triển và phẩm chất trái nhãn Tiêu da bò
3.4.3.1. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến đường
kính và chiều cao trái nhãn Tiêu da bò
Đường kính và chiều cao trái nhãn Tiêu da bò của các nghiệm thức trong thí nghiệm không có sự khác biệt qua thống kê giữa các nghiệm thức (bảng 3.3).
Đường kính trái dao động từ 24,98 mm đến 26,86 mm và chiều cao trái dao động từ 23,61 mm đến 24,68 mm.
Như vậy, các nghiệm thức xử lý trong thí nghiệm không làm ảnh hưởng đến đường kính và chiều cao của trái khi thu hoạch và tương đương với nghiệm thức đối chứng chỉ phun nước.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến đường kính và
chiều cao trái
STT Nghiệm thức Đường kính trái (mm) Chiều cao trái (mm)
1 Phun nước (ĐC) 25,78 a 23,82 a 2 NAA 100 mg/l 24,98 a 23,61 a 3 NAA 200 mg/l 25,63 a 24,36 a 4 IAA 100 mg/l 25,86 a 24,68 a 5 IAA 200 mg/l 26,02 a 24,09 a 6 GA3 100 mg/l 25,83 a 23,92 a 7 GA3 200 mg/l 25,90 a 24,13 a cv (%) 5,39 4,22
Trong cùng một cột, các số có cùng mẫu tự không khác biệt nhau ở mức 0,05 qua phép thử Duncan (Phụ lục 7; Phụ lục 8)
Trái được hình thành sau khi xảy ra quá trình thụ phấn, thụ tinh. Hợp tử phát triển thành phôi. Phôi sinh trưởng sẽ là trung tâm sản sinh ra các chất kích thích sinh trưởng có bản chất auxin và gibberellin. Các chất này khuếch tán vào bầu và kích thích sự lớn lên của bầu thành quả (Vũ Văn Vụ, 2008).
Kích thước của trái nhãn lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: dinh dưỡng, nước, khí hậu, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật, … Ngoài ra một số chất kích thích sinh trưởng rất quan trọng như NAA, IAA có tác dụng kích thích sự kéo dài tế bào và đóng vai trò cơ bản trong việc quyết định sự phát triển của trái, gibberellin kích thích sự tăng trưởng trái (Nguyễn Minh Chơn, 2004; Bùi Trang Việt, 2000).
Sự tăng về kích thước khi trái bắt đầu chín là do tăng kích thước các tế bào nhu mô vỏ trái và tích lũy nước và các chất hữu cơ như đường, các hợp chất thơm, akaloid, các sản phẩm của quá trình phân giải vách tế bào, ... (Bùi Trang Việt, 2000).
Sự tăng trưởng kích thước của trái gây ra do sự giãn của các tế bào mà trong đó auxin đóng vai trò điều chỉnh. Nguồn auxin này sản sinh trong hạt. Người ta xác định có một mối tương quan chặt chẽ giữa sự phát triển của hạt và sự sinh trưởng của trái. Kích thước và hình dáng của trái phụ thuộc chặt chẽ với số lượng hạt và sự phân bố của hạt trong trái. Nội nhũ và phôi trong hạt sản sinh ra uaxin, nó sẽ di chuyển ra phía ngoài vỏ kích thích sự phát triển (Nguyễn Minh Chơn, 2005). Nếu hàm lượng auxin sản sinh ra từ hạt nhiều thì trái sinh trưởng nhanh kích thước lớn và ngược lại. Sự vận chuyển của hormone này đến các vùng khác nhau của trái cũng quyết định đến hình dạng của trái. Nếu sự vận chuyển và phân bố đều ở mọi hướng thì trái lớn bình thường, mẫu hình trái đặc trưng cho giống, nhưng nếu sự phân bố đó không đều sẽ gây ra sự sinh trưởng nhanh chậm khác nhau ở các vùng làm cho trái có hình dạng thay đổi (Vũ Văn Vụ, 2008).
Gibberellin cũng được sản sinh ra trong hạt và góp phần diều chỉnh sự sinh trưởng của trái, kích thước và hình dáng của trái như auxin. Vì vậy việc sử dụng gibberellin có thể làm tăng kích thước của trái như sử dụng auxin (Vũ Văn Vụ, 2008).
