Trái trinh sản lớn lên nhưng không có hạt hoặc ít hạt, năng suất cao và phẩm chất
tốt. Nồng độ sử dụng tùy thuộc vào các chất khác nhau và các loài khác nhau. Có thể tạo ra trái không hạt đối với nhiều đối tượng cây trồng như cà chua, nho, cam, quýt, ớt, dưa hấu, dưa chuột, ... Chẳng hạn, phun α - NAA nồng độ 10 - 20 ppm cho cà chua, phun gibberellic acid cho nho hai lần trong thời kỳ ra hoa rộ và hình thành bầu trái với nồng độ 0,01 - 0,02% (100 - 200 ppm) làm tăng kích thước và trọng lượng trái. Phun gibberellic acid cho cây trồng thuộc họ cam, chanh trong giai đoạn nở hoa với nồng độ dung dịch 0,025 - 0,1% làm tăng năng suất và phẩm chất trái (vỏ mỏng, màu đẹp, hàm
lượng vitamin C tăng). Với táo, có thể dùng GA3 nồng độ 400 ppm hoặc phối hợp giữa
GA3(250 ppm) với auxin (10 ppm) (Bùi Trang Việt, 2000).
Để làm giảm kích thước hạt hay sản xuất trái không hạt, Kadman and Gazit (1970) sử dụng 2,4,5 TP (trichlorophenoxypropionic acid) đã ngăn ngừa rụng trái ở mức độ cao. Ngoài ra nó còn làm cho trên 75% trái vải có hạt nhỏ. Tuy nhiên, khi hoa nở, xử lý 2,4,5 TP lần thứ nhất, sau đó phun phối hợp 2,4,5 TP và gibberellic acid thì
50 - 100% trái lớn hơn khi chỉ xử lý một lần trước đó và 90 - 100% trái không có hạt.
Vũ Văn Liết và cs (1997) xử lý Spray - N - Grow (SNG) và bón Bill’s perfect fertilize (BPF) cho cây nhãn nhận thấy: SNG kết hợp BPS có tác dụng làm tăng kích thước trái rõ rệt nhưng khối lượng trái tăng không rõ vì cùi có hàm lượng nước thấp hơn đối chứng, tỷ lệ cùi tăng, tỷ lệ hạt giảm, vỏ trái sáng bóng và năng suất trái tăng trung bình 10,69%.
Theo Mai Trần Ngọc Tiếng (1999), khi khảo sát ảnh hưởng của các chất điều hòa
sinh trưởng thực vật trên giống nhãn Long đã ghi nhận ở giai đoạn vào ngày thứ 15 sau khi hoa nở, phun với 2,4 - D nồng độ 25 ppm, phun Hoagland ½ đều đặn mỗi tuần và tưới đều sẽ tạo được trái nhãn hạt tiêu cơm dày, hạt nhỏ, có trái nhỏ và nguyên trên một cành, lâu rụng.
Để làm tăng kích thước trái nhãn ‘Shixia’, là một giống nhãn nổi tiếng ở Quảng
Đông và Quảng Tây, Trung Quốc, Wang et al.(2005) nhận thấy phun các chất đều hòa
sinh trưởng ở giai đoạn hoa nở không có tác dụng cải thiện kích thước trái nhưng phun BA ở giai đoạn 15 ngày sau khi đậu trái có tác dụng làm tăng kích thước trái, trọng lượng trái, trong khi phun NAA hoặc GA không có hiệu quả. Để giải thích kết quả này tác giả cho rằng xử lý BA có dụng kéo dài thời kỳ phân chia tế bào và làm chậm sự lignin hóa của vỏ quả bì.
Đối với giống nhãn Tiêu da bò, qua thống kê giữa các nghiệm thức ở cả 3 vụ thí nghiệm từ 2001 đến 2004, nghiệm thức bón phân NPK kết hợp phân heo và phun chế phẩm vi sinh EM đã cải thiện được phẩm chất trái, tỷ lệ % cơm/trái (57,99%) cao hơn so với nghiệm thức đối chứng không bón phân hữu cơ (53,76%) (Bùi Thị Mỹ Hồng và cs, 2006).
Theo Bùi Thị Mỹ Hồng và cs (2009), khi xử lý 2,4 - D ở nồng độ 20 ppm hoặc NAA 40 ppm lên bộ lá vào giai đoạn 2 tuần sau khi đậu trái (trái có đường kính 4 - 5 mm) đã làm giảm kích thước hạt trong trái nhãn Xuồng cơm vàng, tỷ lệ cơm/trái đạt 68,87% cao hơn, khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng không xử lý là 62,45% cơm/trái.
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU