Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức thuộc chương “các định luật bảo toàn” vật lý 10 nâng cao theo mô hình peer instruction (Trang 87)

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm được tiến hành trên học sinh khối 10 nâng cao của trường THPT chuyên Nguyễn Du, Tp. Buơn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.

Đặc điểm của đối tượng thực nghiệm:

- Trường được trang bị khá đầy đủ các thiết bị dạy học để hỗ trợ cho việc dạy học theo mơ hình Peer Instruction: máy chiếu, màn chiếu, máy tính, bộ thiết bị trắc nghiệm.

- Chất lượng học sinh: đa số đều là học sinh khá giỏi cĩ tinh thần ham học và đều học theo chương trình nâng cao. Đây đều khơng phải là lớp chuyên lý, trình độ học tập mơn vật lý của các em khá đồng đều. Các em đã bước đầu làm quen với việc thảo luận nhĩm ở THCS nhưng khơng thường xuyên nên chưa thành thục. Để thực hiện học theo mơ hình PI tốt, GV cần phải bồi dưỡng thêm cho các em kĩ năng thảo luận nhĩm.

3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm 3.2.2.1. Chọn mẫu 3.2.2.1. Chọn mẫu

HS được khảo sát trong quá trình thực nghiệm gồm 70 HS của 2 lớp khối 10 ban nâng cao, gồm:

- Lớp TN: gồm 36 HS của lớp 10 Tốn. - Lớp ĐC: gồm 34 HS của lớp 10 Tốn-tin.

Lớp ĐC và TN đều do cùng một GV (là tác giả của luận văn) giảng dạy.

3.2.2.2. Các bước tiến hành thực nghiệm a.Chuẩn bị

- Xin phép ban giám hiệu nhà trường và tổ bộ mơn triển khai kế hoạch thực nghiệm sư phạm.

- Trao đổi với các GV trong tổ bộ mơn và một số GV cùng mơn ở trường khác về nội dung thực nghiệm sư phạm.

- Bồi dưỡng thêm cho HS lớp TN về kĩ năng thảo luận nhĩm, các em thảo luận với các bạn xung quanh mình, khơng cứng nhắc theo nhĩm cố định.

- Hướng dẫn HS sử dụng thiết bị trắc nghiệm. - Phổ biến cách học mới cho HS:

+ HS đọc trước SGK ở nhà, thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi của GV vào vở.

+ Suy nghĩ, trả lời các câu hỏi, thảo luận với bạn, báo câu trả lời bằng thiết bị trắc nghiệm khi GV yêu cầu.

- GV thơng báo về qui định cộng điểm khuyến khích và hình thức của bài kiểm tra một tiết cuối chương cho lớp TN.

b.Hoạt động trên lớp * Lớp thực nghiệm

Mỗi tiết học, GV thực hiện các bước cơ bản sau: - Mở máy tính, máy chiếu và thiết bị trắc nghiệm.

- Tổ chức HS học tập theo mơ hình Peer Instruction mà ta đã tìm hiểu.

- Sau các câu hỏi kiểm tra việc đọc bài ở nhà, GV lấy bảng thống kê kết quả trả lời của HS nhờ phần mềm ActivInspire. Trong quá trình dạy học, GV ghi chú lại

thái độ của các HS trong quá trình thảo luận để cuối tiết học nhắc nhở các em lơ là thảo luận, tuyên dương các em nhiệt tình.

- Cuối tiết, GV lấy bảng thống kê kết quả trả lời của HS nhờ phần mềm ActivInspire, dặn dị HS việc chuẩn bị bài cho tiết sau, nêu các yêu cầu và câu hỏi định hướng để đọc bài trước.

* Lớp đối chứng

- Tiến hành giảng dạy theo các phương pháp dạy học truyền thống, các tiết dạy tiến hành theo đúng phân phối chương trình.

- Lớp ĐC cũng dùng những câu hỏi như lớp thực nghiệm nhưng để vận dụng, củng cố ở ít phút cuối bài và bài tập về nhà. Lớp ĐC cũng được thơng báo về hình thức của bài kiểm tra như lớp TN.

c.Thực hiện kiểm tra đánh giá

- GV dựa vào số liệu thu thập được sau mỗi câu hỏi để đánh giá sự hiểu bài của học sinh, tác dụng của thảo luận ở lớp TN. Với việc trả lời các câu hỏi trước và sau thảo luận HS cĩ thể tự đánh giá sự nắm bài của bản thân và của bạn xung quanh.

