8. Đóng góp mới của đề tài
2.2.4. Nguyên nhân thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trong thực
Tóm lại, sự khác biệt về mức độ kỹ năng giải quyết vấn đề giữa các khoa trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng xuất phát từ đặc điểm tâm lý nghề, các khoa xã hội do khả năng ngôn ngữ tốt hơn - ưu thế trong việc vận dụng kỹ năng giao tiếp để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các khoa xã hội lại tập trung nhiều nữ sinh viên hơn, với đặc điểm tâm lý nữ giới như đã phân tích trên cũng là một yếu tố tạo nên mức độ kỹ năng giải quyết vấn đề cao ở các khoa này.
2.2.4. Nguyên nhân thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng
2.2.4.1. Khả năng thực hiện những thao tác liên quan đến kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên
Kết quả thống kê ở bảng 2.25 cho thấy sinh viên tự đánh giá các thao tác liên quan đến kỹ năng giải quyết vấn đề của mình đều ở mức độ khá trở lên (ĐTB đều trên
3.51). Trong đó có năm thao tác có điểm trung bình đều trên 3.7 - ứng với mức khá.
Có thể quan sát số liệu ở bảng 2.25 sau đây:
Bảng 2.25. Tự đánh giá của sinh viên về khả năng thực hiện những thao tác liên quan đến kỹ năng giải quyết vấn đề
Thứ tự Thông tin Mức độ ĐTB - SV ĐTB - GV Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1 Tiếp nhận vấn đề một cách 10 24 134 19.4 88 3.72 3.87
130
bình tĩnh (2.2) (5.3) (29.8) (43.1) (19.6) 2 Xác định thông tin cần biết để
làm rõ vấn đề (4.9) 22 146 (32.4) 20.2 (44.9) 80 (17.8) 80 (17.8) 3.75 3.97 3 Phát hiện ra mâu thuẫn trong
toàn bộ sự việc (0.4) 2 24 (5.3) 170 (37.8) 188 (41.8) 66 (14.7) 3.65 3.42 4 Xác định được nguyên nhân (5.3) 24 (5.3) 24 (35.1) 158 (40.7) 183 (3.6) 61 3.51 3.65 5 Xác định hậu quả nếu vấn đề
không được giải quyết (2.0) 9
44 (9.8) 144 (32.0) 164 (36.4) 89 (19.8) 3.62 3.52 6 Xác định được mục tiêu cần đạt được (1.6) 7 31 (6.9) 106 (23.6) 208 (46.2) 98 (21.8) 3.80 3.87 7 Thu thập thông tin đầy đủ
trước khi giải quyết vấn đề (0.2) 1
33 (7.3) 143 (31.6) 204 (45.3) 70 (15.6) 3.67 3.68 8 Liệt kê nhiều phương án khác
nhau để giải quyết vấn đề (1.3) 6
51 (11.3) 176 (39.1) 147 (32.7) 70 (15.6) 3.50 3.68 9 Phân tích ưu, khuyết điểm và
tính rủi ro của từng phương án (2.7) 12
47 (10.4) 165 (36.7) 149 (33.1) 77 (17.1) 3.52 3.48 10 Lựa chọn phương án tối ưu (2.4) 11 (11.1) 50 (26.0) 117 (43.1) 194 (17.3) 78 3.62 3.58 11 Xây dựng phương án phòng hờ (4.2) 19 (13.8) 62 (37.3) 168 (31.8) 143 (12.9) 58 3.35 3.32 12 Lựa chọn thời điểm thích hợp 11
(2.4) 35 (7.8) 143 (31.8) 167 (37.1) 94 (20.9) 3.66 3.78 13 Lắng nghe ý kiến của người
liên quan đến vấn đề (2.9) 13 42 (9.3) 80 (17.8) 158 (35.1) 157 (34.9) 3.90 3.90 14 Đánh giá kết quả dựa trên mục
tiêu đã đặt ra (2.4) 11 37 (8.2) 112 (24.9) 198 (44.0) 92 (20.4) 3.72 3.78 15 Thực hiện cam kết (2.7) 12 (8.4) 38 (25.1) 113 (35.8) 161 (28.0) 126 3.78 3.94 * ( ): Tỷ lệ phần trăm (%)
- Thao tác “Lắng nghe ý kiến của người liên quan đến vấn đề” với ĐTB tìm
được là 3.90 và có đến 70% sinh viên đánh giá ở mức độ khá và tốt (35.1% khá, 34.9% tốt). Nói khác đi, sinh viên đánh giá khá cao khả năng lắng nghe ý kiến của người liên quan để giải quyết vấn đề. Đây là một dấu hiệu tích cực, bởi thao tác lắng nghe giúp sinh viên đề ra những phương án khác nhau, thu thập thêm nhiều dữ kiện và từ đó
phân tích - lựa chọn phương án giải quyết vấn đề khách quan, hợp lý nhất.
