Phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phần hóa phi kim lớp 10 ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả dạy học phần hóa phi kim lớp 10 thpt bằng hệ thống tình huống có vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực (Trang 27 - 30)

trường ph thông

1.5.1. Mục tiêu điều tra

Để xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề hiệu quả chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về việc sử dụng dạy học nêu vấn đề kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác của một số GV ở các trường THPT với mục tiêu:

- Nắm được thực trạng của việc sử dụng dạy học nêu vấn đề kết hợp với các

phương pháp dạy học tích cực khác ở trường THPT.

- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của các GV khi tiến hành xây dựng và

sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học nêu vấn đề.

1.5.2. Nội dung và phương pháp điều tra

Chúng tôi đã tiến hành điều tra việc dạy học hóa học của một số GV ở các trường THPT bằng các phương pháp sau:

- Phát phiếu điều tra cho 65 GV dạy hóa học ở các trường THPT tỉnh Đồng

Nai, các GV đang học cao học hóa K20, K21 và các GV đang ôn thi cao học tại trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh.

- Trò chuyện với các GV để biết cụ thể hơn về tình hình sử dụng các tình

huống có vấn đề trong dạy học hóa học ở trường THPT.

1.5.3. Kết quảđiều tra

Kết quả điều tra thực trạng về việc sử dụng tình huống có vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực ở trường THPT được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực khi giảng dạy dạng bài về chất và nguyên tố hóa học

Phương pháp dạy học Mức độ sử dụng (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng Nghiên cứu 0 3 77 20 Đàm thoại 80 20 0 0 Sử dụng bài tập 75.4 21.6 3 0 Đóng vai 0 0 3 97

Động não 53.8 41.5 4.7 0

Dạy học nêu vấn đề 7.7 26.2 60 6.1

Thảo luận theo nhóm nhỏ 43.1 38.5 15.4 3

Graph dạy học 6.1 13.9 73.9 6.1

Algorit dạy học 3 7.7 56.9 32.4

Dạy học theo dự án 0 0 81.5 18.5

Qua bảng số liệu chúng tôi rút ra nhận xét là hầu hết các GV rất cố gắng trong việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong các bài lên lớp nói chung và dạng bài về chất và nguyên tố hóa học nói riêng. Một số phương pháp dạy học GV hay sử dụng đó là: pp đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, sử dụng bài tập…. Một số phương pháp dạy học như: Algorit dạy học, Graph dạy học, dạy học dự án GV cũng đã sử dụng nhưng chưa nhiều và thường xuyên trong các bài lên lớp của mình.

Đồng thời qua tổng hợp phiếu điều tra chúng tôi nhận thấy đa phần GV đều nhấn mạnh đến vai trò của dạy học nêu vấn đề trong việc phát huy tính tích cực nhận thức của HS, rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề cho người học, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Tuy nhiên việc vận dụng dạy học nêu vấn đề của các GV chưa được nhiều do còn gặp phải một số khó khăn sau đây.

Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng những khó khăn của GV khi dạy học nêu vấn đề

Khó khăn (mức độ 1: có khó khăn nhưng

không nhiều, mức độ 5: rất khó khăn)

Đồng ý (%)

1 2 3 4 5

Sĩ số lớp đông nên GV khó quản lí 3 12.3 30.8 49.2 4.7

GV mất thời gian chuẩn bị cho tiết học 1.5 4.7 29.2 56.9 7.7

HS chưa tích cực tham gia 4.6 18.5 43 30.9 3

Trình độ nhận thức của HS không đồng đều 10.7 23 30.8 25 23.5

Khó soạn thảo tình huống có vấn đề gây

hứng thú cho HS 15.4 20 32.3 29.3 3

Tốn nhiều thời gian để HS giải quyết vấn

đề dẫn đến cháy GA 7.7 9.2 44.6 33.9 4.6

Qua bảng tổng kết chúng tôi nhận thấy, hầu hết GV đều nhận thức được vai trò quan trọng của dạy học nêu vấn đề trong việc phát huy tính tích cực nhận thức của

HS. Tuy nhiên trong thực tế khi sử dụng dạy học nêu vấn đề thì GV đã gặp phải một số khó khăn nhất định cả chủ quan lẫn khách quan như: khó khăn về thời gian, khâu chuẩn bị, trình độ của HS, sĩ số lớp…Đặc biệt là khó khăn ở khâu chuẩn bị soạn thảo tình huống có vấn đề và tính tích cực tham gia giải quyết vấn đề của HS. Vì trong thực tế có những GV khi thiết kế hệ thống tình huống có vấn đề đã đưa ra cho HS những vấn đề quá khó cho các em để giải quyết, dẫn đến mất thời gian trên lớp hoặc là những vấn đề đưa ra lại quá đơn giản các em có thể trả lời ngay nên chưa phát huy được tác dụng của vấn đề đặt ra. Ngoài ra một số GV còn đưa ra các khó khăn khác như: nội dung các bài học còn dài do vậy cần dạy nhanh để kịp chương trình, khó khăn trong việc sử dụng các phương tiện trực quan để xây dựng tình huống, thiếu tài liệu tham khảo về xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học.

Mặt khác thông qua phiếu điều tra và qua trò chuyện trao đổi với một số GV chúng tôi được biết hầu hết các GV khi xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề đều chủ yếu tham khảo trong SGK rồi từ đó GV tự suy nghĩ và đưa ra. Khi trò chuyện với các GV thì họ mong muốn có được một cơ sở lý luận và hệ thống tình huống có vấn đề để họ có thể tham khảo, sử dụng trong quá trịnh dạy học. Từ đó thôi thúc chúng tôi tìm hiểu và thiết kế hệ thống tình huống có vấn đề của phần hóa phi kim lớp 10 chương trình nâng cao.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả dạy học phần hóa phi kim lớp 10 thpt bằng hệ thống tình huống có vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)