dục. Tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các điều kiện dạy học. Phấn đấu sớm có một số cơ sở đại học và trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế”.(1)
1.3. Phân tích và thao tác hóa mục tiêu (2)
Khi nghiên cứu những thành quả trong và ngoài nước, chúng ta có thể thấy nhiều quan niệm và cách thức phân tích mục tiêu khác nhau. Mục tiêu càng
được xác định rõ, cụ thể hóa bao nhiêu thì càng có những khả năng thao tác hóa thuận lợi, chính xác bấy nhiêu. Các công trình nghiên cứu về phân tích và thao tác hóa mục tiêu đã đưa ra một số kết luận định hướng sau đây:
a/ Phải tiến hành đồng thời các bước lựa chọn, mô tả, phân loại và thao tác hóa mục tiêu. Đây là điều kiện tiên quyết, vì có như vậy, việc định hướng thực hiện mới rõ ràng, bao quát, dẫn đến những hành động có hiệu quả thực tế, có thể
nhận xét, đánh giá hay đo được.
b/ Nhìn chung, quá trình đó bao gồm 3 giai đoạn hay 3 pha liên quan tới nhau:
- Chuẩn bị
- Thực hiện - Kiểm tra
Trong “Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010”, mục tiêu chung đến năm 2010 được xác định như sau: “Phát triển về quy mô và nâng cao chất lượng một cách phù hợp, phát huy hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực trước mắt và lâu dài của sự nghiệp CNH-HĐH”, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân; phát huy cao độ nội lực, sử dụng có hiệu quả sự hợp tác quốc tế để tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống GDĐT, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng dạy
(1) Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ướng Khóa VIII, NXB Chính trị
quốc gia 1997, tr. 31-32.
(2) Thao tác hóa là một thuật ngữ phổ biến trong nghiên cứu chương trình giáo dục (Curriculuni), được dùng để chỉ quá trình cụ thể hóa các mục tiêu dạy học thành những kết quả giáo dục cần đạt tới thông qua việc nêu rõ các thao tác cần phải tiến hành và những chỉ số
và quản lí, hình thành một số cơ sở GD-ĐT có uy tín trong khu vực và trên thế
giới, từng bước áp dụng công nghệ thông tin trong GD-ĐT.
Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, có tư duy sáng tạo, tính độc lập và tính tích cực cá nhân, có năng lực thực hành giỏi, yêu nghề nghiệp, làm chủ khoa học kĩ thuật hiện đại, có ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong công nghiệp, ý thức cộng đồng và tinh thần hợp tác, có ý thức bảo vệ môi trường, có nếp sống lành mạnh và sức khỏe tốt”(3)
Dựa trên mục tiêu chung đã nêu, Dự thảo chiến lược phát triển GD-ĐT đến năm 2010 đã xác định các mục tiêu cụ thể cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục đại học, giáo dục không chính quy. Bên cạnh những nội dung cụ
thể, hợp lí, chúng ta có thể thấy cần phải giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu khá cáo, mang tính lí tưởng của mục tiêu chung và một bên là những
điều kiện, khả năng có giới hạn, chưa toàn diện của các mục tiêu riêng trong những phần trình bày ở dưới.
Trong chiến lược và mô hình phát triển giáo dục, mục tiêu tổng quát cần
được cụ thể hóa theo các cấp độ đã nêu ở phần trên. Đặc biệt, phải xác định
được mô hình nhân cách có phân hóa theo từng bậc học, cấp học với một cấu trúc phản ánh các mặt phát triển toàn diện của con người trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm đầu của thế kỉ 21.
1.4. Những mục tiêu của việc chuyển đổi các hệ thống giáo dục
Chúng ta thường nói đến các loại mục tiêu cũng như những mục tiêu gắn với từng mục giáo dục (trí, đức, thể, mĩ) hay môn học (văn, sử, địa, toán, lí, hóa…). Tuy nhiên, bất cứ một mô hình giáo dục nào cũng phải có những mục tiêu cao hơn về chất. Đó cũng chính là những mục tiêu của sự chuyển đổi (Transformation) các hệ thống giáo dục trong những năm đầu của thế kỉ 21.
1/ Giáo dục phổ thông, đại học và trung học chuyên nghiệp phải thích ứng với những thay đổi nhanh chóng trong khoa học và kĩ thuật, trong thế giới nghề
và cuộc sống thường ngày.