Trong trái non mới hình thành có chứa nhiều cytokinin. Cytokinin kích thích sự phân chia tế bào. Vì vậy trong giai đoạn sinh trưởng đầu của trái cytokinin có vai trò rất quan trọng. Việc sử dụng cytokinin cũng có thể làm tăng kích thước của trái như auxin và gibberellin (Bùi Trang Việt, 2000).
Ethylene được sản sinh nhiều trong trái vào giai đoạn trái trưởng thành và chín. Tác dụng của ethylene đối kháng với auxin và các chất kích thích sinh trưởng, nó kìm hãm sự sinh trưởng của trái và xúc tiến sự chín của trái (Bùi Trang Việt, 2000).
3.4.3.2. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến đường
kính hạt
Mục tiêu của đề tài là tìm chất điều hòa sinh trưởng thực vật với nồng độ thích hợp để làm giảm kích thước hạt nhãn Tiêu da bò đồng thời làm tăng phẩm chất trái để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường là trái cơm dày hạt nhỏ.
Có sự khác biệt qua thống kê về chỉ tiêu đường kính hạt giữa các nghiệm thức
trong thí nghiệm (bảng 3.4). Nghiệm thức xử lý IAA 200 mg/l có đường kính hạt là nhỏ nhất (13,39 mm) (hình 3.39), tiếp theo là nghiệm thức xử lý IAA 100 mg/l có đường kính 13,91 mm (hình 3.38) đây là chỉ tiêu mong muốn khi tiến hành đề tài. Hai nghiệm thức trên có đường kính hạt nhỏ hơn nghiệm thức đối chứng là nghiệm thức có đường kính hạt lớn nhất (14,98 mm) (hình 3.35). Đường kính hạt của các nghiệm thức còn lại không có sự khác biệt với nghiệm thức đối chứng.
Bảng 3.4.Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến đường kính hạt
của trái nhãn Tiêu da bò
STT Nghiệm thức Đường kính hạt (mm) 1 Phun nước (ĐC) 14,98 c 2 NAA 100 mg/l 14,36 abc 3 NAA 200 mg/l 14,66 bc 4 IAA 100 mg/l 13,91 ab 5 IAA 200 mg/l 13,39 a 6 GA3 100 mg/l 14,67 bc 7 GA3 200 mg/l 14,00 abc cv (%) 3,80
Trong cùng một cột, các số có cùng mẫu tự không khác biệt nhau ở mức 0,05 qua phép thử Duncan (Phụ lục 9)
Xử lý IAA ở các nồng độ 100 mg/l và 200 mg/l đã làm giảm kích thước hạt nhãn Tiêu da bò, điều này chứng tỏ xử lý auxin ngoại sinh làm tăng tỷ lệ auxin/cytokinin trong hạt và làm giảm kích thước hạt. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mai Trần Ngọc Tiếng (1999) tạo trái nhãn “hạt tiêu”: trái nhãn thuộc nhóm Hiển Hoa Bí Tử, nghĩa là hạt giấu kín trong trái, nên phải suy ra rằng lý do của tai nạn chỉ có nguồn nội tại thôi vì ngoại tại nếu có phải tác động qua trung gian của bầu noãn chứ không trực tiếp trên phôi. Thông thường hình thái khác biệt là do các chất điều hòa sinh trưởng điều khiển có thứ tự, các thay đổi đó không hoạt động bình thường hay không tôn trọng tỉ lệ hài hòa của trái thường. Ở giai đoạn phôi, chỉ còn hai chất điều hòa sinh trưởng quan trọng là cytokinin để giúp phân bào và auxin để giúp kéo dài tế bào. Tỉ lệ auxin/cytokinin trong hạt ở giai đoạn mới đậu trái cho tới trái vừa xanh bằng 6, còn tỉ lệ này trong trái hạt tiêu bằng 20. Xử lý auxin cao gấp đôi lượng bình thường trong trái hạt tiêu sẽ tạo trái lép. Chọn thời điểm nào mà tế bào hạt trái nhạy cảm với nồng độ đó thì đạt được trái hạt tiêu.