- Thực hiện một bài kiểm tra một tiết cuối chương để đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm, đối chiếu kết quả học tập của lớp TN và lớp ĐC nhằm đánh giá chất lượng của hoạt động dạy học theo tiến trình dạy học đã soạn thảo.

3.3. Diễn tiến của quá trình thực nghiệm sư phạm 3.3.1. Thời gian thực nghiệm 3.3.1. Thời gian thực nghiệm

Từ ngày 07/02/2012 đến ngày 24/02/2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2. Diễn tiến của quá trình thực nghiệm sư phạm

Tác giả đã tiến hành thực nghiệm với năm bài dạy theo mơ hình PI ở lớp 10 Tốn.

* Bài “Định luật bảo tồn động lượng”

Vì GV đã thơng báo là khi trả lời đúng câu hỏi kiểm tra việc đọc trước bài ở nhà thì sẽ được cộng điểm thưởng vào bài kiểm tra nên HS rất hào hứng khi GV tiến hành cho các HS trả lời các câu hỏi này.

GV định nghĩa hệ kín, phân tích ví dụ và nêu sự bảo tồn một số đại lượng vật lý trong hệ kín và vai trị quan trọng của các định luật bảo tồn.

GV trình chiếu Câu 1. GV yêu cầu HS suy nghĩ tự tìm câu trả lời (khơng thảo luận với bạn). Nhưng một số HS chưa quen với tiến trình theo PI nên vẫn cịn thảo luận. Sau thời gian 1 phút suy nghĩ, các HS báo câu trả lời qua thiết bị trắc nghiệm. Lần trả lời này cĩ 59% HS trả lời đúng. GV yêu cầu HS thảo luận lại với bạn. Một số HS biết cách thảo luận và thảo luận nhiệt tình, nhưng một số thì ngồi yên hoặc nhìn nhau cười. GV tiến đến những nhĩm đĩ nhắc nhở và hướng dẫn các em thảo luận. Sau 2 phút, HS báo câu trả lời. Lúc này, 80% HS trả lời đúng. GV giải thích đáp án và chuyển tiếp sang nội dung tiếp theo của bài học.

Nội dung tiếp theo là tìm hiểu về động lượng. Sau khi giảng bài, GV trình chiếu Câu 2. Lần đầu tiên trả lời mà khơng thảo luận cĩ 69% HS trả lời đúng. Sau khi thảo luận cĩ 89% HS trả lời đúng nên GV giải thích lại đáp án và chuyển sang nội dung tiếp theo.

Ở phần Định luật bảo tồn động lượng, câu 3 lần lượt cĩ 60% và 73% HS trả lời đúng trước và sau thảo luận, câu 4 cĩ 77% HS trả lời đúng trước khi thảo luận. Do đĩ, GV chỉ giải thích về đáp án, khơng cần giảng lại về kiến thức mà chuyển sang phần tiếp theo.

Trong phần Xung của lực và dạng khác của định luật II Newton thì diễn tiến cĩ sự khác biệt. Khi trả lời Câu 5 mà chưa thảo luận thì chỉ cĩ 10% HS trả lời đúng. GV phải giảng lại phần Dạng khác của định luật II Newton chậm rãi hơn, giảng kĩ hơn về ý nghĩa của định luật này, lấy ví dụ cụ thể . Sau đĩ HS thảo luận, GV gợi ý thêm và HS trả lời lại Câu 5. Khi này đã cĩ 72% HS trả lời đúng. Ở Câu 6, trước khi thảo luận cĩ 50% HS trả lời đúng, sau khi thảo luận tỉ lệ này là 71%.

Nhận xét:

- Nĩi chung tiến trình đã soạn thảo phù hợp với thực tế dạy học trên lớp về thời gian thực hiện, vừa sức với HS, mức độ các câu hỏi được nâng dần từ dễ đến khĩ. Bước đầu đã phát huy ưu điểm của PI, HS hào hứng vì đa số các thắc mắc của mình đã

được bạn mình giải thích. Việc thảo luận cũng làm lớp học cĩ khơng khí sơi nổi. Một số HS rất nhiệt tình giải thích cho bạn.