2/ Phấn đấu đạt tới trình độ có khả năng hợp tác bình đẳng và cạnh tranh trong phạm vi khu vực và toàn cầu tự bậc học thấp nhất trở lên. Muốn vậy, các mục tiêu đào tạo quốc gia phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế ở những lĩnh vực cơ
3/ Trong đào tạo, ngoài việc hình thành và phát triển các năng lực nhận thức, những kĩ năng vận dụng, nhà trường sẽ coi trọng hơn các xu hướng động cơ, thái độ của cá nhân, hành vi đạo đức và những định hướng giá trị chi phối hành động.
1.5. Học vấn và mục tiêu hóa giáo dục
Học vấn là một khái niệm có nội hàm biến động theo sự phát triển văn hóa, xã hội… Đó không phải là kết quả của sự tiếp thu, sở hữu những điều hiểu biết bất kì, mà là sự hiểu biết cá nhân với chất lượng cao. Cho đến nay, khi điểm lại các công trình nghiên cứu từ những năm 70, ví dụ F. Copei, H. Schiefele, J.H. Flavell, R.S. Siegler, D.D. Richards hay E.E. Weinert, ta có thể rút ra bốn đặc
điểm sau đây:
1/ Học vấn là kết quả của sự tiếp thu những điều hiểu biết phong phú về nội dung vấn đề, mang tính phân hóa và có cơ sở, trái với quan niệm vềđào tạo hình thức. 2/ Học vấn là kết quả của sự tiếp thu những điều hiểu biết tạo động cơ cho hoạt động học tập và bản thân sự tiếp thu đó. 3/ Học vấn là kết quả của sự tiếp thu những điều hiểu biết tạo động cơ cho hoạt động học tập và bản thân sự tiếp thu đó. 4/ Học vấn là kết quả của sự tiếp thu những điều hiểu biết tạo động cơ cho hoạt động học tập và bản thân sự tiếp thu đó.
Về lí luận, học vấn là một phạm trù quan trọng song không thể bị đồng nhất với mục tiêu giáo dục, một khái niệm bao trùm, đa diện hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu phải dẫn đến sự hình thành và phát triển vốn học vấn theo tính thần quan niệm trên đây.
1.6. Các nguyên tắc xác định mục tiêu giáo dục
Mục tiêu phải xuất phát từ vị trí, chức năng và nhiệm vụ ngành giáo dục, bậc học, cấp học.
Việc xác định mục tiêu phải mang tính đồng bộ, nghĩa là cần đồng thời chú ý tới:
a/ Mối liên hệ giữa mục tiêu và nội dung, phương pháp;
b/ Các loại hình giáo dục (công lập, bán công, dân lập, tư thục); c/ Quan điểm và mô hình phát triển toàn diện nhân cách; và d/ Yêu cầu của các môn học.
Mục tiêu cần phản ánh được những yêu cầu của cuộc sống thực tế, nhất là của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương.
Đảm bảo tính khả thi trên cơ sở xem xét đầy đủ những điều kiện cần thiết (như hiệu quả giáo dục tiểu học, quy mô đào tạo, mạng lưới, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất…).
Hệ thống mục tiêu phải được xây dựng trên cơ sở truyền thống văn hóa dân tộc, những tiến bộ của khoa học giáo dục đương đại và phù hợp với xu hướng phát triển nói chung trong vùng và trên thế giới.
Đảm bảo nguyên tắc “mở” (Open objectives) trong khi xác định mục tiêu, theo nghĩa không biến mục tiêu thành những quy định quá cứng nhắc, máy móc, thoát li những điều kiện phong phú, đa dạng, biến động trong xã hội và giáo dục. 1.7. Tính hiệu quả và khả thi của hệ thống mục tiêu giáo dục biểu hiện trước hết ở những điểm sau đây:
1/ Mục tiêu giảng dạy phải trở thành mục tiêu học tập. Nói khác đi, nhà trường là nơi được học hơn là được dạy.
2/ Mọi biểu hiện trong quá trình tiếp nhận phải dẫn đến sự hình thành ở
người học những thái độ, giá trị và kỹ năng phù hợp với chất lượng nhân cách trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa và điều kiện mới.
3/ Giáo dục thực sự góp phần chủ yếu tạo ra một xã hội có hiểu biết và văn hóa, một xã hội học tập.
4/ Giáo dục phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cho sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa ở địa phương cũng như trong toàn quốc.