Hình 3.35. Đường kính hạt
nhãn Tiêu da bò ở nghiệm
thức A: phun nước (ĐC) khi
Hình 3.36. Đường kính hạt nhãn Tiêu da bò ở nghiệm thức B: phun NAA 100 mg/l khi thu hoạch Hình 3.37. Đường kính hạt nhãn Tiêu da bò ở nghiệm thức C: phun NAA 200 mg/l khi thu hoạch Hình 3.38. Đường kính hạt nhãn Tiêu da bò ở nghiệm thức D: phun IAA 100 mg/l
Hình 3.39. Đường kính hạt nhãn Tiêu da bò ở nghiệm thức E: phun IAA 200 mg/l khi thu hoạch Hình 3.40. Đường kính hạt nhãn Tiêu da bò ở nghiệm thức F: phun GA3 100 mg/l khi thu hoạch Hình 3.41. Đường kính hạt nhãn Tiêu da bò ở nghiệm thức G: phun GA3 200 mg/l khi thu hoạch
3.4.3.3. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến độ dày cơm và
tỉ lệ phần ăn được (cơm/trái) của trái
Độ dày cơm và tỷ lệ phần ăn được trong trái có sự khác biệt có ý nghĩa qua thống kê giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm (bảng 3.5).
Nghiệm thức xử lý IAA 200 mg/l có độ dày cơm trái cao nhất (4,524 mm) (hình
3.39) so với đối chứng (3,98 mm) thấp nhất (hình 3.35).
Đường kính và chiều cao trái không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm (bảng 3.3) trong khi đó đường kính hạt của nghiệm thức phun IAA 200 mg/l nhỏ nhất do đó độ dày cơm trái sẽ cao. Như vậy, nghiệm thức phun IAA 200 mg/l đã làm tăng độ dày của cơm trái nhãn Tiêu da bò.
Nghiệm thức IAA 200 mg/l có tỉ lệ cơm/trái (67,20%) cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại và so với tỷ lệ cơm/trái ở đối chứng phun nước (60,20%), sau nghiệm thức IAA 200 mg/l là nghiệm thức IAA 100 mg/l (64,72%) (hình 3.38). Nghiệm thức phun nước có tỷ lệ cơm/trái thấp nhất (60,20 mm) (bảng 3.5).
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến độ dày cơm và tỉ
lệ cơm/trái
STT Nghiệm thức Độ dày cơm (mm) Tỉ lệ cơm/trái (%)
1 Phun nước (ĐC) 3,980 c 60,20 c 2 NAA 100 mg/l 4,179 bc 61,80 bc 3 NAA 200 mg/l 4,173 bc 60,80 bc 4 IAA 100 mg/l 4,277 ab 64,72 ab 5 IAA 200 mg/l 4,524 a 67,20 a 6 GA3 100 mg/l 4,069 bc 60,21 c 7 GA3 200 mg/l 4,261 ab 63,00 abc cv (%) 3,38 3,96
Trong cùng một cột, các số có cùng mẫu tự không khác biệt nhau ở mức 0,05 qua phép thử Duncan (Phụ lục 10; Phụ lục 11)
Do không có sự khác biệt về đường kính và chiều cao trái (bảng 3.3) nên nghiệm thức có độ dày cơm cao sẽ có tỉ lệ cơm/trái cao. Như vậy, nghiệm thức xử lý IAA ở các nồng độ 200 mg/l hoặc 100 mg/l đã làm tăng tỉ lệ cơm/trái trong trái
3.4.3.4. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến hàm lượng các
chất hòa tan trong trái (độ Brix)
Có sự khác biệt có ý nghĩa qua thống kê giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm về hàm lượng các chất hòa tan trong trái (bảng 3.6). Trong đó, nghiệm thức xử lý IAA 100 mg/l và GA3 100 mg/l có độ Brix trong trái thấp hơn so với đối chứng. Các nghiệm thức còn lại có độ Brix tương đương so với đối chứng. Độ Brix cao nhất là ở
hai nghiệm thức xử lý IAA 200 mg/l (21,53%) và GA3 200 mg/l (21,53%).