- Xác định mục tiêu cần đạt được là thao tác kế tiếp với ĐTB là 3.80, có đến
64.4% sinh viên đánh giá ở mức độ khá và tốt (42.6% khá, 21.8% tốt). Xác định mục tiêu có vai trò then chốt để sinh viên định hướng đúng cách thức giải quyết vấn đề ở
sinh viên. Xác định mục tiêu đúng, sinh viên sẽ không rơi vào trạng thái rối cũng như
đánh giá được khả năng của mình có đáp ứng được mục tiêu không hoặc cần có sự hỗ trợ từ nguồn lực khác. Khi thực tập sư phạm, không ít tình huống vượt khỏi tầm kiểm
131
soát của các thành viên hay vấn đề họ vấp phải không thuộc trách nhiệm giải quyết thì buộc sinh viên phải tìm đến tổ trưởng, trưởng đoàn hay giáo viên hướng dẫn. Đặc biệt với trưởng đoàn sinh viên, với tư cách là trưởng đoàn nhưng so với quyền hạn của một trưởng đoàn là một giảng viên đại học thì bị thu hẹp khá nhiều. Chính vì vậy, một khi có vấn đề phát sinh họ phải xác định chính xác xem mục tiêu của vấn đề này là gì? Có thuộc quyền hạn cho phép của họ không? Từ đó họ sẽ trực tiếp giải quyết hoặc xin ý kiến từ Ban chỉ đạo thực tập sư phạm trường Đại học sư phạm Tp. HCM.
- Xác định thông tin để làm rõ vấn đề với ĐTB là 3.75, có 35.6% sinh viên chọn
ở mức khá và rất tốt, 44.9% sinh viên đánh giá ở mức trung bình. Đây là một thao tác cũng rất quan trọng, bởi trong một tập thể đoàn thực tập có nhiều cá nhân, tổ nên việc đưa ra ý kiến trái chiều là điều khó tránh khỏi, sự xác định này cần chính xác - khách quan.
- Tiếp nhận vấn đề một cách bình tĩnh với ĐTB là 3.72 và có đến 63.7% sinh
viên đánh giá ở mức khá và tốt (43.1% khá, 19.6% tốt). Thao tác này thể hiện cả hành động kềm chế cảm xúc đã được phân tích ở phần nhận thức về các hành động cụ thể trong quá trình giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, chỉ có 32.0% sinh viên xác định đúng hành động này thuộc vào giai đoạn trước khi giải quyết vấn đề thế nhưng ở đây sinh viên lại tự đánh giá mình thực hiện thao tác này ở mức độ khá. Điều này cho thấy sinh viên chưa nhất quán trong lựa chọn hoặc chính bản thân sinh viên còn khá mơ hồ hay quá chủ quan khi nhìn nhận về thao thác hoặc các hành động cụ thể của bản thân mình khi giải quyết vấn đề.
- Đánh giá kết quả dựa trên mục tiêu đã đặt ra với ĐTB là 3.72, có đến 64.4%
sinh viên đánh giá mức khá và tốt (44.0% khá, 20.4% tốt). Thông thường dưới một góc độ tâm lý chung, con người khi hoàn thành một nhiệm vụ hay công việc đều hay bỏ qua khâu đánh giá, xem xét lại kết quả công việc. Nhưng đánh giá luôn có vai trò quan trọng để cá nhân đút kết kinh nghiệm, hoàn thành tốt hơn công việc vào các giai đoạn tiếp theo. Ở kỹ năng giải quyết vấn đề cũng vậy, đánh giá không chỉ để đút kết kinh nghiệm mà quan trọng hơn cả là để điều chỉnh lại phương án giải quyết nếu mục tiêu vẫn chưa đạt được.
Để tránh trường hợp sinh viên chủ quan trong việc tự đánh giá những thao tác liên quan đến kỹ năng giải quyết vấn đề trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức
132
gửi thẳng, đề tài so sánh tự đánh giá của sinh viên với đánh giá của giáo viên về việc thực hiện các thao tác của sinh viên. Kết quả cho thấy có một sự tương đồng nhất định.
