Những nhược điểm của mơ hình Peer Instruction

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức thuộc chương “các định luật bảo toàn” vật lý 10 nâng cao theo mô hình peer instruction (Trang 29 - 31)

- Hạn chế về thời gian: cần nhiều thời gian cho thảo luận nhưng mỗi tiết học chỉ cĩ 45 phút.

- Một số HS chưa cĩ tính tự giác, lười suy nghĩ thảo luận.

- Hiệu quả khơng cao nếu việc tổ chức chỉ là hình thức. Khi tổ chức dạy học theo mơ hình PI, nếu GV thiếu kỹ năng tổ chức, quản lý lớp học; HS chưa tự giác, tích cực, chưa cĩ kỹ năng hợp tác; các câu hỏi khơng phù hợp… thì mơ hình PI sẽ khơng cĩ tác dụng như mong đợi.

* Điều kiện để dạy học theo mơ hình PI đạt hiệu quả

- Những câu hỏi để thảo luận hợp lý, đủ khĩ, địi hỏi HS phải suy nghĩ nghiêm túc mới tìm được câu trả lời.

- GV cần hiểu rõ bản chất của phương pháp và thực hiện đúng, tránh chỉ rập khuơn theo hình thức bên ngồi của phương pháp.

- Cần tạo cho HS thĩi quen học tập hợp tác, hình thành các kĩ năng làm việc theo nhĩm, thảo luận.

- Thiết bị dạy học đảm bảo theo yêu cầu của phương pháp.

* So sánh mơ hình Peer Instruction và dạy học truyền thống

Bảng 1.1. So sánh mơ hình Peer Instruction và dạy học truyền thống

Mơ hình Peer Instruction Dạy học truyền thống

- HS được khuyến khích đọc bài trước ở nhà, tiếp xúc với kiến thức lần đầu tiên qua khả năng đọc hiểu.

- GV thực hiện thuyết trình về kiến thức nhưng ngắn gọn, súc tích trong thời gian ngắn. Sau mỗi nội dung kiến thức là phần làm việc của HS. Với mỗi kiến thức HS vừa tiếp nhận vừa được luyện tập, vận dụng ngay nên hiểu sâu và nhớ lâu hơn.

- Tăng cường sự tương tác giữa các HS. HS được thảo luận nhiều. Các câu hỏi định tính làm tăng cường sự suy nghĩ, tư duy của HS và tạo điều kiện để HS nhận ra mình cịn chưa hiểu hay hiểu sai điều gì. Những thắc mắc của mỗi HS ngồi sự giảng giải của GV cĩ thể được giải đáp nhờ bạn bè. Nhờ vậy HS nắm chắc và hiểu sâu kiến thức hơn.

- Khả năng giải các bài tập truyền thống của HS khơng giảm sút mà được tăng cường thêm sự hiểu bản chất vật lý ẩn sau mỗi bài tập.

- Thơng thường HS tiếp xúc lần đầu tiên với kiến thức khi GV giảng bài trên lớp. - GV thực hiện thuyết trình kết hợp hỏi đáp với HS trong suốt buổi học. Phần câu hỏi để HS áp dụng thường để ở cuối bài và thời gian dành cho phần này rất ít. Do đĩ, HS cĩ thể quên mất kiến thức ở đầu bài nên phần vận dụng sẽ ít hiệu quả hơn.

- Trong cả buổi học tương tác của HS chủ yếu là với GV khi GV hỏi đáp. Những thắc mắc của HS chủ yếu là do GV giải thích. Khơng cĩ điều kiện để HS nhận ra mình cịn chưa hiểu hay hiểu sai điều gì nên cĩ thể HS chưa nắm vững kiến thức nhưng cũng khơng cĩ thắc mắc gì.

- Với cách dạy truyền thống HS dễ mắc phải hiểu lầm là học vật lý thì chỉ cần nắm cơng thức, thuần thục các kỹ năng giải bài tập. Do đĩ các em sẽ dễ trở thành các HS chỉ giỏi giải bài tập mà khơng hiểu bản chất vật lý.

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức thuộc chương “các định luật bảo toàn” vật lý 10 nâng cao theo mô hình peer instruction (Trang 29 - 31)