Bảng 3.6.Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến hàm lượng các
chất hòa tan trong trái (độ Brix)
STT Nghiệm thức Độ Brix (%) 1 Phun nước (ĐC) 21,42 ab 2 NAA 100 mg/l 21,02 abc 3 NAA 200 mg/l 20,81 bc 4 IAA 100 mg/l 20,70 c 5 IAA 200 mg/l 21,53 a 6 GA3 100 mg/l 20,66 c 7 GA3 200 mg/l 21,53 a cv (%) 1,92
Trong cùng một cột, các số có cùng mẫu tự không khác biệt nhau ở mức 0,05 qua phép thử Duncan (Phụ lục 12)
Thời kỳ phát triển nhanh của trái được đặc trưng bởi sự gia tăng những chất rắn không hòa tan chủ yếu là tinh bột và chất khô. Sự tích lũy các chất này đi kèm với sự gia tăng hoạt động của enzyme amylase. Hàm lượng protein, đạm tổng số trong cơm trái cao sau khi đậu trái, sau đó giảm xuống trong giai đoạn trái già gần thu hoạch. Hàm lượng đường tổng số tăng từ lúc trái chín, chất khô tăng trong suốt quá trình phát
triển của trái đến khi gần chín trong khi chất xơ gần như không đổi. Khi trái bắt đầu
chín thì tinh bột giảm nhanh và hàm lượng đường tăng lên (Hoàng Minh Tấn, 2006).
3.4.3.5. Hoạt tính các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong trái sau khi xử lý chất điều hòa sinh trưởng thực vật ngoại sinh
Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm về hoạt tính
các chất điều hòa sinh trưởng thực vật nội sinh trong cơm trái và trong hạt khi thu hoạch qua thống kê (bảng 3.7; 3.8).
Hoạt tính auxin trong cơm trái ở nghiệm thức phun IAA 200 mg/l là cao nhất (1,188 mg/l), thấp nhất ở nghiệm thức phun nước và phun GA3 200 mg/l (bảng 3.7).
Hoạt tính gibberellin trong cơm trái có sự thay đổi không đáng kể ở các nghiệm thức. Hoạt tính gibberellin cao nhất ở nghiệm thức phun GA3 200 mg/l (0,038 mg/l) và thấp nhất ở nghiệm thức phun NAA 100 mg/l (0,009 mg/l) (bảng 3.7).
Hoạt tính cytokinin trong cơm trái cao nhất ở nghiệm thức phun GA3 200 mg/l
(0,183 mg/l) và thấp nhất ở nghiệm thức phun NAA 200 mg/l (0,008 mg/l) (bảng 3.7). Hoạt tính abscisic acid trong cơm trái cao nhất ở nghiệm thức phun IAA 200
mg/l (0,457 mg/l) và thấp nhất ở nghiệm thức phun GA3 ở các nồng độ 200 mg/l và
100 mg/l (0,024 mg/l) (bảng 3.7).
Hoạt tính auxin trong hạt ở các nghiệm thức khi thu hoạch không có sự khác biệt qua thống kê (bảng 3.8).
Hoạt tính gibberellin trong hạt có sự thay đổi không đáng kể ở các nghiệm thức. Hoạt tính gibberellin cao nhất ở nghiệm thức phun IAA 100 mg/l (0,051 mg/l) và thấp nhất ở nghiệm thức phun NAA 200 mg/l (0,005 mg/l) (bảng 3.8).
Hoạt tính cytokinin trong hạt cao nhất ở nghiệm thức phun IAA 200 mg/l (0,673 mg/l) và thấp nhất ở nghiệm thức phun NAA 100 mg/l (0,075 mg/l) (bảng 3.7).