Trong năm thao tác giảng viên đánh giá sinh viên đạt mức độ tốt nhất thì trong đó có
bốn thao tác sinh viên tự đánh giá mình thực hiện tốt nhất: tiếp nhận vấn đề một cách bình tĩnh, xác định thông tin cần biết để làm rõ vấn đề, xác định mục tiêu cần đạt được, lắng nghe ý kiến của người liên quan đến vấn đề. Điều đặc biệt, giảng viên cũng đánh giá các thao tác liên quan đến kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng ở mức độ khá khi các ĐTB đều cao hơn
3.00. Như vậy, khả năng thực hiện các thao tác là một phần quan trọng ảnh hưởng đến
kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng.
2.2.4.2. Những khó khăn của sinh viên khi giải quyết vấn đề trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tám khó khăn mà sinh viên gặp phải khi giải quyết vấn đề trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng thì có bốn khó khăn đạt tỉ lệ trên 50%. Khó khăn lớn nhất mà sinh viên gặp phải là không biết bắt đầu từ đâu để giải quyết vấn đề với tỷ lệ là 64.9%. Điều này thể hiện sự lúng túng của sinh viên khi đối diện với vấn đề. Trong thực nghiệm phát hiện, khi bắt đầu vào giải quyết tình huống đa phần sinh viên đều tỏ vẻ khá lúng túng, điển hình như tình huống sinh viên đang đi giữa hành lang để chuẩn bị lên tiết thì một nhóm học sinh đi phía sau chọc ghẹo, trong đó có một học sinh đã giật tay áo không may làm đứt nút áo dài của giáo sinh. Tình huống được nhóm sắm vai diễn khá đạt nên khi đặt mình vào tình huống đó, sinh viên có nhiệm vụ giải quyết tình huống không biết bắt đầu từ đâu để giải quyết, trong tâm thế ấy sinh viên sau một lúc đứng im - thụ động thì ngay lập tức quát học sinh và yêu cầu các em trở về lớp học. Phỏng vấn sinh viên giải quyết tình
huống này, sinh viên cho biết khó khăn ở nhiều khía cạnh: thứ nhất, đó không phải là
học sinh lớp mình chủ nhiệm với tư cách là giáo sinh mình khó nhắc nhở các em; thứ hai, các em quá bạo dạn làm mình bất ngờ; thứ ba: lúc ấy phân tâm bởi chiếc áo dài
nên càng làm bản thân lúng túng hơn. Tình huống này chứng tỏ, trong nhiều sự tác
133
“giáo sinh” là một rào cản để sinh viên có thể tự tin giải quyết vấn đề, họ không biết
bắt đầu từ đâu là phù hợp nhất.
Bảng 2.26. Những khó khăn của sinh viên khi giải quyết vấn đề trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng
Thứ
tự Thông tin
Có Không
Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ %
1 Không dám đối mặt với vấn đề 140 38.1 310 68.9
2 Không biết bắt đầu từ đâu để giải quyết vấn đề 292 64.9 158 35.1 3 Không biết tìm thông tin liên quan đến vấn đề 173 38.4 277 61.6 4 Không xác định được ai có thể giúp mình 166 36.9 284 63.1 5 Không biết sử dụng kỹ năng giao tiếp hiệu quả
để giải quyết vấn đề 228 50.7 222 49.3
6 Không xác định nguyên nhân thực sự của vấn đề 212 47.1 23.8 52.9 7 Không biết chọn lựa giải pháp tốt nhất 251 55.8 199 44.2 8 Không lường trước được những rủi ro 299 66.4 151 33.6
Đứng thứ hai là khó khăn không lường trước được những rủi ro với 66.4% sinh viên gặp phải khó khăn này. Trong tình huống một của thực nghiệm phát hiện, sinh viên đã giải quyết tình huống hai học sinh đánh lộn trong giờ thi bằng hình thức cảnh cáo trước lớp và đánh đấu bài của cả hai. Tuy nhiên, sau khi giải quyết tình huống, các nhóm thực nghiệm đã phân tích lại cách xử lý vấn đề của bạn và cho rằng sẽ gây ra nhiều rủi ro có thể xảy ra. Thứ nhất, học sinh của cả phòng thi sẽ phân tâm nếu xử lý ngay tại chỗ, cánh cáo trước lớp; thứ hai: chưa xác định được em học sinh nào có lỗi, sẽ oan ức cho một học sinh; thứ ba: đánh dấu bài như thế nào là hợp lý theo quy định của nhà trường. Điều này cho thấy, sinh viên thật sự gặp khó khăn này, muốn cải thiện điều này thì phụ thuộc vào thao tác phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án, phương án nào ít nhược điểm và ít rủi ro nhất sẽ giúp sinh viên giải quyết tốt vấn đề hơn. Chính vì vậy, đứng thứ ba cũng là khó khăn không biết lựa chọn giải pháp tốt nhất với tỷ lệ 55.8%.
