Sự phát triển của các thành phần trái

Một phần của tài liệu tìm hiểu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến sự giảm kích thước hạt nhãn tiêu da bò (dimocarpus longan lour ) (Trang 27 - 29)

1.3.2.1. Sự tăng trưởng hạt

Sự phát sinh phôi đi cùng với sự phát triển của hạt. Phôi sống trong hạt nhờ phôi nhũ vì chưa quang hợp được, chỉ một sai lệch nhỏ nào đó trong sự phát triển của phôi nhũ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của phôi. Phôi hoàn toàn hình thành trong trái

thường ở ngày 30, tuy nhiên một số trường hợp phôi không phát triển đầy đủ (do phôi bị trụy hay do điều kiện dinh dưỡng) có thể làm cho trái bị rụng hoặc không đạt kích thước bình thường (Mai Trần Ngọc Tiếng, 1999; Lê Thị Trung, 2003).

Trái nhãn hạt lép không thấy phôi nhũ trong hạt, phôi không nguyên vẹn, không có tử diệp. Ở trái nhãn thường, phôi và phôi nhũ phát triển toàn vẹn, tất cả các thành phẩm bổ dưỡng của phôi nhũ được dồn vào tử diệp nên hạt lớn (Mai Trần Ngọc Tiếng, 1999).

1.3.2.2. Đường cong tăng trưởng trái

Đường cong tăng trưởng trái theo thời gian có dạng chữ S (dạng sigma) bình thường, hay dạng chữ S kép (nho và các trái có nhân trái như xoài, chùm ruột, dừa) với một giai đoạn tăng trưởng chậm xen kẽ giữa giữa hai giai đoạn tăng trưởng nhanh (Crane, 1969; Bùi Trang Việt, 2000).

Kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Mỹ Hồng (2010) khi quan sát trên cây nhãn Xuồng cơm vàng ở hai năm 2006 và 2008 tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho thấy: từ sau khi đậu trái đến khi trái phát triển được 5 tuần, chưa thấy có sự xuất hiện của phần cơm trái. Từ tuần thứ 6, phần cơm trái xuất hiện và tăng nhanh sau đó (trọng lượng tươi và khô). Sự xuất hiện của phần cơm trái kéo theo sự tăng nhanh của trái (trọng lượng tươi và khô, đường kính và chiều cao). Trọng lượng trái (tươi và khô) đạt tối đa ở tuần thứ 13 (22,572 ± 1,217 ở năm 2006 và 22,657 ± 0,964 ở năm 2008). Hạt tăng trưởng chậm trong 3 tuần đầu, sau đó tăng nhanh (trọng lượng tươi và khô) từ tuần thứ tư (trừ phần cơm trái) và đạt tới mức bảo hòa ở tuần 9 trong khi trái (chủ yếu là phần cơm trái) tiếp tục gia tăng cho tới tuần 13 trước khi thu hoạch.

Quan sát sự phát triển trái từ cây trồng trong các vườn trên giống nhãn Xuồng cơm vàng và nhãn Long cho thấy: nếu không rụng, trái tăng trưởng theo đường cong đơn giản hình chữ S, ở giai đoạn đầu, hạt phát triển chậm, sau đó là sự phát triển của phần cơm trái và phát triển rất nhanh (Bùi Thị Mỹ Hồng và cs, 2010; Mai Trần Ngọc Tiếng, 1999).

Một phần của tài liệu tìm hiểu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến sự giảm kích thước hạt nhãn tiêu da bò (dimocarpus longan lour ) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)