- Ở phần Xung của lực và dạng khác của định luật II Newton, khi dạy học theo mơ hình PI đã thể hiện được tác dụng của sự phản hồi kết quả trả lời các câu hỏi của HS đến GV đã giúp GV điều chỉnh tiết dạy của mình. Nếu khơng cĩ sự phản hồi này thì thơng thường GV giảng kiến thức này bằng cách biến đổi tốn học để thành lập cơng thức 𝐹⃗.∆𝑡 =∆𝑝⃗. Khi dạy như thế này, HS cũng khơng cĩ vướng mắc gì vì những biến đổi tốn học rất dễ hiểu, hợp logic. Vì thế GV cũng hài lịng và sẽ kết thúc phần giảng của mình về kiến thức này ở đây. Tuy nhiên, khi tác giả cho HS trả lời câu hỏi khái niệm (Câu 5) về kiến thức này thì tỉ lệ HS trả lời đúng rất thấp (10%). Điều đĩ chứng tỏ HS khơng hiểu bản chất vật lý của cơng thức này. Do đĩ, tác giả đã giảng lại, giải thích một cách định tính cơng thức. Sau đĩ, HS trả lời lại Câu 5 và lúc này tỉ lệ trả lời đúng đã tăng lên rất nhiều.

- Đây là tiết đầu triển khai dạy theo mơ hình PI nên HS cịn một số bỡ ngỡ. Một số em cịn khá lúng túng trong các cơng đoạn và chưa quen thảo luận. Sự tị mị với thiết bị mới cũng làm một số em xao nhãng. Nhưng những điểm này đều cĩ thể khắc phục và cuối tiết HS đã cĩ sự tiến bộ hơn nhiều.

* Bài “Cơng và cơng suất”

Tiến trình dạy học diễn ra bình thường. Sau khi thảo luận đa số các câu hỏi đều cĩ trên 70% HS trả lời đúng nên GV khơng phải giảng lại kiến thức nào.

Câu 1: Trước thảo luận: 51% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 87% HS trả lời đúng. Câu 2: Trước thảo luận: 47% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 85% HS trả lời đúng. Câu 3: Trước thảo luận: 40% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 74% HS trả lời đúng. Câu 4: Trước thảo luận: 60% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 88% HS trả lời đúng. Câu 5: Trước thảo luận: 55% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 85% HS trả lời đúng. GV trao đổi với một số em cịn im lặng trong khi thảo luận để tìm hiểu xem vì sao lại im lặng và khuyến khích các em hoạt động.

Tiến trình soạn thảo phù hợp với thực tế. HS đã quen hơn với cách tiến hành của mơ hình PI nên tiến trình diễn ra nhịp nhàng hơn tiết trước.Các em thảo luận nhiệt tình hơn. Khơng khí lớp rất sơi nổi.

* Bài “Động năng – Định lý động năng”, “Thế năng – Thế năng trọng trường”

Tiến trình dạy học khá phù hợp với thực tế. HS thành thục với tiến trình bài học theo mơ hình PI. Việc thảo luận rất sơi nổi, nổi bật lên một số HS rất nhiệt tình thảo luận, nhiệt tình giảng giải cho bạn. Nhìn chung, GV nhận được sự phản hồi tích cực từ HS.

Việc thảo luận về các câu hỏi khá hiệu quả:

- Bài “Động năng – Định lý động năng”

Câu 1: 82% HS trả lời đúng mà chưa cần thảo luận.

Câu 2: Trước thảo luận: 56% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 74% HS trả lời đúng. Câu 3: Trước thảo luận: 36% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 72% HS trả lời đúng. Câu 4: Trước thảo luận: 50% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 79% HS trả lời đúng. Câu 5: Trước thảo luận: 59% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 80% HS trả lời đúng. Câu 6: Trước thảo luận: 56% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 79% HS trả lời đúng. - Bài “Thế năng – Thế năng trọng trường”

Câu 1: Trước thảo luận: 48% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 85% HS trả lời đúng. Câu 2: Trước thảo luận: 40% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 71% HS trả lời đúng. Câu 3: Trước thảo luận: 38% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 82% HS trả lời đúng. Câu 4: Trước thảo luận: 35% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 78% HS trả lời đúng. Câu 5: 72% HS trả lời đúng mà chưa cần thảo luận.

* Bài “Định luật bảo tồn cơ năng”

HS đã thành thục với tiết học theo mơ hình PI nên thao tác rất nhanh nhẹn. Các em hào hứng thảo luận. Các câu hỏi của bài này khá khĩ nên các em cần nhiều thời gian thảo luận hơn các câu của bài trước (khoảng 3-4 phút).

Câu 1: Trước thảo luận: 30% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 71% HS trả lời đúng. Câu 2: Trước thảo luận: 25% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 56% HS trả lời đúng.

Câu 3: Trước thảo luận: 45% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 76% HS trả lời đúng. Câu 4: Trước thảo luận: 32% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 75% HS trả lời đúng. Ở Câu 1, sau khi thảo luận, GV giảng giải đáp án một cách kĩ lưỡng vì tỉ lệ trả lời đúng vẫn chưa cao lắm. Cịn ở Câu 2, sau thảo luận số HS trả lời đúng vẫn thấp. Theo dõi các em thì thấy các em khá lúng túng khi áp dụng ĐLBT cơ năng mà trong đĩ cơ năng cĩ cả thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi. GV giảng lại về định luật bảo tồn cơ năng áp dụng tổng quát. GV gợi ý thêm về câu hỏi, gợi ý thêm hướng suy luận cho một số nhĩm, trả lời thắc mắc của một số nhĩm. Sau đĩ, các em thảo luận và trả lời lại. Khi này tỉ lệ trả lời đúng đã được 79%. GV giảng giải về đáp án và chuyển sang nội dung tiếp theo của bài học. Ở Câu 3, Câu 4, sau khi thảo luận GV chỉ cần giảng giải lại đáp án.

Nhìn chung, bản thân HS đã thấy được lợi ích của thảo luận nên rất nhiệt tình tham gia. GV đã khơng cần động viên, nhắc nhở nhiều nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.3. HS thay đổi câu trả lời của mình sau khi thảo luận như thế nào?

Ví dụ ta xét Câu 1 trong bài “Định luật bảo tồn cơ năng”

Câu 1: Hai anh em bắt đầu trượt khơng ma sát từ cùng một độ cao trên máng trượt xuống đất. Biết khối lượng của anh bằng hai lần khối lượng của em. So sánh động năng của hai anh em ngay trước khi chạm đất:

A. Động năng của anh lớn gấp hai lần của em. B. Động năng của anh bằng của em.

C. Động năng của anh lớn gấp bốn lần của em. D. Chưa đủ dữ kiện để so sánh.

Biểu đồ 3.1. Sự cải thiện về tỉ lệ trả lời đúng của HS qua thảo luận Câu 1 bài “Định luật bảo tồn cơ năng”

Trước thảo luận: 30% HS trả lời đúng, sau thảo luận: 71% HS trả lời đúng. Trong đĩ, 27% giữ nguyên câu trả lời đúng của mình sau khi thảo luận. Trong khi đĩ chỉ cĩ 3% chuyển từ câu trả lời đúng sang câu sai. Khi khảo sát qua các câu hỏi cịn lại ta cũng thấy rằng phần trăm câu trả lời đúng luơn tăng (khơng cĩ giảm) sau khi thảo luận. Điều này là dễ hiểu, vì thay đổi ý kiến của người làm sai dễ dàng hơn nhiều so với thay đổi ý kiến của người làm đúng nhờ các suy luận đúng đắn. Sự tự tin của HS về câu trả lời của mình cũng được cải thiện rõ rệt (thời gian để bấm câu trả lời của các em nhanh hơn nhiều). Cĩ thể lí giải điều này. Những HS đã cĩ câu trả lời đúng nhưng chưa thực sự tự tin thì sẽ tự tin hơn nhiều nếu khi thảo luận thấy các bạn xung quanh mình cũng trả lời như vậy. Hay sự tự tin của các em sẽ thêm được củng cố khi cĩ được các lập luận rõ ràng để dẫn đến câu trả lời đĩ.

Thêm vào đĩ, HS cĩ thể giảng giải cho bạn mình hiệu quả hơn GV. Bởi vì, các HS trả lời được câu hỏi nhờ hiểu bài vừa học thì cũng nắm được mình vừa vướng mắc ở điều gì với kiến thức đĩ. Vì thế, khi giảng lại bài cho bạn, các em biết mình phải nhấn mạnh điều gì, tập trung vào chỗ nào. Ngồi ra, mỗi HS cĩ một vướng mắc riêng với cùng một kiến thức. GV khơng thể bằng một giải thích của mình mà đáp ứng hết sự thắc mắc của nhiều HS. Chính bạn bè của các em sẽ giảng giải cho các em cặn kẽ và chi tiết hơn. Với các bạn, các em sẽ ít rụt rè, sẽ tự tin để hỏi hơn so với hỏi GV.

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 3.4.1. Đánh giá định tính 3.4.1. Đánh giá định tính

* Hiệu quả của việc dạy học theo mơ hình PI đối với việc phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình học tập 44% 27% 26% 3% Sai sang đúng Đúng sang đúng

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức thuộc chương “các định luật bảo toàn” vật lý 10 nâng cao theo mô hình peer instruction (Trang 87)