Tiếp đến là khó khăn không biết sử dụng kỹ năng giao tiếp hiệu quả để giải quyết vấn đề với tỷ lệ 60.7% sinh viên gặp phải. Điều này khá ngạc nhiên bởi sinh
viên Sư phạm thực hiện công tác giảng dạy, giáo dục thì sẽ có lợi thế về kỹ năng giao
tiếp. Tuy nhiên, khi đặt vào tình huống thực nghiệm, sinh viên bộc lộ sự lúng túng. Tình huống thực nghiệm số ba, nội dung tình huống là giáo viên hướng dẫn giảng dạy
134
góp ý giáo án khác với kiến thức mà bản thân đã được học ở trường Đại học. Sinh viên giải quyết tình huống này không giải quyết được một cách trọn vẹn và bế tắc ngay những lời thuyết phục của giáo viên hướng dẫn, nghĩa là sinh viên hoàn toàn rơi vào trạng thái bị động dù bản thân họ có kiến thức. Sinh viên đã giải quyết tình huống chia
sẻ: “Cảm giác buộc phải tuân theo mà không được đưa ra ý kiến rất khó chịu. Nhưng
để phân tích và thuyết phục người khác không phải dễ”.
Các khó khăn còn lại tuy tỷ lệ sinh viên gặp khó khăn dưới 50% nhưng tỷ lệ dưới này không quá thấp, đều trên 35%, trong đó không xác định được nguyên nhân thực sự của vấn đề với tỷ lệ 47.1% cũng là một khó khăn cần lưu ý, bởi xác định được nguyên nhân sẽ là mấu chốt để giải quyết tốt vấn đề.
Tóm lại, sinh viên gặp khá nhiều khó khăn khi giải quyết vấn đề trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng. Việc tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục khó khăn này là điều thiết yếu để cải thiện khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn.
2.2.4.3. Nguyên nhân những khó khăn của sinh viên khi giải quyết vấn đề trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng
a. Nguyên nhân về mặt tâm lý ở bản thân sinh viên
Bảng 2.27. Một số nguyên nhân về mặt tâm lý ở bản thân sinh viên
Thứ tự Nội dung Thứ tự ưu tiên (%) Vị trí trung bình Thứ hạng 1 2 3 4 5
1 Không tin tưởng vào khả năng giải
quyết vấn đề của bản thân 17.1 9.8 13.8 10.2 6.9 5.00 3
2 Sợ bị giáo viên hướng dẫn đánh giá
không tốt về kết quả thực tập 9.1 12.7 14.2 10.4 9.6 5.01 4
3 Lo lắng bị cô lập khi đề xuất giải
quyết trong đoàn thực tập 4.4 8.0 13.3 10.9 15.8 5.56 6
4 Lo âu vì có thể xử lý không khéo
léo làm vấn đề nghiêm trọng hơn 17.8 13.3 15.6 10.9 8.2 4.43 1
5 Thiếu tự tin, ngại ngùng khi trình
bày phương án giải quyết ra 12.9 9.1 9.8 14.9 9.1 5.03 5
6 Suy nghĩ rằng là giáo sinh nên “thấp
bé” và chẳng giải quyết được gì 3.8 10.0 5.3 8.9 6.7 6.10 7
7 Suy nghĩ rằng đến thực tập là nhờ
135
8 Suy nghĩ rằng thực tập chỉ một
tháng nên im lặng, đồng ý cho qua 5.3 6.2 8.0 5.6 8.0 6.53 10
9
Thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên lúng túng và loay hoay không biết làm sao
16.2 16.9 7.6 10.2 7.3 4.93 2
10
Suy nghĩ rằng không nên làm mất lòng Ban giám hiệu vì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của cả đoàn thực tập
9.6 7.1 5.8 5.1 17.1 6.14 9
Kết quả thống kê ở bảng 2.27 cho thấy, xét về mặt tâm lý nguyên nhân của những khó khăn khi sinh viên giải quyết vấn đề tập trung về những vấn đề e ngại, lo sợ, không tin tưởng vào khả năng giải quyết vấn đề của bản thân. Năm nguyên nhân về mặt tâm lý được sinh viên xác định thứ tự ưu tiên cao nhất như sau:
- Lo âu vì mình có thể xử lý không khéo làm vấn đề nghiêm trọng hơn với 17.8% sinh viên chọn ở vị trí ưu tiên một. Nguyên nhân này bộc lộ sự thiếu tự tin vào
khả năng giải quyết vấn đề của sinh viên. Thực tế cho thấy, không ít tình huống, sinh
viên bị động, im lặng và phụ thuộc vào sự dẫn dắt của giáo viên hướng dẫn và Ban