Dung dịch rửa giải

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy – học phần thực hành phân tích hóa lý (Trang 54 - 55)

Qua quá trình khảo sát và tiến hành bài thực hành này nhiều lần, chúng tôi nhận thấy hiệu suất tách Cu2+

sẽ cải thiện hơn nhiều nếu ta thay đổi nồng độ dung dịch glyxerol trong NaOH.

Cụ thể ta tiến hành khảo sát tỷ lệ giữa glyxerol nguyên chất và NaOH 0,1M trong dung dịch rửa giải lần lượt với các tỷ lệ 1 : 4, 1 : 8, 1 : 10, 1 : 12 về thể tích (glyxerol : NaOH). Từ đó ta rút ra được những nhận xét:

• Nếu sử dụng dung dịch rửa giải với tỷ lệ 1 : 4 hay 1 : 8 thì không thể thực hiện quá trình tách sắc ký được do khi đó nồng độ glyxerol trong dung dịch rửa giải sẽ cao, dung dịch sẽ tăng độ nhớt hơn nữa. Như vậy, khi ta cho dung dịch rửa giải lên cột thì tốc độ chảy của glyxerol (ở phần trên cationit) sẽ chậm hơn rất nhiều tốc độ chảy của nước (ở phần dưới cationit), ngay lập tức gây ra hiện tượng cột cationit bị khô, nứt hoàn toàn và quá trình tách sắc ký không thể xảy ra.

• Nếu sử dụng dung dịch rửa giải với tỷ lệ 1 : 12 thì quá trình tách sắc ký vẫn diễn ra được, nhưng hiệu suất tách không cao, tương đương với hiệu suất tách thực hiện theo giáo trình hiện tại.

49

• Nếu sử dụng dung dịch rửa giải với tỷ lệ 1 : 10 thì hiện tượng khô nứt cột cationit chỉ xảy ra một phần và có thể xử lý được. Đặc biệt, hiệu suất tách Cu2+ ở đây có cải thiện hơn so với hiệu suất thực hiện theo quy trình trước (thể tích dung dịch EDTA chuẩn độ là 𝑉� = 4,5 ml, khoảng 45% so với lý thuyết).

Vì thế, chúng tôi đưa ra ý kiến thay đổi dung dịch rửa giải glyxerol trong NaOH với tỷ lệ 1 : 10 về thể tích.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy – học phần thực hành phân tích hóa lý (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)