Hoạt tính abscisic acid trong hạt cao nhất ở nghiệm thức phun NAA 200 mg/l
(0,543 mg/l) và thấp nhất ở nghiệm thức phun GA3 ở các nồng độ 200 mg/l (0,029
Bảng 3.7. Hoạt tính các chất điều hòa sinh trưởng thực vật nội sinh trong cơm trái khi thu hoạch
STT Nghiệm thức Hoạt tính (mg/l)
Auxin Gibberellin Cytokinin Abscisic acid
1 Phun nước (ĐC) 0,375 c 0,024 ab 0,187 abc 0,057 a
2 NAA 100 mg/l 0,813 bc 0,009 b 0,075 c 0,171 ab 3 NAA 200 mg/l 0,813 bc 0,035 a 0,008 c 0,343 ab 4 IAA 100 mg/l 1,063 ab 0,014 b 0,147 bc 0,314 ab 5 IAA 200 mg/l 1,188 a 0,035 a 0,327 ab 0,457 b 6 GA3 100 mg/l 0,688 bc 0,037 a 0,183 abc 0,029 a 7 GA3 200 mg/l 0,375 c 0,038 a 0,404 a 0,029 a cv (%) 1,47 2,71 8,53 2,26
Trong cùng một cột, các số có cùng mẫu tự không khác biệt nhau ở mức 0,05 qua phép thử Duncan (Phụ lục 13; Phụ lục 14; Phụ lục 15; Phụ lục 16)
Bảng 3.8.Hoạt tính các chất điều hòa sinh trưởng thực vật nội sinh trong hạt khi thu
hoạch
STT Nghiệm thức Hoạt tính (mg/l)
Auxin Gibberellin Cytokinin Abscisic acid
1 Phun nước (ĐC) 0,063 a 0,022 b 0,344 cb 0,114 a 2 NAA 100 mg/l 0,063 a 0,006 c 0,075 c 0,543 b 3 NAA 200 mg/l 0,125 a 0,005 c 0,096 c 0,314 ab 4 IAA 100 mg/l 0,125 a 0,051 a 0,463 ab 0,286 ab 5 IAA 200 mg/l 0,313 a 0,006 c 0,673 a 0,143 ab 6 GA3 100 mg/l 0,188 a 0,009 bc 0,317 c 0,143 ab 7 GA3 200 mg/l 0,063 a 0,008 bc 0,102 c 0,029 a cv (%) 3,55 2,46 10,25 2,71
Trong cùng một cột, các số có cùng mẫu tự không khác biệt nhau ở mức 0,05 qua phép thử Duncan (Phụ lục 17;Phụ lục 18; Phụ lục 19; Phụ lục 20)
Hoạt tính auxin ở trong cơm trái cao hơn so với trong hạt (bảng 3.7; 3.8). Theo
Mai Trần Ngọc Tiếng (1999) nguồn auxin trong trái do phôi và phôi nhũ cung cấp và
di chuyển đến các thành phần khác nhau của trái.
Hoạt tính auxin trong trái tăng dần đến giai đoạn trái bắt đầu chín và tạo đỉnh ở giai đoạn này. Sau đó auxin giảm dần trong trái ở các giai đoạn sau. Sự tăng hàm lượng auxin trong trái phù hợp với lý thuyết Biale (1978) cho rằng ngoài 2 đỉnh auxin quan trọng ở giai đoạn tăng trưởng trái nhanh và tăng trưởng trái chậm, ở một vài loài còn có đỉnh thứ ba khi phôi hoàn thành sự tăng trưởng, trái bước vào giai đoạn chín. Sự tăng hoạt tính auxin cho thấy auxin có tác dụng nhất định thúc đẩy quá trình chín.
Gibberellin đạt tới đỉnh ở thời điểm đậu trái và giảm dần tới sự chín trái (Bùi Trang Việt, 2000).
Hoạt tính cytokinin trong hạt cao hơn rất nhiều trong cơm trái (bảng 3.7; 3.8). Hạt không sản xuất cytokinin mà chỉ vận chuyển nó cung cấp cytokinin cho sự phát triển trái và sự nảy mầm của hạt sau này. Lượng cytokinin trong mô trái bao quanh hạt có liên hệ với lượng cytokinin từ sự phát triển hạt. Hạt không sản xuất cytokinin, nhưng vận chuyển nó. Do đó, trái cơ nhiều hạt sẽ chứa nhiều cytokinin. Chất này được thấm vào mô trái bao quanh hạt dẫn tới sự phân chia nhiều tế bào hơn và trái lớn hơn (Blumenfeld and Gazit, 1970).
Từ lâu người ta biết rằng trái và hạt đang phát triển là những nguồn giàu các chất điều hoà tăng trưởng thực vật. Nói chung, lúc khởi đầu sự phát triển trái, hàm lượng